Trong quá trình nằm viện, bệnh nhân sốt liên tục, lạnh run, tức ngực phải, ho ra m.áu đỏ tươi khoảng 20ml mỗi ngày.
Ngày 30-10, Bệnh viện Thống Nhất TP HCM công bố vừa phát hiện một ca vỡ động mạch thân tay đầu hiếm gặp.
Bệnh viện Thống Nhất TP HCM-nơi phát hiện ca bệnh ca vỡ động mạch thân tay đầu hiếm gặp
Bệnh nhân là nam, 69 t.uổi, nhập viện vì sốt liên tục 2 tuần, kèm tức ngực phải. T.iền sử bệnh lao và đã điều trị khỏi cách đây 17 năm và tăng huyết áp. Kết quả chụp lồng ngực phát hiện túi giả phình kích thước 50 x 42mm ở mặt dưới thân động mạch thân tay đầu phải, nghi dọa vỡ. Trong quá trình nằm viện, bệnh nhân sốt liên tục, lạnh run, tức ngực phải, ho khạc m.áu đỏ tươi khoảng 20ml mỗi ngày.
Sau 3 tuần điều trị kháng sinh, bệnh nhân bớt sốt nhưng còn đau tức ngực, ho ra m.áu đỏ tươi 40ml/ngày, vùng da mặt cổ và ngực trên đen sạm.
Bệnh nhân được phẫu thuật cấp cứu, tạo cầu nối động mạch cảnh trái -cảnh phải và đặt stent phủ vào động mạch thần tay đầu và dưới đòn phải, giúp đảm bảo tưới m.áu bán cầu não phải và phòng trường hợp n.hiễm t.rùng túi giả phình tiến triển…
Sau 3 tuần đều trị, bệnh nhân ho từ m.áu bầm chuyển sang đàm trắng, không còn đau ngực, không sốt; khối phình giảm kích thước. Sau 6 tháng, bệnh nhân không còn các triệu chứng gì và trở lại sinh hoạt bình thường.
Theo TS-BS Nguyễn Duy Tân (Bệnh viện Thống Nhất) phình động mạch trên quai động mạch chủ (động mạch dưới đòn, thân tay đầu, cảnh chung, trong và ngoài, đốt sống phía dưới nền sọ) là rất hiếm gặp nhưng tỉ lệ biến chứng và t.ử v.ong cao nếu không được điều trị.
Bệnh sinh có thể do n.hiễm t.rùng, do chấn thương hoặc do các thủ thuật, phẫu thuật u vùng cổ hoặc trung thất. Khối giả phình động mạch khi lớn sẽ gây các triệu chứng đau, khó thở, khó nuốt, khàn giọng, hoặc huyết khối làm tắc mạch. Khi khối phình vỡ vào các cơ quan như phổi, màng phổi, thực quản, khí quản sẽ g.ây s.ốc mất m.áu và t.ử v.ong.
Cần Thơ: Cứu sống bệnh nhân nguy kịch do xuất huyết tiêu hóa hiếm gặp
Với phương pháp nút động mạch cầm m.áu, bệnh nhân B.X.B nguy kịch do xuất huyết tiêu hóa từ ruột non hiếm gặp đã được các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cấp cứu thành công.
Bác sỹ thăm khám cho bệnh nhân sau can thiệp. (Ảnh: TTXVN phát)
Các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa cấp cứu thành công một bệnh nhân sốc mất m.áu nguy kịch do xuất huyết tiêu hóa từ ruột non hiếm gặp bằng phương pháp nút động mạch cầm m.áu.
Bệnh nhân B.X.B nhập viện ngày 20/10 trong tình trạng nguy kịch (huyết áp thấp, mạch nhanh nhẹ, da niêm nhạt, tiêu m.áu đỏ tươi).
Trước đó, bệnh nhân đi cầu ra m.áu tươi ồ ạt, được cấp cứu tại địa phương sau đó chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ điều trị.
Nhận định bệnh nhân bị sốc giảm thể tích, các bác sỹ khoa cấp cứu tiến hành xử trí lập 2 đường truyền, bù nhanh dịch truyền, truyền 4 đơn vị hồng cầu toàn phần, 2 đơn vị huyết tương.
Kết quả nội soi đại tràng cấp cứu ghi nhận đại tràng bệnh nhân có nhiều m.áu đỏ tươi, không tìm thấy vị trí c.hảy m.áu, nghi ngờ c.hảy m.áu từ ruột non; chụp cắt lớp vi tính bụng có cản quang phát hiện thoát mạch.
Các bác sỹ tiến hành hội chẩn, quyết định chụp và nút động mạch điều trị cầm m.áu trên máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA). Êkíp can thiệp ghi nhận ổ thoát mạch từ ruột non được cung cấp m.áu từ nhánh động mạch mạc treo tràng trên.
Ổ thoát mạch sau can thiệp. (Ảnh: TTXVN phát)
Các bác sỹ tiến hành chọn lọc vào nhánh thoát mạch, xác định vị trí, tiến hành bơm hỗn hợp keo và kiểm tra thấy tắc hoàn toàn nhánh thoát mạch. Thời gian can thiệp là 45 phút.
Sau can thiệp, dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân đã ổn định, được chuyển đến Khoa Nội Tiêu hóa-Huyết học truyền m.áu theo dõi và điều trị.
Đến ngày 25/10, bệnh nhân đã tỉnh táo, tiếp xúc tốt, niêm hồng, không xuất huyết tái phát.
Bác sỹ Chuyên khoa II Bồ Kim Phương, Trưởng khoa Nội tiêu hóa-Huyết học lâm sàng bệnh viện thông tin tỷ lệ gặp xuất huyết tiêu hóa dưới trong dân số chung là khoảng 20 người/100.000 người, tỷ lệ t.ử v.ong dao động khoảng 2-5%.
Điều trị xuất huyết tiêu hóa dưới chủ yếu là điều trị bảo tồn do xuất huyết tiêu hóa dưới thường có xu hướng tự giới hạn. Tuy nhiên, ở những trường hợp nặng, các phương pháp chuyên sâu sẽ được chỉ định.
Can thiệp nội mạch hiện nay được xem là một phương pháp nhanh, hiệu quả và an toàn. Thông qua việc luồn ống thông vào mạch m.áu của bệnh nhân, các bác sỹ có thể chẩn đoán chính xác và can thiệp vào mạch m.áu đang bị xuất huyết, từ đó xử trí nhanh, xâm lấn tối thiểu và hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn./.