GĐXH – Rau hẹ mặc dù có nhiều giá trị dinh dưỡng song bạn không nên sử dụng quá nhiều một lúc bởi có thể ảnh hường đến đường tiêu hoá.
Loại rau giúp “quét sạch mỡ máu” được bán đầy chợ Việt, nếu thuộc nhóm người này cần đề phòng tác dụng phụ khi ăn
GĐXH – Lá mùi tàu không thích hợp đối với những phụ nữ mang thai, các bệnh nhân bị hen phế quản hoặc là viêm phổi mãn tính…
Rau hẹ có ưu điểm là rất dễ trồng và ít phải chăm sóc. Theo kinh nghiệm, bạn chỉ cần gieo hoặc trồng bằng cây con một lần, là có thể thu hoạch nhiều lứa, nhiều năm. Cây phát triển tốt quanh năm, vừa có thể làm rau ăn, vừa có thể dùng làm thuốc những khi cần thiết.
Theo y học hiện đại, rau hẹ sở hữu giá trị dinh dưỡng ca. Trong đó, bao gồm: protein, chất chống oxy hóa, chất xơ, các loại vitamin, các khoáng chất (magie, canxi, photpho,…), các loại đường (fructose, glucose, lactose, sucrose) đồng thời chứa ít calo.
Cụ thể, cứ 1kg loại rau này có chứa từ 5-10g chất đạm, từ 5-30g đường, cùng với đó là nhiều vitamin A, vitamin C, chất xơ, canxi, photpho,… Với thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể, lá hẹ có nhiều tác dụng.
Ảnh minh họa
Theo Đông y, cây rau hẹ có tác dụng làm thuốc cụ thể, lá hẹ để sống có tính nhiệt, nấu chín thì ôn, vị cay. Có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Thường dùng chữa ngực đau tức, nấc, ngã chấn thương, các chứng ngứa,…
Thực tế, người Nhật luôn ưa chuộng và xem lá hẹ là loại rau lành mạnh. Chính vì thế rau hẹ thường xuyên xuất hiện trong các món như món ăn. Ví dụ thay vì dùng hành lá người Nhật dùng lá hẹ vào các món trứng chiên, thịt xào hoặc ăn chung với đậu phụ. Họ sử dụng loại rau gia vị này quanh năm, nhất là vào mùa hè để phòng bệnh.
7 công dụng tuyệt vời của rau hẹ với sức khỏe
Giải độc cơ thể
Lá hẹ có đặc tính lợi tiểu, kháng khuẩn cùng khả năng loại bỏ các gốc tự do, hỗ trợ quá trình loại bỏ các độc tố dư thừa ra bên ngoài cơ thể. Từ đó, ngăn các chất độc này làm ảnh hưởng đến sự hoạt động hiệu quả của những cơ quan trong cơ thể, nhất là gan.
Giúp kháng viêm
Nhờ sự hiện diện của allicin với khả năng diệt khuẩn, kháng viêm rất tốt, tiêu thụ hẹ sẽ giúp vết thương nhanh lành hơn, nhất là ở các vết thương ngoài da.
Hỗ trợ hoạt động tiêu hóa
Hẹ giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hoá của cơ thể, hạn chế tình trạng đầy bụng, khó tiêu, triệu chứng táo bón. Bên cạnh đó, lá hẹ còn hỗ trợ loại bỏ nhiều loại vi khuẩn có hại đối với hệ tiêu hóa. Đồng thời, giúp đường ruột được tăng cường khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ các thực phẩm được tiêu thụ một cách tốt nhất.
Ảnh minh họa
Giúp tăng cường miễn dịch
Ăn lá hẹ còn giúp bạn bổ sung một lượng đáng kể vitamin C với lợi ích trong việc tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch. Thông qua đó, cơ thể luôn khỏe mạnh, sẵn sàng chống lại và tiêu diệt vi rút, vi khuẩn khi chúng xâm nhập và tấn công vào cơ thể.
Giúp ngủ ngon hơn
Trong hàm lượng dinh dưỡng của lá hẹ có sự xuất hiện của choline với một lượng nhỏ. Đây là một dưỡng chất có lợi khi tác dụng trong việc duy trì cấu trúc của màng tế bào.
Đi kèm với đó, nó còn có lợi cho việc cải thiện tâm trạng, chất lượng giấc ngủ cũng như kiểm soát cơ bắp cùng những chức năng khác được não và hệ thần kinh đảm nhiệm.
Hỗ trợ tim mạch
Các loại hợp chất hữu cơ là allicin, quercetin có trong thành phần của lá hẹ có tầm quan trọng với việc giảm mức độ cholesterol xấu trong cơ thể. Từ đó, giúp các thành mạch luôn khỏe mạnh để có thể thực hiện bơm máu tốt cho tim, giúp ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch, hạn chế nguy cơ đột quỵ và đau tim.
Giúp cải thiện trí nhớ
Trong lá hẹ có cả thành phần choline và folate. Đây đều là các dưỡng chất cần thiết giúp cải thiện chức năng não bộ. Do đó, bổ sung lá hẹ vào thực đơn ăn uống một cách khoa học cũng giúp cải thiện tình trạng mất trí nhớ ở người cao tuổi.
Ảnh minh họa
Cách ăn lá hẹ tốt nhất cho sức khoẻ?
Mặc dù có nhiều giá trị dinh dưỡng song bạn không nên sử dụng lá hẹ quá nhiều một lúc bởi có thể ảnh hường đến đường tiêu hoá. Tốt nhất là nên ăn kiểm soát ở mức 100-200g/bữa.
Lưu ý khi chế biến lá hẹ cần cắt nhỏ và xào lửa to, thao tác thật nhanh. Xào quá lâu sẽ khiến hẹ bị nát, không ngon, đồng thời khiến chất sulfide trong hẹ bị biến chất.
Ngoài ra, bạn nên tránh ăn nó cùng với một số loại thực phẩm như thịt trâu, thịt bò hay mật ong để hạn chế tác động không tốt đến sức khỏe.
Để tránh bị ngộ độc, khi đã chế biến thức ăn từ lá hẹ thì nên dùng hết trong ngày, đừng ăn nếu đã để qua đêm.
Loại rau có công dụng tốt cho xương khớp, ngừa cảm cúm, giá rẻ bèo nhưng 3 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn
GĐXH – Sau khi ăn lá lốt nếu cảm thấy có các biểu hiện như là táo bón, lưỡi khô, khát nước, rối loạn tiêu hóa… thì cần dừng ngay.
Dưỡng chất tăng cường miễn dịch ngày giao mùa