Thuốc Remdesivir cần được tiêm đúng liều lượng, thời điểm phát triển của bệnh theo hướng dẫn từ bác sĩ và trong điều kiện chăm sóc, theo dõi ở bệnh viện.
Remdesivir là thuốc kháng virus được Công ty Gilead Sciences (Mỹ) phát triển. Đây là thuốc được sử dụng kháng nhiều loại virus gồm Ebola, SARS, MERS và SARS-CoV-2.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết Cục Quản lý Khám, chữa bệnh sẽ bổ sung thuốc Remdesivir vào phác đồ điều trị bệnh nhân Covid-19. Số thuốc này sẽ được phân bổ cho TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh, thành phố đang có dịch Covid-19. Ngày 5/8, lô thuốc Remdesivir đầu tiên từ Ấn Độ đã được chuyển về TP.HCM.
Hiện nay, thuốc Remdesivir được cấp phép sử dụng để chữa bệnh Covid-19 tại hơn 50 quốc gia trên thế giới, với tên thương mại Veklury.
Ở Mỹ, Veklury được chỉ định điều trị cho bệnh nhân trên 12 t.uổi và nặng trên 40 kg bị mắc Covid-19 phải nhập viện. Thuốc này được khuyến cáo tiêm một liều tải 200 mg vào ngày đầu tiên và 100 mg vào các ngày tiếp theo.
Bài Viết Liên Quan
- 5 căn bệnh đàn ông lo lắng nhất, biết sớm bao nhiêu tốt bấy nhiêu
- Điểm mặt 4 loại quả giúp giảm cân trong mùa đông
- Ăn dưa lưới đúng cách: Những điều cần chú ý để tránh lợi bất cập hại
Ngày 22/10/2020, FDA đã chấp thuận Remdesivir là thuốc điều trị Covid-19 đầu tiên. Ảnh: Reuters.
Đối với bệnh nhân không cần máy thở xâm lấn và/hoặc ECMO, thời gian điều trị được khuyến nghị là 5 ngày. Nếu bệnh nhân không cải thiện lâm sàng, trị liệu có thể được nới rộng thêm 5 ngày, tổng cộng 10 ngày. Đối với bệnh nhân cần máy thở xâm lấn và/hoặc ECMO, thời gian điều trị khuyến nghị là 10 ngày.
Các tác dụng phụ của Remdesivir có thể bao gồm tụt huyết áp, buồn nôn, ói mửa, nóng sốt, run. Ngoài ra, tình trạng tăng nồng độ men gan (transaminase elevation) cũng đã được nghi nhận ở mức độ thấp hoặc vừa và có thể cải thiện khi ngưng thuốc.
Veklury chống chỉ định với những người quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc. Thuốc cần được tiêm đúng liều lượng, thời điểm phát triển của bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ và trong điều kiện chăm sóc, theo dõi ở bệnh viện. Do đó, người dân tuyệt đối không tự ý tìm mua và sử dụng tại nhà.
TS.DS Phạm Đức Hùng. Ảnh: DSCC.
Việc tự ý sử dụng thuốc này không hợp lý có thể dẫn đến:
– Không hiệu quả khi tiêm
– Lờn thuốc: Sử dụng liều lượng không đủ sẽ không giúp ích cho việc chữa trị, sẽ tạo ra virus kháng thuốc thậm chí là biến chủng mới.
– Sử dụng liều cao hơn chỉ định sẽ dẫn đến tác dụng phụ và độc tính như độc tính tim, giảm kali m.áu, nhức đầu dữ dội và nôn mửa liên tục.
Remdesivir là chất tương tự Nucleotide (Nucleotide Analog), một trong những dạng thuốc kháng virus lâu đời nhất, được chỉ định theo đường tiêm tĩnh mạch. Chúng có khả năng ngăn chặn sự sinh sôi của virus bằng cách không cho RNA polymerase hoạt động. Điều này khiến virus không thể nhân bản trong cơ thể vật chủ.
Những dữ liệu lâm sàng ban đầu cho thấy thuốc này cải thiện tốc độ hồi phục ở những bệnh nhân mắc Covid-19 nặng. Ngày 22/10/2020, FDA đã chấp thuận Remdesivir là thuốc điều trị Covid-19 đầu tiên.
Bài viết do TS.DS Phạm Đức Hùng (từng thực tập ở Đại học Harvard, Mỹ; tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Leuven, Vương quốc Bỉ) và TS. Nguyễn Thị Thanh Vân (chuyên ngành Công nghệ sinh học, làm việc tại Đại học Uppsala, Thụy Điển) cung cấp thông tin.
Bộ Y tế đưa thuốc Remdesivir vào phác đồ điều trị bệnh nhân COVID-19
Sau khi được đưa vào phác đồ điều trị, thuốc Remdesivir sẽ được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam.
Tối 6/8, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, sau khi họp Hội đồng chuyên môn, Bộ Y tế đã quyết định đưa thuốc Remdesivir vào phác đồ điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Khuê cũng cho rằng, Remdesivir là thuốc mới, sử dụng trong hỗ trợ điều trị, không phải thuốc đặc trị nên việc sử dụng phải được bác sĩ chỉ định.
Theo đó, khi sử dụng, liều lượng và cách sử dụng đều phải tuân thủ theo quy định, hướng dẫn của nhà sản xuất và bác sĩ. Mặt khác, trong quá trình điều trị, các cơ sở y tế cũng cần theo dõi chặt chẽ chất lượng, hiệu quả của thuốc.
Vị Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh cũng khẳng định, do Remdesivir đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt điều trị cho bệnh nhân COVID-19 từ ngày 22/10/2020 nên thuốc sẽ không phải thử nghiệm lâm sàng mà được đưa vào điều trị ngay cho người bệnh.
“Toàn bộ lô thuốc kháng virus Remdesivir điều trị COVID-19 về Việt Nam sẽ được chuyển cho các cơ sở y tế ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam sử dụng hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân COVID-19 ở thể trung bình và nặng”, ông Khuê nói.
Trước đó, lô thuốc Remdesivir điều trị COVID-19 đầu tiên do Vingroup nhập khẩu đã về đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM).
Với khả năng rút ngắn thời gian hồi phục và giảm mạnh tỷ lệ t.ử v.ong ở bệnh nhân diễn tiến nặng, Remdesivir đã được 50 quốc gia như Mỹ, EU, Úc, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ… đưa vào phác đồ điều trị từ tháng 5/2020, và là một trong những loại thuốc đặc trị khó tiếp cận hàng đầu thế giới.