‘Nợ miễn dịch’ khiến gia tăng số trẻ mắc bệnh sau COVID-19

Thời gian gần đây, số bệnh nhi mắc các bệnh truyền nhiễm gia tăng. Theo các chuyên gia, hậu COVID-19 khiến nhiều trẻ “ nợ miễn dịch” và có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh n.hiễm t.rùng ở t.rẻ e.m.

no mien dich khien gia tang so tre mac benh sau covid 19 e07 6748966

Bệnh nhi chờ khám tại Bệnh viện Nhi trung ương – Ảnh: D.LIỄU

Tại Hội thảo “ Sức khỏe t.rẻ e.m thời kỳ hậu COVID-19 và giải pháp tăng cường miễn dịch bằng dinh đưỡng” ở Đại học Y Hà Nội tổ chức từ ngày 14 đến 15-11, các chuyên gia nhận định hậu COVID-19 khiến nhiều trẻ “nợ miễn dịch”, gây nên tình trạng bệnh nhi gia tăng.

Bệnh nhi gia tăng do “nợ miễn dịch”

Trong thời gian vừa qua, ghi nhận trẻ nhập viện do mắc adenovirus, cúm A, cúm B… gia tăng đáng báo động. Bệnh viện Nhi trung ương ghi nhận hơn 3.130 ca mắc adenovirus từ đầu năm đến nay, trong đó có 9 ca trẻ t.ử v.ong, bao gồm bệnh nhi không có t.iền sử bệnh nền.

Hay mới đây, hơn 700 trẻ tại một huyện ở tỉnh Bắc Kạn phải nghỉ học do mắc cúm B. Điều đáng nói là hiện nhiều dịch bệnh đã diễn biến trở nên phức tạp, không tuân theo mùa, ghi nhận nhiều ca tăng nặng, thời gian mắc bệnh kéo dài.

Điều này được lý giải có nguyên nhân cộng hưởng do “nợ miễn dịch” sau thời gian giãn cách xã hội và giảm tiếp xúc trong đại dịch COVID-19 trước đó.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Diệu Thúy – chủ nhiệm bộ môn nhi, Trường đại học Y Hà Nội – cho biết, nợ miễn dịch là hiện tượng xảy ra do không tiếp xúc với vi khuẩn và vi rút một cách thường xuyên.

Cụ thể ở t.rẻ e.m, miễn dịch tự nhiên được hình thành sau khi tiếp xúc với vi rút và vi khuẩn trong quá trình sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, việc xây dựng khả năng miễn dịch qua tiếp xúc thông thường này bị hạn chế, thậm chí là dừng lại khi COVID-19 bùng phát. Điều này dẫn đến hầu hết các trẻ gặp phải tình trạng nợ miễn dịch hoặc thiếu kích thích miễn dịch do tiếp xúc giảm sút.

Bác sĩ Thúy cho rằng dù mắc COVID-19 có triệu chứng hay không có triệu chứng thì đáp ứng miễn dịch của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Nhiễm COVID-19 còn gây giảm số lượng hoặc chức năng tế bào trình diện kháng nguyên.

“Thậm chí còn gây tăng các cytokine kháng viêm làm tăng các phản ứng viêm quá mức. Đặc biệt tại đường hô hấp, cản trở hấp thụ oxy khiến oxy trong m.áu giảm thấp, đe dọa đến tính mạng của trẻ”, bác sĩ Thúy nhấn mạnh.

Suy giảm miễn dịch do COVID-19 còn gây khó khăn trong đào thải vi rút và chống n.hiễm t.rùng thứ phát. Khi xảy ra n.hiễm t.rùng thứ phát sau nhiễm COVID-19, trẻ còn có nguy cơ bị nặng hơn khoảng 5-15,5%. Như vậy, dù không gây ra triệu chứng, nhưng khi nhiễm COVID-19, vi rút này vẫn có nguy cơ âm thầm gây suy giảm miễn dịch của trẻ trên toàn hệ thống.

Bảo vệ trẻ như thế nào?

Theo bác sĩ Thúy, trong giải pháp tổng thể, dinh dưỡng đóng vai trò “chìa khóa” quan trọng để tăng cường miễn dịch tự nhiên và chủ động của cơ thể, giúp trẻ chiến đấu với nhiều dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Bác sĩ Thúy thông tin thêm các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là kẽm và sắt có vai trò quan trọng trong việc cải thiện miễn dịch cho trẻ. Sắt tham gia vào quá trình sản sinh ra các tế bào miễn dịch Lympho T – giúp chống lại sự tấn công của vi rút, vi khuẩn. Cùng với sắt thì kẽm cũng đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch. Kẽm vừa là thành phần, vừa là xúc tác tăng cường sản xuất ra các yếu tố miễn dịch, từ đó tạo một hệ thống phòng thủ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

“Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam tình trạng t.rẻ e.m thiếu kẽm và sắt còn cao. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2019 – 2020 tỉ lệ t.rẻ e.m thiếu kẽm ở mức trầm trọng lên 60%, cứ 3 trẻ có một trẻ thiếu sắt. Đặc biệt thiếu kẽm thường đi đôi với thiếu sắt và ngược lại”, bác sĩ Thúy chỉ rõ.

Bà Nguyễn Thị Lâm, nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, cũng cho biết việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ là biện pháp quan trọng để nâng cao hệ miễn dịch.

“Cha mẹ cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ qua bữa ăn hằng ngày, đa dạng món ăn và các nhóm chất theo tháp dinh dưỡng. Tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm cho trẻ. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý đến vận động cho trẻ, cho trẻ chơi những môn thể thao phù hợp để tăng cường sức khỏe”, bà Lâm nói.

Hậu COVID-19, người phụ nữ thường xuyên ngửi thấy mùi khét

Sau khi mắc COVID-19, chị T. thường ngửi thấy mùi khét nên đi khám bác sĩ và thực hiện phục hồi chức năng nhưng không hiệu quả.

Chị N.T.N.T. (31 t.uổi) đến khám tại Phòng khám Ngũ quan, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – cơ sở 3 trong tình trạng giảm mùi và thường ngửi thấy mùi khét. Chị mắc COVID-19 cách đây 5 tháng với triệu chứng mất mùi. Khỏi bệnh, khứu giác của chị chỉ đạt khoảng 20% so với trước. Chị tìm đọc thông tin thì thấy vấn đề này sẽ thuyên giảm sớm nên yên tâm.

Tuy nhiên một tháng sau, chị ngửi thấy mùi khét rõ rệt hơn. Chị đi khám bệnh và được điều trị bằng cách tập ngửi mùi suốt 4 tháng nhưng tình trạng bệnh không thay đổi.

Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay cho biết, thời điểm chị T. đến khám, các bác sĩ ghi nhận tình trạng giảm và rối loạn khứu giác nặng hậu COVID-19, ít nước mũi trong loãng, lưỡi nhợt, mạch trầm. Theo Y học cổ truyền, bác sĩ chẩn đoán chị T. bị ách tắc kinh lạc và phế khí hư tổn.

Do nhà xa, đi lại khó khăn nên bác sĩ chọn các liệu pháp điều trị cho chị T gồm: Sử dụng thuốc thảo dược và cấy chỉ. Bài thuốc với các thảo dược giúp khai thông tỵ khiếu kết hợp với các thảo dược giúp bồi bổ phế khí nâng cao chính khí (sức đề kháng).

Đồng thời bác sĩ sử dụng liệu pháp cấy chỉ vào các vị trí huyệt đạo với công dụng khai thông kinh lạc, khai tỵ khiếu và bồi bổ tổng trạng tạo ra các tác dụng lâu dài sau một lần cấy chỉ, người bệnh không cần phải đến châm cứu hằng ngày. Song song với đó, chị T. vẫn tiếp tục tập ngửi mùi.

hau covid 19 nguoi phu nu thuong xuyen ngui thay mui khet 634 6662457

Sau mắc COVID-19 nhiều người không còn khứu giác như xưa. (Ảnh minh hoạ)

Sau một tháng điều trị, chị T. đến tái khám và ghi nhận tình trạng bệnh giảm hơn 70%. Bác sĩ tiếp tục các liệu pháp điều trị một tháng tiếp theo, khứu giác gần như quay về bình thường như trước khi mắc COVID-19.

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay, khi nhiễm COVID-19 rất nhiều người bị mất hoặc giảm mùi trong đợt cấp tính. Đa phần tình trạng này tự thuyên giảm nhưng cũng có trường hợp kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, thậm chí lâu hơn nữa hoặc cũng có thể vĩnh viễn.

Không chỉ mất hoặc giảm mùi, có người còn bị rối loạn mùi, người bệnh thường ngửi thấy mùi khét, mùi thối.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *