Theo Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản, sản phẩm chứa Nattokinase cần lên men bằng lợi khuẩn Bacillus Subtilis, đủ hàm lượng, dùng đơn vị FU và đảm bảo an toàn.
Trước tầm quan trọng của nattokinase trong việc làm tan cục m.áu đông, Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) thành lập vào năm 2003 với sứ mệnh quảng bá về nattokinase, cung cấp những cơ sở khoa học xác thực và chứng nhận chất lượng cũng như độ an toàn của sản phẩm chứa loại enzym này trên thế giới. Theo đó, để đạt chứng nhận JNKA, các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa nattokinase phải đạt 4 tiêu chí sau:
Đầu tiên, natto phải lên men bằng vi khuẩn Bacillus Subtilis. Có nhiều loại khuẩn có thể lên men natto nhưng Hiệp hội JNKA chỉ chấp nhận Bacillus Subtilis. Bởi lẽ, loại khuẩn này sản sinh ra enym nattokinase và được phép dùng trong dược phẩm từ năm 1968. Đậu nành lên men cũng là loại không biến đổi gen, tuân thủ quy chuẩn CGMP (Current Good Manufacturing Practice).
JNKA khuyến cáo nên bổ sung 50 g natto mỗi ngày, tương đương với 2.000 FU nattokinase. Do đó, tiêu chuẩn tiếp theo là hàm lượng hoạt chất nattokinase phải đạt trên 2.000 FU mỗi ngày để phát huy tác dụng hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.
Thứ ba, hoạt chất nattokinase phải dùng đơn vị đo lường FU. Đây là tên viết tắt của đơn vị sợi tơ m.áu (fibrin unit), dùng để định lượng khả năng phân giải fibrin của một enzym nattokinase trong cục m.áu đông.
Cuối cùng, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ có chứa nattokinase phải đảm bảo tính an toàn bởi quá trình lên men natto có thể tạo ra vitamin K2 làm đông m.áu. Purine cũng chống chỉ định cho người mắc bệnh gout. Ngoài ra, soflavone trong đậu nành cũng ảnh hưởng đến nội tiết tố. Vì vậy, sản phẩm chứa nattokinase trong phòng đột quỵ phải loại bỏ cả ba thành phần trên.
Quy trình kiểm duyệt của Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA).
Natto có t.uổi đời hơn 1200 năm và được sử dụng trong những bữa ăn hàng ngày. “Mỹ thực Nhật Bản” này làm từ đậu tương luộc chín, lên men với khuẩn Bacillus Subtilis ở môi trường 40 độ C trong 14 đến 18 tiếng để thành hạt đậu màu nâu, có sợi tơ nhớt, độ bám dính cao và giàu axit glutamic.
Tiến sĩ Hiroyuki Sumi, một nhà nghiên cứu người Nhật Bản là người đầu tiên phát hiện ra Nattokinase vào năm 1980 khi đang làm việc tại Đại học Chicago. Sau khi thử nghiệm hơn 173 loại thực phẩm tự nhiên, Tiến sĩ Sumi phát hiện sợi tơ dính trong Natto chứa loại enzyme thuộc nhóm serin protease, có khoảng 275 loại amino axit có trọng lượng phân tử khoảng 28.000, khả năng p.hân h.ủy sợi fibrin và vitamin K2. Từ đó, enzyme này có tác dụng trong việc ngăn ngừa hình thành cục m.áu đông.
Do đó, từ lâu, nhiều người đã tin dùng sản phẩm bảo vệ sức khoẻ có chứa nattokinase với chứng nhận đảm bảo nguồn gốc để tránh hình thành cục m.áu đông, ngăn ngừa đột quỵ, nhất là trong giai đoạn Covid-19 diễn biến phức tạp với nhiều biến chủng mới dễ lây nhiễm hơn và gây nên biến chứng nghiêm trọng như đông m.áu đối với những người nhiễm.
Bài Viết Liên Quan
- Súp lơ xanh và súp lơ trắng: Loại nào tốt hơn cho sức khỏe?
- VPBank đưa 4 container xét nghiệm Covid-19 vào “tâm dịch” phía Nam
- Ung thư vú: Đừng để quá muộn!
Natto mệnh danh là “mỹ thực Nhật Bản” do chứa nhiều hoạt chất có lợi, được người dân sử dụng trong bữa ăn hàng ngày.
Theo GS. Alex Spyropoulos – Viện nghiên cứu y học Feinstein (New York) nhận định Covid-19 là căn bệnh gây đông m.áu nhiều nhất. PGS. Margaret Pisani, đến từ Đại học Yale (Mỹ), cũng nghiên cứu và nhận định đông m.áu là nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh Covid-19 bị kiệt sức nhanh chóng và gây mất oxy trong m.áu nghiêm trọng, dẫn đến t.ử v.ong.
Do đó, để phòng ngừa sự hình thành cục m.áu đông, BS. Vũ Trí Thanh – Phó Trưởng cơ sở 2 – Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM khuyên người dân nên tập thể dục thường xuyên, duy trì mức độ cholesterol ở ngưỡng an toàn, ngưng sử dụng các chất kích thích như rượu, bia. Bên cạnh đó, mọi người nên sử dụng bổ sung những thực phẩm có tác dụng làm tan cục m.áu đông, hạ mỡ m.áu, phòng ngừa đột quỵ có chứa nattokinase.
Trên thị trường Việt Nam, Dược Hậu Giang là thành viên của JNKA và hiện có ba sản phẩm chứa hoạt chất nattokinase: NattoEnzym, NattoEnzym 1000 và NattoEnzym Red Rice đạt chứng nhận của JNKA.
Dược Hậu Giang có ba sản phẩm chứa hoạt chất nattokinase: NattoEnzym, NattoEnzym 1000 và NattoEnzym Red Rice đạt chứng nhận của JNKA.
Năm 2021 là dấu mốc kỷ niệm 10 năm liên tiếp NattoEnzym do Dược Hậu Giang sản xuất đạt được chứng nhận JNKA. Đại diện đơn vị cho biết, Dược Hậu Giang luôn bền bỉ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dùng trước sự tấn công của căn bệnh đột quỵ.
Dùng dung dịch sát khuẩn tay giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh nhưng nó cũng có tác dụng phụ cho sức khỏe
Khi dịch bệnh hoành hành, bên cạnh việc đeo khẩu trang, sát khuẩn tay thường xuyên là điều cần thiết. Tuy nhiên, dung dịch sát khuẩn cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nhất định cho sức khỏe của bạn.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam, rửa tay khử khuẩn là một trong những biện pháp để phòng ngừa sự lây lan của Covid-19. Do đó, không khó hiểu khi dân tình đã từng ùn ùn kéo nhau đi “hốt sạch” các sản phẩm rửa tay trên thị trường vào đợt dịch đầu tiên tại Việt Nam (đầu năm 2020).
Sử dụng bấy nay, nhưng liệu bạn có biết gel rửa tay khô thực chất lại tiềm tàng nhiều “tác dụng phụ”? Chúng có thể gây ra những tác động tiêu cực tới sức khoẻ của con người.
Tờ Eat This Not That của Mỹ đã liệt kê một số nguy cơ, đồng thời chia sẻ bí kíp từ các chuyên gia đầu ngành như Peterson Pierre, bác sĩ da liễu tại Viện Chăm sóc da Pierre; Caroline Nelson, bác sĩ da liễu, giảng viên tại Trường Y Đại học Yale; Vanessa Thomas, nhà điều chế hóa mỹ phẩm, người sáng lập Freelance Formulations; Chris Norris, nhà vật lý trị liệu và thần kinh học, giáo sư dự bị thỉnh giảng tại Đại học California; và Tsippora Shainhouse, bác sĩ da liễu ở Beverly Hills.
Có nguy cơ mắc các bệnh da liễu
Bác sĩ Chris Norris cho biết, việc sử dụng nhiều gel rửa tay khô làm tăng nguy cơ n.hiễm t.rùng thông qua các vết/vùng bị bệnh ngoài da. Nó có thể t.iêu d.iệt vi khuẩn lành tính trên da. Bệnh chàm và kích ứng da là 2 vấn đề thường gặp nhất.
Bệnh chàm (viêm da dị ứng): Theo bác sĩ Caroline Nelson, dung dịch sát khuẩn tay khô chứa các chất kích thích và chất gây dị ứng, nếu sử dụng nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm. Biểu hiện của bệnh là trên da nổi mẩn đỏ, bị khô, bong tróc, thậm chí nổi mụn nước gây ngứa hoặc đau.
Kích ứng da: Thành phần chính trong gel rửa tay khô là cồn ethanol hoặc cồn isopropyl, ngoài ra còn có chất làm đặc, chất làm mềm, hương liệu. Việc sử dụng thường xuyên có thể gây kích ứng hoặc khô da. Nếu sở hữu làn da nhạy cảm thì các tác động có thể còn tồi tệ hơn. Cồn sẽ khiến cho tay bị khô.
Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và khả năng sinh sản
Ảnh hưởng sức khỏe sinh sản: Một số dung dịch sát khuẩn tay không chứa cồn mà chứa hợp chất kháng sinh triclosan (hay triclocarban). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, triclosan là một mối nguy đối với sức khỏe. Nếu sử dụng nhiều sẽ gây ra các tác động tiêu cực đến sức khỏe sinh sản, sự phát triển của thai nhi và tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn.
Tăng khả năng vi khuẩn kháng lại kháng sinh: Bác sĩ Chris Norris cũng cho biết thêm, việc tiếp xúc với triclosan sẽ khiến vi khuẩn thích ứng với các đặc tính kháng khuẩn, tạo ra nhiều chủng kháng lại kháng sinh hơn, thậm chí có thể gây ra các vấn đề về hormone.
Làm suy yếu hệ miễn dịch: ” Triclosan còn làm suy yếu chức năng miễn dịch ở người. Khi hệ miễn dịch bị suy yếu, con người sẽ dễ bị dị ứng hơn “, theo bác sĩ Chris Norris.
Ảnh hưởng sự phát triển thể chất: Một số loại gel rửa tay khô có chứa các hóa chất độc hại như phthalate hay paraben. Phthalate là chất gây rối loạn nội tiết, tác động đến sự phát triển và sinh sản của con người. Paraben là hoá chất có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của hormone, khả năng sinh sản, các vấn đề với thai nhi và sự phát triển của thai nhi.
Bí kíp phòng tránh từ các chuyên gia
Theo ý kiến của các chuyên gia, để phòng tránh, bạn không nên lạm dụng gel rửa tay khô. Sau mỗi lần khử khuẩn bằng sản phẩm này, cần thực hiện dưỡng ẩm. Tốt hơn hết, bạn nên sử dụng xà phòng với nước để rửa tay.
Bác sĩ Tsippora Shainhouse cho biết: “Dung dịch khử khuẩn tay khô là một giải pháp tốt để giảm thiểu vi sinh vật có khả năng lây nhiễm (như virus, vi khuẩn, nấm) trên tay hoặc da, trong trường hợp không có sẵn xà phòng và nước” . Bác sĩ còn lưu ý: “Dung dịch này không loại bỏ các chất bẩn, bụi bẩn, chất nhờn vật lý, như vậy về mặt vật lý thì không làm sạch tay của bạn” .
“Dung dịch khử khuẩn tay khô không tốt bằng xà phòng” , bác sĩ Norris cảnh báo. “Phụ thuộc vào dung dịch này có lẽ không phải là chiến lược tốt nhất để làm sạch đôi tay của bạn” .