GĐXH – Lựa chọn những thực phẩm giải độc phổi từ tự nhiên sẽ giúp lá phổi của bạn sạch hơn và hạn chế những bệnh liên quan đến hô hấp.
5 nhóm người cần kiêng rau muống càng sớm càng tốt nếu không muốn bệnh trầm trọng hơn
GĐXH – Rau muống được xếp vào nhóm thuốc điều trị bệnh tiêu hóa, lợi mật, điều trị vàng da và bệnh gan… nhưng có 5 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn.
Phổi là một máy lọc tự nhiên bảo vệ chúng ta khỏi các bệnh nhiễm trùng và ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, hệ hô hấp có thể bị ảnh hưởng vì các chất có hại trong không khí mà chúng ta hít thở mỗi ngày.
Theo các chuyên gia hô hấp, sau khi tiếp xúc với chất gây ô nhiễm, phổi có nguy cơ bị nhiễm các vi khuẩn và mầm bệnh. Nếu phổi yếu, khả năng tống chất nhầy ra khỏi cơ thể bị hạn chế sẽ gây khó thở, mệt mỏi.
Vì vậy, việc giữ cho lá phổi luôn khỏe mạnh là điều hết sức cần thiết. Biện pháp tốt nhất giúp phổi luôn khỏe mạnh là tránh các chất độc hại, chẳng hạn như khói thuốc lá và ô nhiễm không khí và chế độ ăn lành mạnh hỗ trợ đường thở.
Ảnh minh họa
7 thực phẩm tốt cho phổi, bạn nên ăn hàng ngày
Quả lê
Quả lê chứa nhiều chất dinh dưỡng như axit malic, axit citric, carotene, vitamin B1, B2, C… có chức năng hỗ trợ làm sạch phổi tốt. Ăn lê giúp cải thiện tình trạng viêm ở bệnh nhân bị viêm phổi.
Thời điểm tốt nhất để ăn lê là vào buổi sáng và trưa. Hạn chế ăn vào buổi tối vì đường và chất xơ được giải phóng trong cơ thể có thể làm rối loạn chu kỳ giấc ngủ.
Quả táo
Một trong những lợi ích sức khỏe của việc ăn táo là tốt cho phổi. Táo là thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa, trong đó có một flavonoid chống ôxy hóa là quercetin có tác dụng bảo vệ phổi khỏi tác hại của ô nhiễm không khí và khói thuốc.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người ăn 5 quả táo trở lên mỗi tuần cũng giảm bớt nguy cơ phát triển bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Quả bưởi
Bưởi là loại quả cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin thiết yếu như vitamin C, vitamin B6, axit folic và magie… giúp cơ thể bảo vệ phổi khỏi nhiễm trùng và tăng khả năng miễn dịch tổng thể.
Ngoài ra, bưởi còn có đặc tính chống ôxy hóa và chống viêm mạnh mẽ. Nên ăn bưởi vào buổi sáng sẽ giúp thải bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và giảm viêm trong hệ hô hấp.
Ảnh minh họa
Trà xanh
Trà xanh có tác dụng chống ôxy hóa, loại bỏ các độc tố ra khỏi phổi, bảo vệ phổi trước các yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, bụi bẩn, hóa chất độc hại… Ngoài ra, lá trà xanh còn có tác dụng phòng chống các bệnh như ung thư phổi, giảm cholesterol trong máu, phòng viêm khớp, tim mạch, truyền nhiễm… Ngoài ra, uống trà xanh còn giảm 74-80% các gốc tự do phá hủy phổi và các tế bào khác sống lâu hơn, trường thọ và khỏe mạnh.
Đặc biệt, chất quercetin có trong trà xanh được ví như chất kháng histamin tự nhiên có khả năng làm chậm quá trình dị ứng trong cơ thể.
Gừng, tỏi
Tỏi cung cấp một hàm lượng lớn flavonoid giúp sản sinh glutathione, loại bỏ các độc tố. Những người thường xuyên ăn 2-3 tép tỏi sống mỗi ngày từ 3-4 lần/tuần sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh phổi lên tới 44%.
Trong khi đó, gừng có đặc tính chống viêm hiệu quả, giúp loại bỏ các chất độc hại có trong phổi ra bên ngoài. Bên cạnh đó, gừng còn giúp lưu thông khí huyết, cải thiện hệ tuần hoàn phổi.
Củ cải
Củ cải với hàm lượng vitamin C cao đã trở thành một trong những thực phẩm quý giá đối với hệ thống miễn dịch. Trong củ cải tráng có chứa hoạt tính kháng virus và kháng khuẩn, giúp làm thông mũi ở những người bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Uống nước ép củ cải trắng không chỉ làm thông thoáng đường thở bị tắc, loại bỏ chất nhầy dư thừa mà còn giúp chống lại bệnh tật.
Rau lá xanh
Các loại rau xanh như cải ngọt, rau bina, cải xoăn, bắp cải là nguồn cung cấp dồi dào carotenoid, sắt, kali, canxi và vitamin. Những chất dinh dưỡng này có tác dụng chống viêm và chống ôxy hóa, có thể giúp giảm viêm và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Đặc biệt, bắp cải là sản phẩm có tác dụng thanh nhiệt giải độc và giảm ho, rất thích hợp cho bệnh nhân bị viêm phổi. Ngoài ra, những bệnh nhân bị viêm nhiễm cũng có thể ăn nhiều bắp cải để làm dịu cơn sốt.
Ăn dưa chuột theo cách này hại đủ đường, đây là 5 sai lầm nhất định bạn phải tránh
GĐXH – Những người bị bệnh đau dạ dày cần tránh ăn dưa chuột lúc đói, vì nếu ăn lúc này sẽ khiến cơn đau nghiêm trọng hơn.
Cuộc đời vẫn đẹp sao: Luyến bị gã hàng xóm lợi dụng giở trò đồi bại