Người trên 50 t.uổi nên làm điều này hằng ngày

Các bác sĩ khuyên người từ 50 t.uổi trở lên làm điều này hằng ngày để có thể tránh được nhiều bệnh nghiêm trọng.

Khi người ta già đi, tỷ lệ mắc các bệnh nghiêm trọng càng tăng. Rất may là tập một số thói quen giữ sức khỏe ở t.uổi trung niên có thể giúp ngăn ngừa các bệnh nghiêm trọng sau này. Đặc biệt, có một thói quen đơn giản chỉ mất vài phút trong ngày, có thể giúp cảnh báo nhiều bệnh nghiêm trọng, theo tạp chí Best Life.

Huyết áp cao có thể tàn phá sức khỏe

Mặc dù nhiều người có thể không nhận thấy các triệu chứng của huyết áp (HA) cao, nhưng cao HA có thể dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng.

nguoi tren 50 tuoi nen lam dieu nay hang ngay f50 6719676

Các bác sĩ khuyên người từ 50 t.uổi làm điều này hằng ngày có thể tránh được nhiều bệnh nghiêm trọng. Ảnh SHUTTERSTOCK

Phòng khám Mayo Clinic lưu ý rằng HA cao có thể âm thầm làm tổn thương cơ thể trong nhiều năm trước khi các triệu chứng phát triển.

HA cao không được kiểm soát có thể dẫn đến liệt, chất lượng cuộc sống kém, hoặc thậm chí cơn đau tim hoặc đột quỵ c.hết người, theo Best Life.

Ngoài ra, HA cao không được điều trị gây sa sút trí tuệ, phình động mạch, bệnh tim, tổn thương thận, giảm thị lực, rối loạn chức năng t.ình d.ục …

Người từ 50 t.uổi trở lên hãy làm điều này hằng ngày

Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí y khoa của Hiệp hội Y khoa Mỹ JAMA Network Open cho biết, người trong độ t.uổi từ 50 đến 80 sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh cao HA và có “nguy cơ cao bị các hậu quả do không kiểm soát được HA”.

Đó là lý do tại sao các chuyên gia khuyên người ở độ t.uổi này nên kiểm tra HA hằng ngày – ngay cả người không có triệu chứng cao HA, theo Best Life.

Nghiên cứu nêu rõ: Theo dõi HA tại nhà giúp giảm HA vừa phải và tiết kiệm chi phí. Nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của việc người lớn t.uổi nên tự đo HA tại nhà và chia sẻ kết quả đo với bác sĩ.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiện chỉ có 48% những người trong số này thường xuyên kiểm tra HA tại nhà – và chỉ ít người báo cho bác sĩ.

Và chỉ 61% người từng bị cao HA được bác sĩ khuyên nên kiểm tra huyết áp tại nhà.

Mẹo để theo dõi HA tại nhà

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), tính nhất quán là yếu tố then chốt khi theo dõi HA tại nhà. Họ lưu ý: Điều quan trọng là phải đo HA vào cùng một thời điểm mỗi ngày, và nên luôn ghi lại các con số trên một bảng theo dõi để tham khảo trong tương lai, theo Best Life.

nguoi tren 50 tuoi nen lam dieu nay hang ngay cec 6719676

Các chuyên gia khuyên người ở độ t.uổi từ 50 trở lên nên kiểm tra HA hằng ngày – ngay cả người không có triệu chứng cao HA

SHUTTERSTOCK

Tổ chức này cho biết thêm: Để có được kết quả chính xác nhất, hãy tiến hành đo 2 – 3 lần, cách nhau 1 phút trong mỗi lần theo dõi HA.

AHA cũng lưu ý cần tránh các yếu tố có thể ảnh hưởng đến HA.

Họ khuyên nên đi tiểu 5 phút trước khi đo và không hút thuốc, uống rượu hoặc tập thể dục trong vòng 30 phút trước đó. Ngồi yên và nhớ cởi tay áo khi đo.

Cách để giảm huyết áp

Bên cạnh việc theo dõi HA thường xuyên và chia sẻ thông tin đó với bác sĩ, cần phải thực hiện các biện pháp để giảm HA nếu bị HA cao.

Đó là giảm cân thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, bỏ hút thuốc, hạn chế uống rượu, kiểm soát căng thẳng, ngủ ngon và giảm lượng natri, theo Best Life.

Nói chuyện với bác sĩ để biết thêm thông tin về cách giảm nguy cơ tăng HA hoặc điều trị HA cao.

Chuyên gia chỉ cách nhận biết cơn đau ngực là đau tim

Hầu như khi đau ngực, ai cũng nghĩ đến đau tim. Nhưng thực tế, không phải cơn đau ngực nào cũng là đau tim, mà còn do nhiều nguyên nhân khác ít nghiêm trọng hơn.

Các chuyên gia nói rằng trong đa số trường hợp, đau ngực là do nguyên nhân khác chứ không phải cơn đau tim c.hết người.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa JAMA Internal Medicine cho thấy chỉ 6% bệnh nhân đau ngực thực sự gặp cơn đau tim, theo tạp chí Best Life (Mỹ).

Tất nhiên, đừng bao giờ bỏ qua hoặc xem nhẹ cơn đau ngực nếu nó mang dấu hiệu đặc trưng của cơn đau tim và điều quan trọng là phải biết những triệu chứng này trước khi xảy ra.

chuyen gia chi cach nhan biet con dau nguc la dau tim 779 6340499

Không phải cơn đau ngực nào cũng là đau tim. Ảnh SHUTTERSTOCK

Sau đây là 3 dấu hiệu cho thấy cơn đau ngực không phải là cơn đau tim, và những dấu hiệu báo động đỏ cần phải gọi cấp cứu ngay.

Cơn đau biến mất khi tập thể dục

Các cơn đau tim thường xảy ra sau khi gắng sức mạnh mẽ, vì vậy nếu cơn đau giảm bớt khi tập thể dục, rất có thể đó là do một nguyên nhân khác.

Các chuyên gia từ phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ) nói rằng trong trường hợp này, thủ phạm lớn nhất là do trào ngược axit hoặc vấn đề tiêu hóa khác.

Nhiều người gặp phải tình trạng trào ngược sau khi tập thể dục, vì vậy nếu cơn đau ngực xảy ra trong hoặc sau khi tập luyện, chưa chắc là do đau tim.

Các chuyên gia giải thích, khi bạn vận động, cơ vòng thực quản dưới giãn ra nhiều khiến axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, theo Best Life.

Đau nhói và chỉ đau ở một vị trí

Các chuyên gia giải thích rằng nếu cơn đau ngực dồn dập tại một vị trí, tạo cảm giác “đau như cắt hoặc “đau nhói”, rất có thể do nguyên nhân khác, chứ không phải đau tim.

Cleveland Clinic cho biết, đặc biệt, nếu cơn đau xuất hiện khi hít thở sâu, ho hoặc thay đổi tư thế, thì rất có thể là một vấn đề liên quan đến phổi.

Điều này càng đúng nếu cơn đau ở phía bên phải ngực, cách xa tim.

Viêm màng phổi có thể gây đau tức ngực, đặc biệt khi hít vào và thở ra.

Có một bài tập thở đơn giản để kiểm tra xem có phải viêm màng phổi hay không. Các chuyên gia từ Cleveland Clinic lưu ý: “Cơn đau màng phổi sẽ giảm bớt hoặc chấm dứt khi nín thở. Còn cơn đau tim sẽ kéo dài ngay cả khi nín thở”.

chuyen gia chi cach nhan biet con dau nguc la dau tim 8d2 6340499

Gọi cấp cứu nếu gặp cơn đau ngực dữ dội kéo dài hơn 5 phút, đặc biệt nếu kèm theo bất kỳ dấu hiệu đau tim nào khác. Ảnh SHUTTERSTOCK

Cơn đau rất ngắn

Bất kể cơn đau ngực mức độ nào, các chuyên gia cho rằng nó ít có khả năng nghiêm trọng nếu cơn đau nhanh chóng biến mất.

Cleveland Clinic giải thích rằng cơn đau tim là những cơn đau dữ dội kéo dài vài phút, trong khi những cơn đau ngắn hơn thường là do nguyên nhân khác.

Những cơn đau ngắn và đau buốt thường là do chấn thương hoặc giãn cơ ở thành ngực.

Những cơn đau ngắn và dữ dội cũng có thể do viêm sụn sườn, đau cơ xơ hóa hoặc bệnh zona, Cleveland Clinic cho biết.

Vậy đau ngực như thế nào mới là đau tim?

Tuy nhiên, nên gọi cấp cứu nếu gặp cơn đau ngực dữ dội kéo dài hơn 5 phút, đặc biệt nếu kèm theo bất kỳ dấu hiệu đau tim nào khác.

Mặc dù đúng là chỉ một số ít các trường hợp đau ngực thực sự là cơn đau tim, nhưng điều quan trọng là phải gọi cấp cứu ngay lập tức nếu nghĩ mình có thể gặp nguy hiểm.

Gọi cấp cứu ngay nếu cơn đau hoặc tức ở ngực kéo dài từ 5 phút trở lên, đặc biệt cơn đau lan ra cánh tay, lưng, hàm, cổ hoặc bụng trên.

Một số người bị đau tim có thêm các triệu chứng khác, bao gồm khó thở, đổ mồ hôi lạnh, buồn nôn, mệt mỏi hoặc choáng váng, theo Best Life.

Ngay cả khi không chắc chắn có phải là cơn đau tim hay không, cũng hãy gọi trợ giúp ngay lập tức. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ cho biết nhiều bệnh nhân “hành động không đủ nhanh để được cấp cứu kịp thời”. Các chuyên gia cảnh báo: “Khi cơn đau tim xảy ra, chỉ chậm một chút là có thể tử vong”, theo Best Life.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *