Trong phòng bệnh ở thành phố Baton Rouge, bang Louisiana, Aimee Matzen chật vật thở khi cố mô tả cảm giác kiệt sức vì mắc Covid-19.
“Việc phải đến đây khiến tôi tức giận với bản thân mình, bởi tôi đã không tiêm vaccine”, bà nói.
Bệnh nhân 44 t.uổi đang điều trị ở khu hồi sức tích cực (ICU), Trung tâm Y tế Khu vực Lake. Bà phải thở oxy, hy vọng tình trạng tiến triển tốt và không cần thở máy.
Louisiana là bang có số ca nhiễm theo đầu người trung bình 7 ngày cao nhất quốc gia: 77 ca trên 100.000 dân trong tuần qua, theo thống kê của Đại học Johns Hopkins. Các bệnh nhân chủ yếu nhiễm biến thể Delta.
“Thật đau lòng khi chúng ta đã phí hoài 6 hoặc 7 tháng tiến bộ”, tiến sĩ Joseph Kanter, quan chức y tế bang, cho biết.
Ông Kanter cho rằng đợt bùng phát là tổng hòa của các yếu tố bao gồm biến thể Delta dễ lây nhiễm và “tỷ lệ tiêm chủng thấp đến mức không thể chấp nhận được”.
Louisiana là một trong những bang có mức tiêm chủng thấp nhất cả nước. Tính đến cuối tháng 7, chỉ 37% dân số được tiêm hai liều vaccine, theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC). Đây cũng là một trong 6 bang có dưới 38% cư dân đã tiêm chủng đầy đủ.
Ochsner, hệ thống chăm sóc sức khỏe lớn nhất bang, ghi nhận số bệnh nhân Covid-19 tăng 700% trong tháng 7, theo phát biểu của giới chức hôm 28/7. 88% người bệnh chưa được tiêm vaccine, Warner Thomas, giám đốc điều hành Ochsner, cho biết.
“Tỷ lệ lệch hẳn về phía người chưa tiêm chủng. Chúng tôi chủ yếu tiếp nhận nhóm này”, ông nói.
Tại Trung tâm Y tế Khu vực Lake, Matzen cho biết bà không phản đối tiêm chủng. Trước khi mắc Covid-19, bà chưa quan tâm đến vaccine. Mỗi lần định đăng ký, “việc này việc kia cứ kéo đến”, bà nói.
“Tôi nghĩ nếu tiêm vaccine sớm, tôi đã không nhập viện”, Matzen chia sẻ.
Louisiana và Arkansas là hai bang, nơi mỗi hạt đều có mức lây nhiễm nCoV trong cộng đồng cao, theo dữ liệu của CDC. Các khu vực ghi nhận khoảng 100 ca nhiễm trên 100.000 dân, tỷ lệ xét nghiệm dương tính là 10% hoặc hơn.
Số người nhập viện tại Louisiana cũng tăng vọt, khoảng 1.500 ca toàn bang, theo Cơ quan Y tế Louisiana. Ngày 1/7, 259 người mắc Covid-19 đã nhập viện. Sự gia tăng khiến bác sĩ một lần nữa phải lựa chọn bệnh nhân để điều trị.
Giống với những ngày đầu dịch, Trung tâm Y tế Khu vực Lake phải tạm dừng các ca phẫu thuật không khẩn cấp, để dành giường cho người nhiễm nCoV. Theo giám đốc y tế, tiến sĩ Catherine ONeal, vấn đề của bệnh viện không phải là thiếu phòng, mà là không có đủ nhân viên y tế.
Bài Viết Liên Quan
- Ăn ớt thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim
- Ca nhiễm Adeno virus tiếp tục tăng, thêm 1 bệnh nhi t.ử v.ong
- Kinh hoàng bã thức ăn là hồng giòn vón cục như đá trong dạ dày bệnh nhân
Aimee Matzen, 44 t.uổi, bệnh nhân Covid-19 tại ICU của Trung tâm Y tế Khu vực Lake. Ảnh: CNN
Bệnh nhân nhập viện liên tục. Bệnh viện phải điều động nhân lực dự bị và đóng cửa các khoa khác.
“Khu vực này đang bị quá tải”, bà ONeal nói.
Tính đến 29/7, có 140 bệnh nhân Covid-19 tại khu điều trị. 30 người đã nhập viện trong 24 giờ, nhiều nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu, theo phát ngôn viên bệnh viện. Gần 50% dưới 50 t.uổi. 50 người phải vào ICU, trong đó có 11 t.rẻ e.m.
Morgan Babin, một y tá làm việc tại ICU kể từ tháng 3/2020, cho biết số bệnh nhân đã tăng nhanh, ngày càng trẻ, triệu chứng nghiêm trọng hơn.
“Họ ở độ t.uổi tôi, đồng nghiệp của tôi, khoảng 30 hoặc 40. Nó khiến tôi lo lắng cho sức khỏe của mình và cộng đồng”, bà nói.
Tuy nhiên, một số bệnh nhân vẫn không tin vào Covid-19, trở thành con mồi cho tin giả tràn lan. Có những bệnh nhân của Babin cho rằng chẩn đoán dương tính là trò l.ừa đ.ảo.
“Nhiều bệnh nhân từ chối tin mình mắc Covid-19 đến khi phải đặt nội khí quản. Họ cho rằng đây chỉ là cơn cảm lạnh, rằng chúng tôi đang nói dối”, bà Babin chia sẻ.
Bệnh viện dự đoán tất cả bệnh nhân đều nhiễm biến thể Delta. Mọi người chỉ an toàn nếu ở trong nhà.
“Nếu tiếp xúc với cộng đồng, bạn nên tiêm phòng và đeo khẩu trang, vì khắp nơi đều tràn ngập Covid-19″, bà nói.
Carsyn Baker, 21 t.uổi, bệnh nhân khác tại Trung tâm Y tế Khu vực Lake, tin rằng mình nhiễm nCoV khi đi sinh nhật một người bạn thân.
“Tôi nhắm mắt và cảm giác không thở nổi. Phần nào đó trong cơ thể tôi như nhắc nhở ‘Này, bạn cần thở, tỉnh dậy đi”, cô kể lại.
Baker mắc bệnh thận và không thể tiêm vaccine. “Thật tệ cho những người bị bệnh tự miễn như tôi. Chúng tôi không thể đi đâu, vì mọi người đều nhiễm virus, bất kể bạn có làm gì”, cô nói.
Các loại thuốc nên và không nên dùng khi tiêm vaccine Covid-19
Theo TS.DS Phạm Đức Hùng, trước khi tiêm chủng, bạn nên khai báo các loại thuốc đang sử dụng với nhân viên y tế để đảm bảo hiệu quả và tránh phản ứng không mong muốn.
Hiệu quả vaccine phụ thuộc vào mức độ phản ứng của hệ thống miễn dịch. Do vậy, bạn cần nắm rõ việc sử dụng các loại thuốc trước và sau khi tiêm để đảm bảo vaccine đem lại hiệu quả tốt nhất.
Các loại thuốc có thể sử dụng
Thuốc giảm đau, hạ sốt như Paracetamol (Efferalgan, Panadol, Hapacol, Tylenol…), Ibuprofen (Advil, Brufen), Aspirin…, có thể sử dụng để giảm các triệu chứng sau khi tiêm phòng vì phản ứng miễn dịch đang bắt đầu.
Thuốc kháng sinh không có ảnh hưởng hoặc tương tác với vaccine Covid-19. Vì vậy khi được chỉ định, bạn có thể dùng kháng sinh bất cứ lúc nào.
Thuốc giảm đau, hạ sốt như Paracetamol có thể sử dụng để giảm các triệu chứng sau khi tiêm phòng. Ảnh: Netnoticias.
Thuốc trị cao huyết áp (Losartan, Valsartan, Amlodipine…), trị các bệnh về tim, tiểu đường (Metformin) , mỡ m.áu (Atorvastatin), hen suyễn, bệnh về phổi hoặc bệnh mạn tính khác vẫn cần được duy trì sử dụng trước và sau khi tiêm phòng. Vaccine Covid-19 chỉ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, không tác động đến hiệu quả các loại thuốc dùng trong kiểm soát bệnh mạn tính. Do đó, bạn không nên ngừng đột ngột vì lo sợ sẽ có phản ứng không tốt với vaccine.
Thuốc chống đông m.áu (warfarin), thuốc chống kết tập tiểu cầu (clopidogrel) cũng an toàn với vaccine. Tuy nhiên, người được tiêm chủng nên khai báo với nhân viên y tế. Bởi sau khi tiêm, m.áu có thể ngừng chảy lâu hơn. Hai loại thuốc này có thể gây ra bầm tím nhiều hơn xung quanh vết tiêm.
Các loại thuốc không nên sử dụng
Thuốc ức chế miễn dịch: Nhóm Corticosteroid được sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt là trong thời điểm dịch bùng phát hiện nay (Methylprednisolone, Prednisolone, Prednisone, Dexamethasone…).
Ngoài ra, còn có các hoạt chất như Tofacitinib, Methotrexate, Azathioprin, Cyclophosphamid, Daclizumab, Basiliximab, Cyclosporin, Tacrolimus, Sirolimus…
Các thuốc trên có tác dụng ức chế miễn dịch, dùng để điều trị bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, bệnh nội tiết, ung thư…
Vaccine hoạt động bằng cách “dạy” cho hệ thống miễn dịch nhận ra mối đe dọa cụ thể. Cơ thể phản ứng lại nếu nó gặp mối đe dọa đó một lần nữa. Nhóm thuốc này ức chế khả năng đó, khiến cho hiệu quả của các loại vaccine (không chỉ vaccine ngừa Covid-19) bị giảm và làm chậm tốc độ tạo ra kháng thể.
Dược sĩ Trần Thị Quốc Tuyến. Ảnh: DSCC
Vì vậy, bạn nên ngừng thuốc trong vòng 14 ngày trước và sau khi tiêm vaccine. Những người cần phải duy trì thuốc để điều trị các bệnh mạn tính hoặc trong vài trường hợp khẩn cấp nên tham vấn ý kiến bác sĩ để đ.ánh giá mức độ rủi ro và lợi ích khi tiêm.
Thuốc giảm đau, hạ sốt được khuyến cáo dùng sau khi tiêm. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng trước khi tiêm với mục đích phòng tác dụng phụ của vaccine vì nguy cơ ảnh hưởng đến hiệu quả tạo kháng thể chống lại virus. Nếu thuốc cần được duy trì sử dụng, bạn vẫn có thể dùng trước khi tiêm vaccine khi đã tham khảo đầy đủ ý kiến bác sĩ.
Nhóm thuốc kháng Histamin dùng trước khi tiêm chủng nhằm phòng ngừa phản ứng dị ứng cũng không được khuyến cáo sử dụng.
Các loại vaccine khác: Hiện vẫn chưa có nhiều thông tin liên quan tính an toàn và hiệu quả của vaccine Covid-19 khi được sử dụng cùng với các loại vaccine khác. Vì vậy, việc tiêm phòng các loại vaccine nên cách nhau ít nhất 14 ngày là cần thiết để đảm bảo hiệu quả và tránh phản ứng không mong muốn.
Bài viết do TS.DS Phạm Đức Hùng (từng thực tập ở Đại học Harvard, Mỹ; tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Leuven, Vương quốc Bỉ) và Dược sĩ Trần Thị Quốc Tuyến (Hành nghề tại Hungary) cung cấp thông tin.