Trẻ dụi mắt liên tục có thể chỉ là khô mắt nhưng cũng có trường hợp do viêm nhiễm gây ra.
Mẹ cần sớm phát hiện để xử lý đúng cách, đảm bảo sức khỏe đôi mắt của trẻ.
Trẻ dụi mắt do lông mi mọc ngược
Trong tình huống bình thường, lông mi ở mí trên của mắt sẽ phát triển theo hướng lên trên và ra bên ngoài, còn lông mi ở mí dưới mọc hướng xuống ra phía ngoài, với vai trò hỗ trợ ngăn cản những kích thích từ bên ngoài đối với mắt.
Tuy nhiên, một số trường hợp do hướng mọc của lông mi bị ngược lại với thông thường, khiến cho những sợi lông cứng này tiếp xúc hoặc “đ.âm” vào nhãn cầu, gây ra hiện tượng trẻ dụi mắt liên tục vì khó chịu, đau đớn.
Bài Viết Liên Quan
- Bất ngờ khi ăn vỏ chanh dây lại giảm cân, giảm mỡ thần kỳ
- Khi hệ tim mạch bị suy giảm chức năng…
- 7 sai lầm khi sử dụng tỏi gây ảnh hưởng sức khỏe
Nếu mẹ không kịp thời phát hiện và đưa trẻ đến bệnh viện xử lý sẽ l.àm t.ình trạng này nghiêm trọng hơn. Trẻ không những dụi mắt không ngừng mà còn sinh ra tật nheo mắt hoặc dẫn đến viêm giác mạc, ảnh hưởng thị lực của trẻ.
Theo lẽ thường mà nói, lông mi mọc ngược ở trẻ nhỏ có thể tạm thời chưa cần can thiệp đặc biệt. Bạn nên quan sát một thời gian vì khi sống mũi của trẻ dần dần phát triển thì tình trạng lông mi ngược cũng có thể được cải thiện một cách tự nhiên. Song, nếu con bạn đã hơn 3 t.uổi mà chưa khỏi thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để xử lý.
Trẻ dụi mắt do thị lực phát triển khác thường
Khi trẻ bị cận thị hoặc thị lực bẩm sinh phát triển không bình thường, điển hình như các triệu chứng nhìn không rõ, mỏi mắt, sợ ánh sáng, mắt bị khô, chảy nước mắt thường xuyên v.v… cũng sẽ khiến trẻ dụi mắt liên tục, cũng có trường hợp trẻ nheo mắt nhiều hơn.
Do đó, khi bạn nhìn thấy bé nhà mình có biểu hiện dụi mắt không ngớt và thường kêu khó chịu ở đôi mắt thì mẹ nên sớm đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để kiểm tra và có biện pháp cải thiện tình hình cho trẻ, tránh để lâu ngày dễ gây biến chứng nặng hơn.
Trẻ dụi mắt do có dị vật
Bất kể là trẻ nhỏ hay người lớn, một khi có dị vật bay vào mắt đều sinh ra cảm giác khó chịu mà vô thức đưa tay lên dụi mắt. Vì vậy, bố mẹ nếu thấy bỗng nhiên trẻ cứ dụi mắt còn kèm theo chảy nước mắt thì đầu tiên nên quan sát xem có vật lạ bên trong mắt của trẻ hay không.
Dị vật dù là thứ gì nhưng khi vào trong mắt đều gây ra ma sát với bề mặt nhãn cầu, thậm chí gây trầy xước và tổn thương mắt, nếu không lấy ra kịp thời thì hành động dụi mắt càng khiến cảm giác khó chịu tăng lên. Cho nên người lớn cần nhanh chóng giúp bé xử lý, không nên kéo dài.
Thông thường thì mỗi cơ quan trong cơ thể con người đều có chức năng phòng vệ tự nhiên. Chẳng hạn nếu có dị vật vào mắt thì mắt sẽ phát tín hiệu và khởi động chức năng bảo vệ, tự làm sạch của mình, cụ thể chính là tiết ra nhiều nước mắt nhằm mục đích “tống khứ” vật lạ ra ngoài.
Vì vậy, bạn nên trấn an trẻ không nên dụi mắt mà hãy nhắm mắt lại để cho nước mắt tiết ra, sau đó dần dần mở mắt và chớp nhiều lần, hỗ trợ nước mắt có thể đẩy cát, bụi bẩn hoặc vật nhỏ ra ngoài.
Nếu cách này không hiệu quả, bố mẹ có thể giúp trẻ vạch xem bên trong 2 mí mắt và nhẹ nhàng dùng tăm bông sạch lấy dị vật ra cho trẻ. Chú ý thao tác cần thận trọng để tránh chạm vào giác mạc gây kích thích và tổn thương mắt của trẻ.
Trẻ dụi mắt do viêm kết mạc dị ứng
Nguyên nhân cụ thể là do kết mạc quá nhạy cảm với tiếp xúc bên ngoài mà sản sinh triệu chứng viêm như một phản ứng của miễn dịch. Loại viêm kết mạc dị ứng này cũng xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Biểu hiện của trẻ thường là ngứa mắt, chảy nước mắt và cảm giác như có dị vật, nóng ran mắt và trẻ dụi mắt để giảm khó chịu.
Bố mẹ khi phát hiện hành động bất thường ở trẻ thì nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân và quan sát các triệu chứng để sớm đưa ra quyết định xử lý phù hợp. Trong tình huống trẻ bị viêm kết mạc dị ứng thì cần đến bệnh viện để điều trị và hạn chế cho trẻ tiếp xúc các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, côn trùng, lông động vật v.v…
Căn bệnh “ngứa gây ra ban chứ không phải ban gây ra ngứa” khiến trẻ quấy khóc
Do hệ miễn dịch của trẻ kém vì thế khi mắc viêm da cơ địa, nguy cơ bội nhiễm của trẻ sẽ cao hơn những đối tượng khác.
Trẻ bị viêm da cơ địa
Bé Gia Nhi (12 tháng t.uổi) đã phải đi bệnh viện liên tục do viêm da cơ địa. Chị Hoa kể lại, hồi 6 tháng lúc ấy là vào mùa đông, thấy con bị mẩn đỏ chị ngỡ con nóng nên tự mua các loại lá về tắm kèm bôi thuốc mua ở cửa hàng thuốc gần nhà.
Nhưng sau đó, những vết mẩn đỏ chuyển sang có mủ kèm hâm hấp sốt, chị tá hoả đưa con đến viện. Bác sĩ cho biết con chị bị viêm da cơ địa đã bội nhiễm.
“Tôi bị mắng như tát nước vì việc tự ý mua thuốc và chữa cho con. Bé phải dùng kháng sinh ngay từ lúc 6 tháng t.uổi chống bội nhiễm. Ân hận vì đã hại con, từ đó, mỗi lần thấy con mẩn ngứa, khó chịu là bốc đi viện luôn cho yên tâm”, chị Hoa nói.
Bs Phí Xuân Thi, Bác sĩ chuyên khoa Nhi bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cho biết, viêm da cơ địa là một chứng viêm da, ngứa mãn tính. Bệnh lý này có thể đi kèm với các bệnh cơ địa khác như hen suyễn, sốt cỏ khô hay viêm mũi dị ứng… Các triệu chứng của viêm da cơ địa thường khởi phát rất sớm, ngay từ t.uổi sơ sinh, có thể tiếp tục đến lúc trưởng thành hoặc cũng có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong đời.
Đáng lưu ý, tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh sẽ khiến làn da của bé bị đỏ rát và ngứa ngáy. Nếu không được cải thiện sớm, bệnh sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu, bỏ bú và thường xuyên quấy khóc.
Theo BS Phí Xuân Thi, viêm da cơ địa được gọi là “ngứa gây ra ban chứ không phải ban gây ra ngứa”. Biểu hiện của bệnh lý này là da khô, viêm da mạn tính và tái phát, bệnh nhân dễ có cảm giác ngứa, lòng bàn tay có nhiều đường kẻ, nhiều nếp xếp ở mi mắt (nếp gấp Dennie- Morgan), bệnh vảy phấn trắng, dày sừng nang lông.
Viêm da cơ địa thường không có nguyên nhân. Tuy nhiên, các yếu tố bên ngoài như thời tiết, nóng- lạnh, quần áo, dầu tắm- gội, thức ăn, virus- vi khuẩn,… có thể làm bệnh khởi phát hoặc tiến triển nặng lên.
Nguyên nhân của tình trạng này theo các chuyên gia là do, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh (trẻ dưới 1 tháng t.uổi) chưa được phát triển hoàn thiện và còn rất yếu. Chính vì thế, khi có những yếu tố kích thích tác động, làn da của các con rất dễ bị tổn thương.
Ngoài ra, những nghiên cứu gần đây cho thấy, phần lớn những trẻ mắc viêm da cơ địa thường có những người thân, ruột thịt cũng mắc bệnh này hoặc một số bệnh liên quan như bệnh chàm, bệnh viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng hay bệnh hen suyễn,…
Ngoài hai yếu tố chính đã nhắc đến phía trên, tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ còn do những nguyên nhân như trẻ không bú sữa mẹ, tác dụng phụ sau tiêm phòng, trẻ sống trong thời tiết hanh khô và nhiệt độ thấp hoặc trẻ thường xuyên mặc quần áo có chất liệu len hay dạ…
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ nếu được khắc phục sớm sẽ không có gì đáng lo ngại vì phần lớn nó đều là những tổn thương ngoài da và không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể.
Phần lớn trẻ mắc bệnh sẽ khó chịu, bứt rứt và mệt mỏi, có thể bỏ bú, thường xuyên quấy khóc và mất ngủ.
Trong những trường hợp không điều trị sớm, điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn tới những biến chứng như bị bội nhiễm. Bởi, hệ miễn dịch của trẻ kém vì thế khi mắc viêm da cơ địa, nguy cơ bội nhiễm của trẻ sẽ cao hơn những đối tượng khác.
Cũng có thể viêm da cơ địa dẫn tới hoại tử da. Nguyên nhân là do, khi thấy con có những biểu hiện của viêm da cơ địa, nhiều mẹ đã vội vàng điều trị cho con bằng những mẹo truyền miệng dân gian hoặc tự ý mua thuốc bôi.
Đây là nguyên nhân dẫn đến biến chứng của bệnh là hoại tử da khi sử dụng loại thuốc không đúng, không phù hợp.
Do đó, BS Phí Xuân Thi nhấn mạnh, nếu trẻ bị viêm da cơ địa, người lớn cần làm theo 5 bước sau:
Giảm ngứa: Corticosteroids tại chỗ và các chất dưỡng ẩm làm mềm da giúp giảm ngứa. Antihistamin ( uống) cũng được dùng do có tác dụng an thần vào buổi tối và có thể giảm ngứa.
Giữ ẩm da: Các chất dưỡng ẩm (thuốc mỡ, kem không có mùi hương và dẫn xuất từ dầu mỏ) giúp ngăn chặn sự bốc hơi nước và tốt nhất được dùng ngay sau tắm, khi da có độ ẩm cao nhất để “khóa” hơi ẩm. Quy trình ngâm và bôi được khuyên dùng trong những trường hợp kháng trị.
Giảm viêm: Steroid bôi tại chỗ có tác dụng cực tốt với vai trò như một chất kháng viêm và có thể thúc đẩy việc làm sạch các mụn đỏ (bị viêm). Corticosteroid có hoạt lực trung bình có thể sử dụng ở nhiều vùng da ngoại trừ mặt và những vùng da kín (ví dụ như vùng quấn tã).
Steroid có hoạt lực thấp (ví dụ hydrocortisone 1%) được sử dụng ở những vùng da mỏng này với quãng thời gian hạn chế. Các thuốc điều hòa miễn dịch mới, như tarolimus và pimecrolimus tại chỗ, được chấp thuận cho điều trị từng đợt viêm da từ mức độ trung bình đến nặng ở trẻ trên 2 t.uổi. Tuy nhiên, tác dụng phụ lâu dài vẫn chưa được đ.ánh giá đầy đủ.
Kiểm soát nhiễm khuẩn: Bội nhiễm S.aureus thì thường gặp. Kháng sinh cephalosporin thế hệ 1 như cephalexin thường được sử dụng trong viêm da cơ địa n.hiễm t.rùng. Tắm với chất tẩy pha loãng thỉnh thoảng được khuyến cáo 2-3 lần mỗi tuần để làm giảm sự cư trú của Staphylococcal trên da.
Tránh các chất kích thích: Nên sử dụng xà phòng và dầu gội không mùi hương. Nên tránh các loại quần áp làm từ len hoặc sợi bông tổng hợp ôm sát người. Quần áo không làm từ sợi tổng hợp ôm sát có thể giảm cảm giác ngứa. Đồ gỗ, thâm, thú cưng và mạt nhà nên được xem như các chất kích thích có thể và/ hoặc yếu tố khởi phát.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý, tất cả những loại thuốc dùng để bôi, uống chữa viêm da cơ địa đều phải được tham vấn từ bác sĩ trước khi sử dụng. Không tự ý dùng thuốc bôi cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ cũng như không dùng những loại thảo dược để chữa viêm da cho bé để phòng tránh việc da bị kích ứng, tổn thương.