Thời gian gần đây, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) tiếp nhận nhiều trẻ đến khám và điều trị do mắc phải hội chứng Tic.
Qua khảo sát, hầu hết những trẻ mắc hội chứng này đều có thời gian xem tivi, sử dụng điện thoại quá nhiều.
Một bệnh nhi nam (10 t.uổi) được gia đình đưa đến khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 khám với các biểu hiện như nheo mắt, lắc đầu liên tục không kiểm soát được, tay chân bị giật… Qua tìm hiểu, các bác sĩ điều trị xác định bệnh nhi này mắc phải hội chứng Tic.
Trẻ đi khám do mắc hội chứng Tic gia tăng.
Bác sĩ Lý Hiển Khánh, khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, qua thăm khám và làm các xét nghiệm thì bệnh nhi này vẫn tỉnh táo, tiếp xúc bình thường không giống như mắc các bệnh về cơ thần kinh. Tuy nhiên, qua tìm hiểu người nhà cho biết ở nhà bệnh nhi này sử dụng điện thoại, ipad chơi game và xem ti vi rất nhiều, nhất là trong thời gian giãn cách xã hội vì dịch bệnh. Bệnh nhân được xác định mắc phải hội chứng Tic – hội chứng rối loạn vận động. Sau thời gian hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử và sử dụng thuốc liều thấp, bệnh nhi đã có nhiều cải thiện.
Theo bác sĩ Lý Hiển Khánh, số trẻ đến khám và điều trị do mắc phải hội chứng Tic gia tăng trong thời gian gần đây. Nếu như trước đó, trung bình 2 đến 3 ngày tại khoa Nhiễm – Thần kinh tiếp nhận khoảng 1 đến hai trường hợp thì thời gian gần đây trung bình mỗi ngày tiếp nhận 5 đến 6 trẻ đến khám. Nguyên nhân trẻ mắc hội chứng Tíc gia tăng có thể là do thời gian gian cách xã hội trẻ ở nhà và tiếp xúc màn hình máy tính, điện thoại, xem tivi quá nhiều. Hội chứng này có thể điều trị được, tuy nhiên trẻ rất dễ bị tái phát lại.
“ Trẻ mắc hội chứng Tic có thể vận động sinh hoạt bình thường nhưng do trẻ có những hành động như lắc đầu, giật vai, tay chân liên tục không kiểm soát được nên dễ bị kỳ thị, khiến trẻ tự ti và ảnh hưởng đến học tập ở trẻ. Để phòng ngừa hội chứng này, phụ huynh nên cho trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao, hạn chế trẻ sử dụng các loại màn hình ti vi, điện thoại..”, bác sĩ Lý Hiển Khánh thông tin.
Theo chuyên gia y tế, hội chứng Tic là việc vận động hoặc phát âm xuất hiện một cách bất thường và lặp đi lặp lại một cách mất kiểm soát. Tần suất, cường độ và thời gian giật các cơ ở từng trẻ khác nhau. Hội chứng này thường xảy ra ở t.rẻ e.m dưới 18 t.uổi. Thường trầm trọng khi trẻ ở độ t.uổi từ 11 – 12 t.uổi, sau đó giảm dần khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì. Đối với một số trẻ, rối loạn này sẽ biến mất hoàn toàn sau khi lớn nhưng cũng có trẻ đối mặt với nó đến khi trưởng thành.
Hội chứng Tic liên quan đến các biểu hiện về vận động và âm thanh, thường được chia làm hai nhóm đơn giản và phức tạp. Tic âm thanh đơn giản bao gồm: Thở dài, ho, lẩm bẩm, các âm thanh khác như tặc lưỡi, hắng giọng, la hét… Tic vận động đơn giản bao gồm nháy mắt, chun mũi, nhún vai, lắc đầu, giật cơ hàm.
Tic phức tạp kéo dài lâu hơn, diễn ra đồng thời các Tic đơn giản bao gồm Tic phức tạp về vận động như nhại động tác của người khác, vuốt tóc, đá chân, nhảy… hoặc về âm thanh nói các từ hoặc các câu lặp đi lặp lại và không phù hợp với bối cảnh, la hét…
Bác sĩ nói gì về việc ‘ôm điện thoại cả buổi’ trong nhà vệ sinh?
Các bác sĩ cảnh báo không nên duy trì thói quen ngồi lâu khi đi đại tiện, ôm điện thoại cả buổi trong nhà vệ sinh, vì nó gây ra tác hại khó lường.
Khảo sát trước đây cho thấy 80% số người thích ngồi lâu khi đi vệ sinh. Và khảo sát gần đây, bao gồm 9.800 người ở 10 quốc gia, cho thấy 65% thích sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh. Với 53% lướt mạng, 38% cập nhật tin tức, 31% chơi game, 29% làm việc hoặc nhắn tin, xem video, phim, theo nhật báo South China Morning Post.
Khảo sát gần đây, bao gồm 9.800 người ở 10 quốc gia, cho thấy 65% thích sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc ngồi trong nhà vệ sinh trong thời gian dài có thể gây ra rủi ro cho sức khỏe, theo nhật báo Anh Express.
Đi đại tiện quá lâu có thể gây ra áp lực chèn ép bên trong trực tràng và h.ậu m.ôn, từ đó dẫn đến bệnh trĩ.
Chuyên gia y tế Stephanie Taylor, người sáng lập StressNoMore – thương hiệu chăm sóc sức khỏe hàng đầu của Anh – cho biết: Nhiều người có sở thích dùng điện thoại để đọc báo hoặc lướt mạng trong khi đi vệ sinh, nhưng điều này có thể gây hại cho trực tràng.
Ngồi lâu gây thêm áp lực lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới, cuối cùng có thể dẫn đến bệnh trĩ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ngồi lâu gây thêm áp lực lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới, cuối cùng có thể dẫn đến bệnh trĩ, gây khó chịu và dẫn đến c.hảy m.áu trực tràng, theo Express.
Chuyên gia y tế Stephanie Taylor cho biết thêm: Tránh ngồi trên bồn cầu quá lâu tại một thời điểm. Chỉ nên nán lại chừng nào còn cảm giác “muốn đi”, nếu không, hãy đứng dậy và làm việc khác.
Không nên đi vệ sinh lâu hơn 10 phút
Tiến sĩ Karan Rajan, bác sĩ phẫu thuật của dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), giảng viên tại Đại học Imperial College London và Đại học Sunderland (Anh), cũng cảnh báo không nên đi vệ sinh lâu hơn 10 phút, để tránh bệnh trĩ, theo kênh tin tức News 18 (Ấn Độ).
Ông cảnh báo đây là một thói quen rất có hại cho sức khỏe.
Ông khuyên: Cố gắng không đi vệ sinh quá 10 phút. Theo ông, ngồi càng lâu, “máu càng dễ đọng lại trong các tĩnh mạch trực tràng gây ra bệnh trĩ”.
Đồng thời, ông cũng chỉ ra 2 điều nên tránh khi đi vệ sinh.
Đó là không nên “rặn”. Ông cho biết, “rặn” khi đi vệ sinh sẽ dẫn đến các mạch m.áu sưng lên và gây ra bệnh trĩ.
Nguy hiểm hơn, nghiên cứu cho thấy bệnh trĩ làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Và lời khuyên tiếp theo là: Đừng bỏ qua chất xơ. Theo ông, mọi người nên ăn từ 2 đến 30 g chất xơ mỗi ngày, theo News 18. Ngoài ra, cũng nên uống nhiều nước.