Vì sao bệnh nhân sốt xuất huyết phải trả hàng trăm triệu đồng viện phí?

Ba bệnh nhân sốt xuất huyết nặng điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM phải trả viện phí hơn 1 tỷ đồng vì không có bảo hiểm y tế.

Theo bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh – Khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực – Chống độc người lớn (ICU), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, khi bệnh nhân vào sốc sốt xuất huyết thì t.iền viện phí điều trị tương đối cao, những bệnh nhân không có bảo hiểm y tế sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Ngày 31/10, bác sĩ Hoàng Anh cho biết tại khoa đang điều trị cho bệnh nhân L.T.K (22 t.uổi, ngụ Vĩnh Long) với khoản viện phí gần 140 triệu đồng, bệnh nhân không có bảo hiểm y tế.

Ngày 22/10, bệnh nhân K. nhập viện trong tình trạng vào sốc sốt xuất huyết suy gan, thận, xuất huyết, nhưng đo được huyết áp. Ngay lập tức, các bác sĩ chống sốc cho bệnh nhân, truyền m.áu, thay huyết tương, dùng thuốc. May mắn, một tuần sau tình trạng của bệnh nhân ổn định.

Tuy nhiên, gan của bệnh nhân hồi phục lâu nên phải nằm viện lâu, dẫn đến n.hiễm t.rùng bệnh viện nghi ở phổi, phải dùng kháng sinh. Kèm theo đó, bệnh nhân phải lọc m.áu vì suy thận. Hiện bệnh nhân K. tiếp tục được điều trị tại khoa ICU.

vi sao benh nhan sot xuat huyet phai tra hang tram trieu dong vien phi 467 6722483

Bệnh nhân sốt xuất huyết nặng đang được điều trị tại khoa ICU Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM.

Mẹ bệnh nhân K. cho biết vì chủ quan, nghĩ rằng thanh niên trẻ khoẻ sẽ không có bệnh tật nên gia đình không mua bảo hiểm y tế cho K., đến khi nhập viện thì gia đình phải gánh một khoản t.iền lớn. Gia đình phải vay mượn khắp nơi, từ họ hàng cho đến bạn bè cũng chỉ mới chi trả được 86 triệu đồng, còn nợ lại hơn 52 triệu đồng.

“Tôi chưa biết phải xoay ở đâu để trả, nhà có ba mẹ con, con trai lớn đi làm xa thu nhập chỉ đủ nuôi thân, tôi không có sức khoẻ nên làm bữa được bữa không. Không mượn được ở đâu nữa, chắc tôi sẽ bán nhà để lo cho con. Tôi rất ân hận vì đã chủ quan”, Mẹ K. chia sẻ.

Không may mắn như K., bệnh nhân T.T. (20 t.uổi) vào khoa ICU vào ngày 4/10, trong tình trạng chỉ hơi mệt, vẫn giao tiếp bình thường nhưng đến chiều thì trở nặng, mạch huyết áp không đo được, tay chân tím tái, điều trị hơn một tuần thì t.ử v.ong.

Trong quá trình điều trị, bệnh viện diễn tiến bệnh ngày càng nặng, xuất huyết nhiều, suy gan, suy thận phải lọc m.áu liên tục, thay huyết tương, thở máy. Bệnh nhân T. chỉ qua được đoạn nguy kịch ban đầu, nhưng sau đó tình trạng suy tạng và xuất huyết kéo dài.

Bác sĩ Hoàng Anh cho biết bệnh nhân K. thay lọc m.áu mỗi ngày, thay huyết tương thì cách ngày. Mỗi lần lọc m.áu hết gần 20 triệu đồng, thay huyết tương thì hơn 10 triệu đồng/lần. Kèm theo đó là t.iền thuốc, xét nghiệm và nhiều khoản khác, viện phí của bệnh nhân lên đến 700 triệu đồng, người nhà phải chi trả hoàn toàn vì không có bảo hiểm y tế.

vi sao benh nhan sot xuat huyet phai tra hang tram trieu dong vien phi 0eb 6722483

Máy lọc m.áu sử dụng cho bệnh nhân nặng, nguy kịch.

Ở ca bệnh thứ ba, bệnh nhân N.T.M.P. (33 t.uổi, ngụ Đồng Nai) cũng vào sốc khi nhập viện, bệnh nhân phải đặt nội khí quản. Mỗi lần mở máy sẽ tốn 20 triệu đồng, chưa tính các chi phí để vận hành. Sau hai tuần điều trị, tình trạng của chị P. đã cải thiện, cai máy thở và được chuyển xuống khoa thường. Cũng như hai bệnh nhân trước, chị P. không mua bảo hiểm y tế nên phải tự chi trả hơn 267 triệu đồng viện phí.

Nhưng đến nay, gia đình vay mượn nhiều nơi, thậm chí họ hàng phải bán đất, bán nhà cũng chỉ mới chi trả được 168 triệu đồng, còn lại hơn 99 triệu đồng.

Lý giải về số t.iền viện phí lên đến hàng trăm triệu đồng, bác sĩ Hoàng Anh phân tích, khi bệnh nhân vào sốc thì phải dùng những phương pháp chữa trị đặc biệt hàng chục triệu đồng, những loại thuốc nặng lên đến t.iền triệu mỗi liều, và các chế phẩm lọc m.áu cũng không rẻ. Số lượng sử dụng trong suốt quá trình là rất nhiều nên t.iền viện phí cao là điều hiển nhiên.

“Nếu bệnh nhân có bảo hiểm y tế thì sẽ đỡ gánh nặng viện phí. Nhưng thật không may, rất nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết nặng lại chủ quan, không mua bảo hiểm y tế dẫn đến gia đình lâm vào cảnh khó khăn”, bác sĩ Hoàng Anh cho biết.

Số ca mắc sốt xuất huyết có thể lập kỷ lục

Từ đầu năm 2022 đến nay, TP HCM ghi nhận hơn 62.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH). So với cùng kỳ năm 2021, số ca mắc tăng hơn 7 lần, tỉ lệ ca nặng tăng hơn 3,6 lần.

Các chuyên gia dự đoán số ca mắc sẽ cao nhất trong 25 năm trở lại đây.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM là bệnh viện tuyến cuối điều trị bệnh nhân SXH nặng ở khu vực phía Nam. ThS-BS Hà Thị Hải Đường, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực chống độc người lớn (ICU) Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM, cho biết 9 tháng đầu năm có 38.000 trường hợp đến khám mắc SXH. Trong đó có 10.952 bệnh nhân phải nhập viện. Số ca chuyển nặng hơn 1.756 ca. Đến nay đã có 25 bệnh nhân t.ử v.ong vì SXH, trong đó có 3 t.rẻ e.m.

Theo bác sĩ Hà Thị Hải Đường, năm nay, SXH có biểu hiện lâm sàng nặng hơn so với những năm trước. Bệnh nhân vào sốc sớm hơn, tái sốc nhiều hơn, số ca suy gan nặng, xuất huyết nặng cũng tăng. Đáng chú ý, đang có dịch cúm, do đó người lớn t.uổi, có bệnh nền, thai phụ vừa mắc cúm vừa mắc SXH sẽ có thể diễn tiến nặng khi mắc đồng bệnh.

so ca mac sot xuat huyet co the lap ky luc b0c 6699523

Bệnh nhân sốt xuất huyết nặng được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM

Nói về việc phân tầng điều trị bệnh SXH, bác sĩ Hải Đường cho biết tại khoa chỉ tiếp nhận ca nặng và rất nặng, trong đó 50% bệnh nhân cần hỗ trợ hô hấp và điều trị chuyên sâu. Việc phân tầng điều trị sẽ có chức năng, giới hạn, nhiệm vụ riêng của từng tầng. Hiện Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM có kết nối với các bệnh viện trong khu vực và các tỉnh, thành lân cận, sẵn sàng hỗ trợ về chuyên môn cho các tuyến trong trường hợp cần thiết.

Tương tự, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), cho biết từ đầu năm đến nay, bệnh viện tiếp nhận hơn 500 ca SXH nặng, trong đó có 2 bệnh nhân t.ử v.ong. Trường hợp t.ử v.ong do nhập viện quá muộn và chuyển viện trong tình trạng rất nặng mà không có sự hội chẩn trước với tuyến trên.

Theo bác sĩ Tiến, số ca SXH nhập viện tích lũy giảm nhưng số ca nặng chuyển đến vẫn tăng. Bác sĩ Tiến cho rằng có thể một mặt do độc lực virus gây bệnh SXH tăng hoặc có thể do công tác truyền thông giáo dục sức khỏe phổ biến hơn, người dân nắm bắt các dấu hiệu chuyển nặng, đưa bé vào bệnh viện sớm hơn, không để tình huống xấu xảy ra ở nhà.

Cũng theo bác sĩ Tiến, bên cạnh tổ chức lực lượng bác sĩ giỏi điều trị các ca mắc SXH nặng, Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố còn tổ chức tập huấn cho tuyến dưới để các bác sĩ ở tỉnh tự tin giữ bệnh nhân điều trị với những ca chưa quá nặng; đồng thời tư vấn, hội chẩn chuyên môn từ xa nhằm giúp tuyến dưới giải quyết bệnh nhân tại chỗ, tránh quá tải cho tuyến trên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *