GĐXH – “Hối hận là cảm xúc xâm chiếm tôi khi bác sĩ thông báo bệnh tình. Bởi hơn 10 năm nay, mỗi ngày tôi uống 4-5 lon nước ngọt. Lượng nước lọc tôi uống 1 năm chưa đến 20 lít. Nghĩ sức khỏe tốt, tôi không đi khám sức khỏe định kỳ”, anh V. tâm sự.
Lý do người Nhật luôn ăn rau hẹ vào mùa hè, nếu biết ăn theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ
GĐXH – Rau hẹ mặc dù có nhiều giá trị dinh dưỡng song bạn không nên sử dụng quá nhiều một lúc bởi có thể ảnh hường đến đường tiêu hoá.
Vừa qua, các bác sĩ BVĐK Tâm Anh, TPHCM cho biết đã lọc máu cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân nam T.T.V. (35 tuổi, quận 9) sau khi ăn nửa trái xoài.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng khó thở, da sạm đen, huyết áp tăng 145/95 mgHg (bình thường 120/80mmHg). Gia đình cho biết anh bị suy thận mạn giai đoạn 5, lọc máu (chạy thận) định kỳ 3 lần mỗi tuần.
Kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu để đánh giá chức năng lọc của thận ghi nhận định lượng creatinin cao 1066 umol/l, gấp 10 lần bình thường (44-97 umol/l ở nữ, 53-106 umol/l ở nam), kali tăng 7.56 mmol/l (bình thường 3.5-5.1 mmol/l), u rê máu tăng đến 21.4 mmol/l (bình thường 2.76 – 8.07 mmol/l).
Điều trị cho bệnh nhân, BSCKI. Tôn Minh Trí nhận định anh V. suy thận cấp trên nền suy thận mạn giai đoạn 5. Ngay lập tức, người bệnh được dùng thuốc hạ kali máu và chuyển đến khoa Hồi sức cấp cứu (ICU) để lọc máu liên tục. Sau 8 tiếng, người bệnh khỏe, ăn uống bình thường trở lại, được xuất viện và tiếp tục chạy thận định kỳ.
Anh V. được lọc máu tại bệnh viện. Ảnh: BVCC
Theo lời Anh V., cuối năm 2022, anh liên tục đau lưng dù làm việc nhẹ. Nhiều lần anh ăn cơm xong thì bị nôn, nghĩ do trào ngược dạ dày. Đi khám ở nhiều nơi đều chẩn đoán thận bình thường.
Tuy nhiên, đến tháng 3/2023, anh V. phù chân, tay, mặt sưng, nghĩ do tăng cân. Sau đó, anh khó tiểu, bụng phình to, được gia đình đưa đến viện cấp cứu. Bác sĩ xét nghiệm nước tiểu và máu, ghi nhận định lượng creatinin cao gấp 12 lần bình thường, khẳng định suy thận mạn giai đoạn 5, được lọc máu 3 lần mỗi tuần.
Bệnh suy thận và lời khuyên của bác sĩ
“Hối hận là cảm xúc xâm chiếm tôi khi bác sĩ thông báo bệnh tình. Bởi hơn 10 năm nay, mỗi ngày tôi uống 4-5 lon nước ngọt. Lượng nước lọc tôi uống 1 năm chưa đến 20 lít. Nghĩ sức khỏe tốt, tôi không đi khám sức khỏe định kỳ”, anh V. tâm sự.
BS Tôn Minh Trí cho biết, suy thận mạn tính là tình trạng chức năng thận bị suy giảm hoặc ngừng hoạt động, không thể đào thải các chất độc và dịch thừa ra khỏi máu.
Nguyên nhân dẫn đến suy thận mạn là tăng huyết áp, hội chứng thận hư, sỏi thận, viêm cầu thận, biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường… Uống nhiều nước ngọt làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp…
Theo bác sĩ, ỏ giai đoạn đầu, bệnh suy thận mạn tính thường không có triệu chứng rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Đến khi xuất hiện các triệu chứng: sạm da, đau lưng, tiểu ít, phù nề… bệnh đã ở giai đoạn 5, phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để tiếp tục sự sống.
Do đó, bác sĩ Trí khuyên người dân cần thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm máu, nước tiểu để kiểm tra chức năng thận. Với người suy thận, cần uống thuốc, ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh suy thận đang lọc máu cần tuân thủ chế độ ăn uống chặt chẽ.
Cụ thể, người bệnh nên ăn: ớt chuông đỏ, bắp cải, súp lơ, tỏi, hành tây, ức gà…
Tuyệt đối hạn chế ăn trái cây, rau củ nhiều nước và dùng các loại thuốc dân gian, đông y… Điều này sẽ tăng kali khiến người bệnh ngưng tim, dễ tử vong.
Một số loại trái cây nhiều kali cần tránh như xoài chua, trái cây khô, sầu riêng, bưởi, mít, chanh, nước cam, chuối, cà chua, bí đỏ, rau muống…
Loại rau giúp “quét sạch mỡ máu” được bán đầy chợ Việt, nếu thuộc nhóm người này cần đề phòng tác dụng phụ khi ăn
GĐXH – Lá mùi tàu không thích hợp đối với những phụ nữ mang thai, các bệnh nhân bị hen phế quản hoặc là viêm phổi mãn tính…
Ngôi sao Việt kiều Patrik Le Giang và những điều không ai ngờ tới trong sự nghiệp thi đấu ở Việt Nam