Nghiên cứu phát hiện tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao hơn đáng kể ở những người uống thuốc Statin để điều trị mỡ m.áu cao.
Statin đã được sử dụng để điều trị cholesterol cao (mỡ m.áu cao) trong nhiều năm. Và các nhà khoa học cũng đã lo ngại sử dụng loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, theo nhật báo Anh Express.
Một thử nghiệm năm 2008, đã phát hiện những người sử dụng 20 mg loại statin có tên Rosuvastatin mỗi ngày, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn, theo Express.
Sau đó, thêm một nghiên cứu nữa cũng cho kết quả tương tự như nghiên cứu năm 2008.
Statin có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ảnh SHUTTERSTOCK
Cả hai nghiên cứu trên động vật và thử nghiệm lâm sàng trên người đều cho thấy statin có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng cách gây kháng insulin – loại hoóc môn giúp điều chỉnh lượng đường trong m.áu.
Theo tiến sĩ Savitha Subramanian, bác sĩ, phó giáo sư y khoa Đại học Washington (Mỹ), nguy cơ đặc biệt cao ở những bệnh nhân dùng thuốc với “liều lượng từ trung bình đến cao”, ví dụ: trường hợp dùng loại statin tên Atorvastatin liều 40 – 80 mg một ngày, theo Express.
Một nghiên cứu năm 2017 cũng cho thấy sử dụng statin làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường.
Các nhà nghiên cứu kết luận: Trong số người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, những người sử dụng statin có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao hơn đáng kể.
Như vậy, tác hại của statin trong việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đặc biệt lớn ở những nhóm người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao.
Vậy có phải tất cả những người dùng statin sẽ mắc bệnh tiểu đường?
Không. Tiến sĩ Marilyn Tan, bác sĩ, phó giáo sư y khoa tại Trường Y, Đại học Stanford (Mỹ), cho biết không hẳn như vậy, mà còn nhiều yếu tố khác có thể góp phần gây ra bệnh tiểu đường.
Nhưng một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tiểu đường vẫn là chế độ ăn uống không lành mạnh và ít vận động. Ảnh SHUTTERSTOCK
Một trong những yếu tố nguy cơ chính là chế độ ăn uống không lành mạnh và ít vận động. Kết hợp của cả hai yếu tố này có thể dẫn đến t.iền tiểu đường.
Chính vì lý do đó mà bệnh tiểu đường loại 2 thường xảy ra ở những người béo phì, thừa cân.
Dịch vụ Y tế Quốc gia khuyên nên kiểm tra cholesterol và huyết áp ít nhất mỗi năm 1 lần.
Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, vì vậy cần phải phát hiện và điều trị sớm huyết áp cao và cholesterol cao.
Cách tốt nhất để giảm nguy cơ biến chứng là kiểm soát lượng đường trong m.áu và kiểm tra bệnh tiểu đường thường xuyên.
Sụt cân không rõ nguyên nhân: Coi chừng có vấn đề nghiêm trọng!
Đừng vui mừng khi bạn nhận thấy cân nặng của mình giảm mà bạn không hề cố gắng.
Sụt cân không rõ nguyên nhân có thể có nghĩa là có gì đó nghiêm trọng đã bắt đầu trong cơ thể và bạn cần kiểm tra nó sớm nhất để ngăn chặn nó tiến triển, theo Times of India.
Các bệnh chủ yếu được phát hiện bằng cách giảm cân đột ngột cùng với các triệu chứng điển hình của căn bệnh cụ thể đó.
1. Ung thư
Đừng vui mừng khi bạn nhận thấy cân nặng của mình giảm mà bạn không hề cố gắng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Rất nhiều người sụt cân đột ngột đều có liên quan đến ung thư.
Sụt cân thường thấy ở bệnh nhân ung thư và có lẽ là một trong những dấu hiệu có thể nhìn thấy đầu tiên của căn bệnh này, theo nhiều tạp chí sức khỏe.
Được gọi là suy mòn, đây là một đặc điểm của sự phát triển ung thư trong cơ thể và đi kèm với các dấu hiệu khác như mệt mỏi, suy nhược, mất năng lượng, bơ phờ và khó thực hiện các công việc nhỏ.
2. Bệnh tiểu đường
Sụt cân không giải thích được cũng có thể chỉ ra bệnh tiểu đường ở một người.
Ở những người mắc bệnh tiểu đường, không đủ insulin làm suy giảm khả năng cơ thể lấy glucose từ m.áu và sử dụng nó cho các tế bào để sản xuất năng lượng.
Kết quả là, cơ thể bắt đầu đốt cháy chất béo và cơ bắp để cung cấp năng lượng cho hệ thống sinh học hoạt động tốt.
Điều này dẫn đến giảm trọng lượng tổng thể.
3. Mất trí nhớ
Bất cứ khi nào bạn nhận thấy cân nặng giảm đột ngột, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để biết lý do đằng sau nó. Ảnh SHUTTERSTOCK
Mặc dù điều này có thể khiến nhiều người ngạc nhiên, nhưng chứng sa sút trí tuệ được coi là lý do hàng đầu dẫn đến sụt cân không rõ nguyên nhân.
Theo một tài liệu nghiên cứu năm 2017, giảm trọng lượng cơ thể không chủ ý thường gặp ở bệnh nhân sa sút trí tuệ và có liên quan đến suy giảm nhận thức và kết quả bệnh kém hơn, theo Times of India.
Người ta đề xuất rằng một số loại thuốc chữa bệnh sa sút trí tuệ được thị trường chấp thuận, trong khi nhằm mục đích cải thiện kết quả nhận thức và chức năng của bệnh nhân sa sút trí tuệ, có liên quan đến việc giảm trọng lượng cơ thể hoặc chỉ số cơ thể được báo cáo.
Giảm trọng lượng cơ thể ở những bệnh nhân này cũng có thể do suy giảm nhận thức và thiếu hụt dinh dưỡng.
4. Cường giáp
Một lý do chính khác dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ trong trọng lượng cơ thể là cường giáp.
Trong trường hợp này, quá trình trao đổi chất tổng thể của cơ thể có thể bị đẩy nhanh gây sụt cân không chủ ý.
Mặc dù cảm giác thèm ăn của người đó vẫn như cũ, nhưng việc sụt cân vẫn diễn ra đáng kể.
Nhịp tim đ.ập mạnh là một triệu chứng điển hình khác của bệnh này, trong đó tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone thyroxine.
5. Loét dạ dày
Viêm loét dạ dày, tá tràng cũng có thể là một lý do khác khiến bạn đột ngột sụt cân rất nhiều.
Các vết loét có thể ngăn cản thức ăn qua đường tiêu hóa tạo cho bạn cảm giác no rất nhanh.
Nôn mửa thường xuyên cũng được thấy ở những người bị loét dạ dày, tá tràng.
6. Các biến chứng sức khỏe khác liên quan đến sụt cân không rõ nguyên nhân
Bất cứ khi nào bạn nhận thấy cân nặng giảm đột ngột, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để biết lý do đằng sau nó. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ngoài các bệnh kể trên, các biến chứng sức khỏe khác là: tăng canxi huyết, bệnh Parkinson, đột quỵ hoặc rối loạn thần kinh, bệnh Addison, rối loạn sử dụng rượu, bệnh Celiac, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh Crohn, nghiện m.a t.úy và suy tim.
Bất cứ khi nào bạn nhận thấy cân nặng giảm đột ngột, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để biết lý do đằng sau nó, theo Times of India.