Cứ 500 bé chào đời thì có 1 em dị tật khe hở môi – vòm miệng

Trước đây, việc điều trị cho trẻ dị tật khe hở môi – vòm miệng chủ yếu tập trung vào phẫu thuật đóng khe hở.

Còn hiện nay đã có những tiến bộ trong điều trị, đó là điều trị toàn diện cho trẻ từ sơ sinh đến trưởng thành.

Hôm nay (13.11), Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương TP.HCM tổ chức hội nghị quốc tế “Điều trị toàn diện khe hở môi – vòm miệng và dị tật sọ mặt” lần 3. Hội nghị có sự tham dự của các chuyên gia đầu ngành trên thế giới và trong nước; với 30 báo cáo tham luận về: Phẫu thuật tạo hình; Chỉnh hình răng mặt; Ngữ âm trị liệu; Dinh dưỡng chăm sóc…

Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Trung Chánh, Giám đốc Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương TP.HCM, cho biết: Dị tật khe hở môi – vòm miệng khá phổ biến ở châu Á. Theo thống kê tại Việt Nam, bình quân cứ 500 em bé chào đời thì có 1 trường hợp bị dị tật khe hở môi – vòm miệng.

cu 500 be chao doi thi co 1 em di tat khe ho moi vom mieng 5d1 6744157

Các bác sĩ Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương TP.HCM trong một ca phẫu thuật điều trị cho trẻ dị tật khe hở môi – vòm miệng. Ảnh K.V

Trước đây, việc điều trị cho trẻ dị tật khe hở môi – vòm miệng chủ yếu tập trung vào phẫu thuật đóng khe hở. Còn hiện nay đã có những tiến bộ trong điều trị, đó là điều trị toàn diện cho trẻ bị dị tật này từ sơ sinh đến t.uổi trưởng thành.

Từ năm 2018, với sự hỗ trợ của các Trường ĐH British Columbia, Bệnh viện Nhi đồng BC – BC Children’s (Canada), và sự cho phép của Bộ Y tế, Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương TP.HCM thành lập Trung tâm điều trị toàn diện khe hở môi – vòm miệng đầu tiên tại Việt Nam.

Điều trị toàn diện khe hở môi – vòm miệng như thế nào?

Trong 4 năm qua, Trung tâm điều trị toàn diện khe hở môi – vòm miệng của Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương TP.HCM đã khám, tư vấn, điều trị cho hơn 12.000 lượt bệnh nhân theo quy trình toàn diện với sự phối hợp của nhiều chuyên khoa.

Quy trình điều trị toàn diện cho trẻ dị tật khe hở môi – vòm miệng bao gồm: tư vấn t.iền sinh sản, dinh dưỡng, ngữ âm trị liệu, điều trị nha khoa tổng quát, chỉnh hình răng, phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ.

Hiện nay trung tâm đang chuyển giao quy trình điều trị toàn diện khe hở môi – vòm miệng cho bệnh viện tuyến tỉnh.

Tại hội nghị, đại diện Bộ Y tế cho biết, Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương TP.HCM được giao nhiệm vụ chỉ đạo tuyến, chuyển giao chuyên môn lĩnh vực răng hàm mặt cho 32 tỉnh thành phía nam. Bệnh viện đã triển khai nhiều kỹ thuật mới đầu tiên; đồng thời qua hợp tác quốc tế, bệnh viện đã tiếp nhận chuyển giao những kỹ thuật khó, sau đó chuyển giao lại cho bệnh viện trong nước về lĩnh vực răng hàm mặt.

Tại hội nghị quốc tế “Điều trị toàn diện khe hở môi – vòm miệng và dị tật sọ mặt” lần 3 này, lần đầu tiên ở châu Á thực hiện đào tạo mô phỏng bằng kỹ thuật in 3D. Chương trình mô phỏng này được phát minh ở Canada, bởi tiến sĩ Dale Podosky, nhằm cung cấp một nền tảng t.iền lâm sàng để thực hiện các quy trình phẫu thuật – nhằm tích lũy kinh nghiệm trước khi thực hiện trên bệnh nhân để đảm bảo an toàn, đạt chất lượng điều trị.

Cậu bé dị tật 14 t.uổi bán nước sâm nuôi mẹ và những người ‘thầm lặng’ phía sau

Dân mạng xúc động chia sẻ nghị lực của cậu bé khiếm khuyết 14 t.uổi bán nước sâm ở TP.HCM nuôi mẹ.

Nhưng ít ai biết rằng, sau câu chuyện của hai mẹ con còn có những con người “thầm lặng” góp sức.

Người mẹ thức tỉnh từ tình yêu của con

Đúng 12 giờ trưa, em Nguyễn Gia Bảo Quân bị dị tật chân, để đầu trần chạy tới lui mời người dừng đèn đỏ mua nước sâm ngay ở ngã tư Trần Hưng Đạo – Nguyễn Thái Học (Q.1, TP.HCM). Giọng ú ớ, Quân phát âm không rõ nhưng thật thà kể hoàn cảnh: “Mẹ vừa mổ viêm ruột chưa tròn 1 tháng nên em không để mẹ đứng bán cùng. Trước đó, mẹ em đi làm phụ quán sinh tố, trước đó nữa, mẹ vừa đi cai nghiện 15 tháng về…”.

cau be di tat 14 tuoi ban nuoc sam nuoi me va nhung nguoi tham lang phia sau 765 6658742

Bán nước được bao nhiêu t.iền Quân đều mang hết về đưa cho mẹ

Tôi tìm đến phòng trọ bề ngang chưa tới 2m của hai mẹ con ở khu phố Tây gần đó, chị Nguyễn Thị Thủy Tiên (48 t.uổi, mẹ em Quân) ốm nhom cho biết vừa giảm 10 kg sau mổ. Chị Tiên thẳng thắn kể về quá khứ. Năm 2018, chồng mất vì đau tim, không thuận thảo với gia đình chồng, chị cùng con đi ở thuê nay đây mai đó. Cuối 2019, chị đưa con đến chung sống với một người đàn ông khác cũng ở phố Tây. Cuối năm 2020, cả hai test dương tính nên bị đưa đi cai nghiện.

“Những ngày tháng trong trại cai nghiện, tôi nhớ con da diết, không hiểu rằng sao trước đó mình lại có thể để con chứng kiến cảnh mẹ chơi đá, dễ dàng nổi nóng đến như vậy. Vô trại, tôi được cho làm việc giống như công nhân, lâu lâu được gọi về cho con. Tôi chỉ ao ước được làm lại cuộc đời, sống cạnh con chứ không còn thiết tha gì nữa”, chị kể.

Cũng khi trong trại, nghe người nhận nuôi kể con trai chới với, cậu bé 14 t.uổi tự bơi giữa dòng đời, rồi nhận từng đồng t.iền con đi nhặt ve chai gom góp gửi vào, chị Tiên nói chính tình yêu thương của con làm mình thức tỉnh. Ông Nguyễn Hiền Triết (64 t.uổi, bảo vệ làm gần đó) kể, ông nhiều lần chứng kiến cậu bé bảo mẹ đi về nghỉ mỗi lần thấy mẹ ra định bán cùng.

“Dù không đi học, nhưng nó rất ngoan, nói chuyện lễ phép, dạ thưa “, ông Triết nhận xét. Cuối tháng 1.2022, người mẹ trở với con rồi bắt đầu đi tìm việc rửa chén, rửa ly, phụ quán sinh tố. Chị bắt đầu lại từ con số 0 với cậu con trai mạnh mẽ, hiếu thảo.

cau be di tat 14 tuoi ban nuoc sam nuoi me va nhung nguoi tham lang phia sau 817 6658742

Chị Kim (trái) đến nhà thăm, tặng quà giúp mẹ con Quân

Những người hào sảng

PV chứng kiến nhiều người mua nước sâm lì xì thêm cho em. Cậu bé cúi đầu cảm ơn, mang hết về đưa mẹ để mẹ đi tái khám, đóng t.iền trọ. Trong đó có chị Kim (ngụ Q.11) mang 1 thùng mì, 1 gói bánh và 1 bì thư đến tận nhà trọ trao cho hai mẹ con và nói: “Tôi khâm phục nghị lực của bé nên muốn chia sẻ đôi chút”.

Bà Hoàng Phi Yến (65 t.uổi, ngụ Q.1) chứng kiến Quân chơi vơi khi không còn ai thân thích khi mẹ đi cai nghiện nên cho em mượn ghế bố ngủ trước nhà. Trời mưa, bà gọi Quân vào nhà ngủ, rồi nhận làm cháu nuôi. Hồi Quân bị nhiễm Covid-19, bà tự chạy xe đưa Quân đi cấp cứu kèm cái điện thoại, dặn em muốn nói gì thì gọi để bà dịch cho bác sĩ nghe. Tới khi chị Tiên được ra trại, chính bà cũng lọc cọc chạy xe đi rước. Người xung quanh thì vẫn nói bà rảnh quá nên đi lo người dưng. “Chắc kiếp trước có nợ với nó mà trả chưa xong”, bà lý giải.

cau be di tat 14 tuoi ban nuoc sam nuoi me va nhung nguoi tham lang phia sau 08f 6658742

Tháng 6.2022, chị Tiên viêm ruột nặng, đi viện mổ cũng một tay bà Yến chạy đôn chạy đáo mượn t.iền hàng xóm đóng viện phí. Để Quân có thể phụ mẹ k.iếm t.iền, bà cũng nói con gái nấu nước sâm cho Quân đi bán. “Ngày nào trước khi đi bán nó cũng ghé nhà đốt nén nhang cho chồng tôi, biết ổng thích ăn chè nó mua luôn chén chè để cúng. Nó thiệt thà, có tấm lòng vậy, bảo sao mà không thương được”, bà Yến chia sẻ.

Bà Đoàn Thị Huế (51 t.uổi, chủ nhà trọ) cho hay, biết chị Tiên đi cai nghiện về, nhưng nhìn bé Quân thấy thương nên bà đồng ý cho hai mẹ con thuê trọ. Bà cảm nhận được quyết tâm của hai mẹ con. Lúc chị Tiên đau ốm, bà cũng không lấy t.iền trọ, thường nấu ăn mang lên phòng cho chị. Theo xác minh của Thanh Niên, chị Tiên cùng con trai khai báo thuê nhà tại một con hẻm thuộc P.Phạm Ngũ Lão, Q.1 từ tháng 7.2022. Địa phương cũng chưa ghi nhận phản ánh nào của hàng xóm liên quan đến gia đình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *