N.am s.inh ở Long An từng trải qua giai đoạn nguy kịch, phải can thiệp ECMO vì hai phổi bị tổn thương rất nghiêm trọng.
Chiều 29/7, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM, cho biết hai anh em cùng mắc Covid-19 tại Cần Đước, Long An, đã hồi phục sức khỏe và được xuất viện sau thời gian nguy kịch do nhiễm SARS-CoV-2.
Bệnh nhân đầu tiên là Đ.H.Đ.P. (22 t.uổi, quê Cần Đước, Long An), sinh viên đại học ở TP.HCM có cơ địa béo phì (nặng 110 kg, cao 1,8 m), bệnh nền đái tháo đường type II.
Trước đó, P. được chuyển đến Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM trong tình trạng suy hô hấp nặng, co giật, lơ mơ, dọa ngưng thở, mạch, huyết áp không đo được.
Bệnh nhân lập tức được đặt nội khí quản và thở máy, hồi sức tuần hoàn, sau đó phải can thiệp ECMO vì tổn thương 2 phổi rất nghiêm trọng, oxy m.áu không cải thiện, thở máy xâm lấn.
Bài Viết Liên Quan
- Uống nước chanh, gừng, sả như trên mạng có ngừa được COVID-19?
- Dị vật ghim vào mắt do nghịch pháo tự chế từ diêm
- Mùa lạnh, không chỉ có bệnh hô hấp
Bác sĩ Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM nắm tay hai bệnh nhân sau khi họ cùng trải qua cơn bạo bệnh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân được lọc m.áu 15 lần, thay huyết tương 2 lần, thay màng ECMO 3 lần. Ngoài ra, n.am s.inh còn được điều trị với thuốc kháng sinh, kháng nấm để khi đối mặt với hàng loạt các n.hiễm t.rùng nguy hiểm ( n.hiễm t.rùng tiểu, n.hiễm t.rùng m.áu)… do nằm lâu, cơ địa suy giảm sức đề kháng.
Sau 3 tuần điều trị tích cực, tình trạng bệnh nhân cải thiện dần. Trải qua 30 ngày thở máy, anh được rút nội khí quản, 2 ngày sau được rút ECMO. Ngày 26/7, n.am s.inh đã được xuất viện sau quá trình tập vật lý trị liệu và dinh dưỡng.
Trường hợp thứ 2 là Đ.H.Đ.N. (29 t.uổi, anh trai của bệnh nhân P.), nhập viện trong tình trạng nặng và điều trị cùng khu Hồi sức tích cực với em trai. Bệnh nhân N. có t.iền sử loạn thần, viêm phổi tiến triển nhanh, suy hô hấp. Ngày 6/6, bệnh nhân được đặt nội khí quản. Sau 22 ngày, anh hồi phục, được cai máy thở, tập vật lý trị liệu.
TS Vĩnh Châu cho biết hai anh em đều đã ăn uống, sinh hoạt bình thường sau khi trở về nhà. Hôm nay, người mẹ của các bệnh nhân gọi điện cho bác sĩ để thông báo tình hình sức khỏe các con. Bà gửi lời cảm ơn các nhân viên y tế đã giúp gia đình đoàn tụ hạnh phúc ngay giữa mùa dịch.
Từ ngày 27/4 đến nay, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đã tiếp nhận điều trị cho 880 trường hợp mắc Covid-19 mức độ từ nặng trở lên, trong đó, 378 trường hợp khỏe mạnh xuất viện, 46 người t.ử v.ong.
Bệnh viện đang điều trị 476 ca bệnh nặng, trong đó, 219 bệnh nhân nguy kịch cần hỗ trợ thở oxy qua gọng mũi, oxy mask và máy HFNC, 74 bệnh nhân thở máy xâm lấn và 7 ca can thiệp ECMO.
Chạy đua với ‘tử thần’ để cứu F0 nguy kịch
Xe cứu thương lao đi trong đêm, đưa kíp bác sĩ Hồi sức Covid-19 cùng máy ECMO đến Bệnh viện Trưng Vương – nơi vừa báo động đỏ vì người phụ nữ mang song thai 25 tuần suy hô hấp, nguy kịch.
Khẩn cấp kết nối hệ thống ECMO (thiết bị oxy hóa qua màng ngoài cơ thể) vào thai phụ, các bác sĩ chuyển cả người lẫn máy móc lên xe cứu thương đưa về Bệnh viện Hồi sức Covid-19. Hơn 3h sáng, ê kíp mới ổn định xong máy lọc m.áu, máy thở, thiết lập các đường truyền thuốc.
Sau hơn một tuần điều trị tích cực, ngày 28/7, dù bệnh nhân còn thở máy nhưng tiên lượng khả quan hơn, tình trạng oxy m.áu cải thiện, tim thai hoạt động tốt. “Nếu không thực hiện ECMO ở thời điểm cấp cứu ấy, chắc chắn sẽ không có cơ hội cho cô ấy và thai nhi”, bác sĩ Trần Thanh Linh, Phó Khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, kiêm Phó giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Hồi sức Covid-19, nói.
Khu Hồi sức Cấp cứu (ICU) bao trùm bởi tiếng máy thở, máy monitor theo dõi dấu hiệu sự sống. Bên kia bức tường ngăn cách phòng bệnh, sinh mệnh của sản phụ khác cũng đang được các bác sĩ giành giật với tử thần nhờ hệ thống ECMO. Chị vừa mổ sinh vài ngày thì rơi vào nguy kịch, vừa được chuyển đến trong đêm.
Đây là hai trong hơn 400 bệnh nhân nguy kịch mà Bệnh viện Hồi sức Covid-19 đang điều trị, sau hơn hai tuần hoạt động. Cơ sở này thuộc tầng cuối trong hệ thống điều trị 5 tầng của TP HCM. Trong số các bệnh nhân có hơn 300 người đang dùng máy hỗ trợ hô hấp mức độ thấp hơn. Bác sĩ phải tính toán, dự trù cho những ca đang thở oxy qua mask, thở oxy dòng cao HFNC, nếu thất bại phải chuyển qua đặt nội khí quản thở máy.
Bác sĩ Trần Thanh Linh trao đổi về tình trạng bệnh nhân 33 t.uổi đang can thiệp ECMO, thở máy, lọc m.áu liên tục. Ảnh: Thành Nguyễn.
Trong bộ đồ bảo hộ trùm kín từ đầu đến chân, bác sĩ Trần Thanh Linh liên tục qua lại các phòng bệnh để ra y lệnh. Điện thoại của anh dồn dập cuộc gọi từ tuyến dưới, đề nghị tiếp nhận thêm bệnh nặng. Đôi mắt trũng sâu khó đoán cảm xúc, anh trả lời: “Bên đó đang cho thở máy thì cố gắng tiếp tục theo dõi. Bên này đã kín giường nên sẽ ưu tiên những ca nguy kịch chưa có máy thở từ trước. Chiều anh gọi lại nếu điều tiết được mới có thể tiếp nhận”. Ở cuộc gọi khác, bác sĩ Linh hướng dẫn, dặn dò ê kíp theo xe cứu thương “cố gắng không để bệnh nhân ngưng tim dọc đường”.
Thay phiên giữ điện thoại đường dây nóng hội chẩn, tiếp nhận bệnh 24/24, bác sĩ Linh và đồng nghiệp nhận hàng trăm cuộc gọi mỗi ngày liên quan các ca chuyển nặng. Bệnh viện đang ưu tiên tiếp nhận bệnh nhân nặng từ những đơn vị dã chiến, cách xa trung tâm thành phố. Các bệnh viện có điều kiện hơn được khuyến khích điều trị bệnh nhân nặng tại chỗ, “chia lửa” cho nơi này.
Phòng bệnh theo tiêu chuẩn chỉ một người, song lượng bệnh nhân quá đông khiến các bác sĩ phải cho 2 người cùng thở máy vào một phòng. Với trường hợp khẩn cấp, bác sĩ thậm chí phải kê thêm giường nhận ngay vì chỉ cần chậm trễ có thể nguy kịch tính mạng bệnh nhân.
Từng tham gia thiết lập các khu điều trị bệnh nhân nặng trong những đợt bùng phát dịch lớn tại Đà Nẵng, Bắc Giang, bác sĩ Linh cho rằng áp lực điều trị ở những nơi đó lớn nhưng “chẳng là gì” so với thực tế tại TP HCM lúc này. Với hơn 75.000 ca bệnh tính đến ngày 28/7, thành phố ghi nhận lượng lớn F0 trên 60 t.uổi với nhiều bệnh nền, bên cạnh một số ca trẻ t.uổi trở nặng nhanh. Chỉ tính riêng tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 đã có 14 người không thể qua khỏi, trong đó nhiều trường hợp vào viện đã rất nguy kịch. Các bác sĩ nhìn nhận đây là “điều khó tránh khỏi” do số bệnh quá nặng, quá nguy kịch, hơn 2/3 bệnh nhân trên 50 t.uổi và có nhiều bệnh nền.
Ngày rời Chợ Rẫy bước vào “trận đ.ánh lớn nhất” này, bác sĩ Linh dù đã tiên lượng mức độ khủng khiếp nhưng không tránh khỏi cảm giác xót xa khi chứng kiến cường độ làm việc của anh em. Bác sĩ khi rảnh tay có thể gồng gánh công việc điều dưỡng, điều dưỡng choàng công việc của hộ lý, không còn phân biệt nhiệm vụ nào là của ai. Có những lúc bệnh nhân này diễn tiến nguy kịch, bệnh nhân kia cần đặt nội khí quản gấp, tất cả cùng lao vào cuộc, dốc sức níu giữ sự sống người bệnh.
Cũng từng vào các tâm dịch trước đó, cùng nhận nhiệm vụ tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 như anh Linh, bác sĩ Huỳnh Quang Đại, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết hiện y bác sĩ chuyên về hồi sức không nhiều nên đội điều trị phải kết hợp nhân lực nhiều chuyên khoa khác. Mỗi kíp trực, bác sĩ hồi sức sẽ là trưởng tua để điều hành công việc, phối hợp mọi người hỗ trợ lẫn nhau, trên tinh thần vừa làm vừa đào tạo.
“Chuyện không mong muốn xảy ra ở thành phố mình, ai cũng phải gắng sức nhiều hơn nữa”, bác sĩ Đại nói.
Chưa từng tham gia điều trị Covid-19 trước đó, điều dưỡng Nguyễn Thị Thuý Liên (Khoa Nội Tiêu Hoá, Bệnh viện Chợ Rẫy) đang dần thích nghi với áp lực ở mức cao nhất. Chịu trách nhiệm theo dõi 4 phòng bệnh trong ca trực, nữ điều dưỡng 29 t.uổi quay cuồng giữa các công việc theo dõi monitor, máy thở, hút đàm nếu bệnh nhân thở máy nội khí quản, tiêm truyền thuốc theo chỉ định của bác sĩ, vệ sinh răng miệng bệnh nhân, cho bệnh nhân ăn, thay drap giường, ghi ghép tình hình sức khỏe từng ca…
Đưa tay chỉnh lại mask thở cho nữ bệnh nhân 65 t.uổi nằm thiêm thiếp, chị Liên cho biết nhiều bệnh nhân đang ổn thì chỉ số oxy trong m.áu SpO2 tụt ngay. Nguy hiểm là vậy nên chị và các đồng nghiệp rất áp lực, phải theo dõi xử lý liên tục. “Niềm vui của chúng tôi đơn giản lắm. Như trường hợp bác này, chỉ số SpO2 đã tăng từ 80 lên 90% (mức bình thường khoảng 95-100%), khả năng phục hồi nhiều”, chị nói.
Điều dưỡng Phương ghi chép lại tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Ảnh: Thành Nguyễn.
Chiều hai hôm trước, 17 người từng nguy kịch đã phục hồi, được Bệnh viện Hồi sức Covid-19 cho về nhà cách ly. Khoảng 100 người khác chuyển sang trạng thái nhẹ hơn, được đưa về bệnh viện tuyến trước điều trị.
Đến lúc rời viện, bà Xuân Loan, 52 t.uổi, vẫn chưa tin mình có thể khỏi bệnh trở về nhà gặp lại người thân. “Lúc nhập viện tôi không thở được, cứ nghĩ sẽ c.hết. Giờ chiến thắng tử thần, tôi không biết làm gì để trả ơn các y bác sĩ”, bà nói.
Còn ông Piers Birtwistle (53 t.uổi, quốc tịch Anh) liên tục bày tỏ hạnh phúc. Khi vào viện, ông thở oxy qua mask. Sau ba ngày, tình trạng diễn tiến nặng, ông phải chuyển sang thở oxy dòng cao, điều trị kháng đông tích cực, dùng corticoid theo phác đồ và nhanh chóng hồi phục ngoạn mục.
“Đây là những tín hiệu lạc quan, tiếp thêm nhiều động lực giúp đội ngũ y tế tiếp tục chiến đấu với rất nhiều khó khăn phía trước. Sau cơn đại dịch này, anh em sẽ trưởng thành hơn rất nhiều, không chỉ là chuyên môn mà còn nhiều thứ khác”, bác sĩ Linh nói.
Bệnh viện Hồi sức Covid-19 hình thành từ việc chuyển đổi công năng thần tốc từ Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2, hôm 13/7. Nơi này sẽ có 1.000 giường hồi sức tích cực (ICU) điều trị những bệnh nhân nặng, nguy kịch, góp phần lớn trong việc thực hiện chiến lược “hạn chế bệnh nhân tử vong” của TP HCM.
Trong giai đoạn một, bệnh viện đã trang bị 460 giường. Hơn 650 nhân viên y tế đang tham gia điều trị, đến từ các bệnh viện Chợ Rẫy, Nhân dân Gia Định, Nhân dân 115, Thống Nhất, Ung bướu, 71 Trung ương, 74 Trung ương và một số tỉnh thành. Nơi này đang huy động nhân lực, trang thiết bị như máy thở, ECMO, máy lọc m.áu… để nâng công suất lên 700 giường trong thời gian tới.