Tại Anh, một trong những nước có tỷ lệ chích vắc xin cao, Chính phủ vẫn khuyến khích người dân thực hiện tự xét nghiệm nhanh Covid-19 tại nhà 2 lần trong một tuần.
Nước Đức cho rằng xét nghiệm nhanh là chìa khóa để “tái mở cửa” các hoạt động trong không gian kín. Tại châu Á, Singapore mặc dù đang ghi nhận các ca nhiễm cộng đồng đang giảm dần, việc triển khai tự xét nghiệm nhanh được đ.ánh giá là biện pháp “bổ sung” cho chiến lược giám sát tổng thể của Singapore trong bối c ảnh nước này muốn mở cửa lại nhiều hoạt động hơn.
Bài Viết Liên Quan
- Người phụ nữ t.ử v.ong do nuốt phải răng giả
- Thoái hóa cột sống, nỗi ám ảnh của người già: Đừng để đau mới lo phòng bệnh
- Cách chữa Covid-19 bị khuyến cáo ‘phản khoa học’
Xét nghiệm nhanh thường xuyên trong giai đoạn “sống chung với dịch”
Hiện tại nước Anh là nước có tỷ lệ tiêm vắc xin cao nhất thế giới với 80% số người trưởng thành tại Anh đã được tiêm một liều vắc xin ngừa Covid-19 và 58% đã tiêm đủ 2 liều, số ca t.ử v.ong tại nước này đã giảm mạnh so với trước đây và nhiều chuyên gia cho rằng đó là do hiệu quả của vắc xin. Vương quốc Anh đã gỡ bỏ dần các hạn chế Covid-19 vào ngày 19 tháng 7 và đã chọn cách sống chung với dịch bệnh.
Trong thời gian chờ đ.ánh giá toàn diện hơn về miễn dịch cộng đồng với Covid-19 sau khi tiêm vắc xin, Chính phủ Anh vẫn khuyến khích người dân tự thực hiện xét nghiệm nhanh tại nhà 2 lần mỗi tuần và gửi kết quả đến trang web hoặc qua số điện thoại tổng đài của chính phủ để ghi nhận kết quả. Các xét nghiệm nhanh giúp người dân và địa phương chủ động sàng lọc bước đầu và tạo điều kiện cho các nhà quản lý y tế hiểu rõ hơn về mức độ lây lan của vi rút tại những nơi khác nhau.
Ở Anh, khi một người có kết quả xét nghiệm dương tính tại nhà, họ cần phải tự cách ly ngay lập tức và phải liên hệ cơ quan y tế để tiến hành xét nghiệm RT-PCR (Phản ứng tổng hợp chuỗi polymerase sao chép ngược) hoặc đến trung tâm y tế để được xét nghiệm và khẳng định chẩn đoán.
Sàng lọc trước khi tham gia vào các hoạt động đông người
Khi tốc độ triển khai vắc xin ở châu Âu đang có những dấu hiệu chững lại, xét nghiệm kháng nguyên nhanh tại chỗ tiếp tục là quy trình sàng lọc hàng triệu người mỗi ngày trong các nhà máy, văn phòng, trường học và các ngành công nghiệp quan trọng khác. Ở Đức, những người muốn tham gia vào các loại hoạt động công cộng trong nhà hoặc dịch vụ chăm sóc cá nhân, họ cần có kết quả xét nghiệm nhanh âm tính trong vòng không quá 24 giờ. Mục tiêu của việc xét nghiệm nhanh là nhằm tìm ra những người có khả năng lây nhiễm trước khi họ có thể tham gia vào các hoạt động ở đám đông như phòng hòa nhạc, nhà hàng, hoặc những không gian kín có khả năng lây lan virus cao.
Tại Đức, các bộ dụng cụ tự xét nghiệm nhanh này hiện đã trở nên phổ biến tại các quầy thanh toán siêu thị, hiệu thuốc và thậm chí cả các trạm xăng kể từ khi các sản phẩm này lần đầu tiên có mặt trên thị trường vào hồi đầu năm. Các chuyên gia ở Đức cho biết họ tin rằng việc triển khai xét nghiệm nhanh phần nào đang giúp giảm số ca nhiễm virus, mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể.
Xét nghiệm nhanh đối với ngành thiết yếu, chăm sóc sức khỏe và dịch vụ trong nhà
Bộ Y tế của Singapore vừa qua công bố sẽ áp dụng triển khai việc xét nghiệm kháng nguyên nhanh đối với các nhân viên khi làm việc tại các cơ sở ăn uống, dịch vụ chăm sóc cá nhân (ví dụ: Dịch vụ chăm sóc da mặt và móng tay, phòng spa, phòng xông hơi khô, cơ sở mát-xa, dịch vụ làm tóc và trang điểm), các phòng tập thể thao nơi mà các khách hàng không thể đeo khẩu trang.
Singapore khuyến cáo người dân nếu nghi ngờ và lo lắng rằng bản thân có thể bị nhiễm Covid-19 thì hãy sử dụng bộ xét nghiệm nhanh để kiểm tra, đồng thời hãy trữ sẵn ít nhất hai bộ dụng cụ tự kiểm tra nhanh kháng nguyên này tại nhà để phòng trường hợp khi cần thiết.
Nếu kết quả xét nghiệm dương tính 2 lần, người dân cần phải thông báo kết quả và đến cơ sở y tế để có xét nghiệm khẳng định, tránh tiếp xúc với đám đông và tự cách ly tại nhà. Đối với các kết quả âm tính, người dân được khuyến cáo vẫn phải tiếp tục tuân thủ các quy định phòng chống dịch như rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà.
Bộ Y tế Việt Nam trong tháng 7 đã công bố, cập nhật danh sách 16 loại test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2, trong đó có 15 loại nhập khẩu từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mỹ,… Bộ Y tế cũng yêu cầu tăng cường thanh tra, kiểm tra và kiểm soát các sản phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 trôi nổi trên thị trường.
Hiện nay các chuỗi nhà thuốc lớn như Pharmacity đã có bán sản phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên được cấp phép bởi Bộ Y tế. Các nhà thuốc bán các sinh phẩm trang thiết bị y tế chẩn đoán xét nghiệm Covid-19 (ví dụ các test nhanh) phải đăng ký chức năng kinh doanh trang thiết bị y tế.
Vắc xin của AstraZeneca có hiệu quả với người trên 80 t.uổi
Theo kết quả nghiên cứu bước đầu công bố ngày 3-3 của ĐH Bristol (Anh), vắc xin COVID-19 của AstraZeneca có hiệu quả phòng bệnh tốt với những người lớn t.uổi sau một liều tiêm.
Theo dự kiến, EU sẽ chính thức cấp phép cho các nước thành viên sử dụng vắc xin AstraZeneca ngừa COVID-19 vào ngày 29-1-2021 – Ảnh minh họa: AFP
Theo Hãng tin AFP, mặc dù nghiên cứu này vẫn còn chưa được người trong giới bình duyệt – tiêu chuẩn vàng của một nghiên cứu khoa học, song đã phần nào cung cấp thêm một cơ sở khoa học cho thấy vắc xin này an toàn và hiệu quả với người cao niên.
Cho tới nay nhiều nước cũng đã khuyến nghị sử dụng vắc xin của AstraZeneca cho những người trên 65 t.uổi.
Nhóm nghiên cứu của ĐH Bristol tiến hành phân tích dữ liệu y tế từ các bệnh nhân trên 80 t.uổi đã nhập viện điều trị bệnh hô hấp tại Anh.
Tất cả họ đều đã được xét nghiệm COVID-19, sau đó chia thành hai nhóm dữ liệu riêng của những người dương tính và âm tính với virus corona.
Sau đó nhóm nghiên cứu xem xem bao nhiêu người trong mỗi nhóm đó được tiêm một liều vắc xin COVID-19 hoặc của AstraZeneca hoặc của Pfizer-BioNTech.
Họ thấy có 9/36 (25%) người bệnh dương tính với corona đã được tiêm vắc xin của AstraZeneca. Trong số các bệnh nhân âm tính với virus này, 53/90 (58,9%) đã được tiêm vắc xin AstraZeneca.
Theo đó, sự khác biệt về tỉ lệ giữa số ca âm tính và dương tính đã được tiêm một liều vắc xin COVID-19 cho thấy mức độ hiệu quả 80,4% trong việc giảm các triệu chứng bệnh nặng.
Các tác giả nghiên cứu cho rằng: “Chỉ một liều vắc xin hoặc của Pfizer-BioNTech, hoặc của AstraZeneca đều đã dẫn tới giảm đáng kể số ca nhập viện vì COVID-19 ở các bệnh nhân lớn t.uổi, yếu ớt với bệnh lý nền”.
Ông Stephen Evans, giáo sư dược học tại Trường Vệ sinh và y học nhiệt đới London, cho rằng các kết quả nghiên cứu “đã cung cấp thêm chứng cứ cho thấy các vắc xin đã có hiệu quả ở nhóm t.uổi lớn hơn vốn ít được nghiên cứu trong các thử nghiệm”.