Theo HCDC TPHCM, Bộ Y tế vừa quyết định phân bổ thêm gần 980.000 nghìn liều vắc xin cho thành phố, nâng tổng số vắc xin được cấp trong 3 đợt gần nhất lên hơn 1,1 triệu liều.
Sáng 4/8, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) thông tin, trong khoảng 12 giờ qua, thành phố ghi nhận thêm 2.365 trường hợp mắc Covid-19, nâng tổng số ca bệnh đợt dịch thứ 4 lên hơn 104.500 ca.
Trong ngày 3/8, có 3.127 người xuất viện, nâng tổng ca mắc Covid-19 được điều trị lành bệnh đợt dịch thứ 4 là 40.973 trường hợp.
Theo HCDC, Bộ Y tế đã quyết định phân bổ thêm gần 980.000 nghìn liều vắc xin cho thành phố, nâng tổng số vắc xin được cấp trong 3 đợt gần nhất lên hơn 1,1 triệu liều. Ngoài ra, các viện, bệnh viện, đơn vị Trung ương tại TPHCM cũng được cấp 40.000 liều trong các đợt này để tiêm cho người dân trên địa bàn.
Bài Viết Liên Quan
- Xuất huyết não do uống toa thuốc cũ không tái khám
- Từ trường hợp b.é g.ái 12 t.uổi bị áp xe tai, tụ mủ do xỏ khuyên tai, cha mẹ đừng làm ngơ với lời khuyên này của bác sĩ
- Điều trị ‘bão cytokine’ như thế nào
Nhấn để phóng to ảnh
Bộ Y tế đã quyết định phân bổ thêm gần 980.000 nghìn liều vắc xin cho TPHCM.
Đến nay, TPHCM là địa phương được phân bổ vắc xin nhiều nhất với hơn 4 triệu liều (bao gồm cả số lượng vắc xin phân bổ cho các Viện, Bệnh viện, đơn vị Trung ương trên địa bàn) với tỷ lệ phân bổ đạt 29%.
Chiến dịch tiêm chủng đợt 5 đã kết thúc, TPHCM chính thức bước vào chiến dịch tiêm chủng đợt 6 và vẫn sử dụng 3 loại vắc xin AstraZeneca, Moderna và Pfizer để tiêm cho người dân.
Khi có sự thẩm định và cho phép lưu hành của Bộ Y tế, một triệu liều vắc xin Vero Cell mới được đưa vào tiêm chủng và dựa trên tinh thần tự nguyện của người dân.
Nhấn để phóng to ảnh
Dự kiến trong tháng 8/2021, TPHCM sẽ bao phủ vắc xin từ 70-80% cho người từ 18 t.uổi trở lên (Ảnh: Nguyễn Quang).
Thành phố sẽ tiếp tục tìm nguồn cung ứng để cố gắng đạt mức vắc xin bao phủ 70-80% cho người từ 18 t.uổi trở lên vào cuối tháng 8.
Bên cạnh đó, TPHCM đã thành lập Trung tâm tiếp nhận và cấp phát hỗ trợ nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân theo ba cấp: cấp thành phố, cấp quận, huyện và phường, xã.
Trung tâm có 3 thành phần chính gồm: đội ngũ công nghệ thông tin và truyền thông để tuyên truyền; bộ phận tiếp nhận và điều phối nguồn hàng và bộ phận cấp phát trực tiếp đến tay người dân cần hỗ trợ.
Theo HCDC, tình hình dịch bệnh tại TPHCM đã có những chuyển biến tích cực, trong đó một phần là nhờ vào sự chung tay, đồng hành của người dân thông qua các mô hình tự quản, bảo vệ “vùng xanh”.
Để tiếp tục kéo giảm số ca mắc, mở rộng “vùng xanh”, mỗi người dân tiếp tục thực hiện tốt các quy định của Chỉ thị 16 và các biện pháp tăng cường, khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, quy định tại khu cách ly, khu phong tỏa, hạn chế tối đa tiếp xúc giữa người với người.
Trung Kiên
Các loại thuốc nên và không nên dùng khi tiêm vaccine Covid-19
Theo TS.DS Phạm Đức Hùng, trước khi tiêm chủng, bạn nên khai báo các loại thuốc đang sử dụng với nhân viên y tế để đảm bảo hiệu quả và tránh phản ứng không mong muốn.
Hiệu quả vaccine phụ thuộc vào mức độ phản ứng của hệ thống miễn dịch. Do vậy, bạn cần nắm rõ việc sử dụng các loại thuốc trước và sau khi tiêm để đảm bảo vaccine đem lại hiệu quả tốt nhất.
Các loại thuốc có thể sử dụng
Thuốc giảm đau, hạ sốt như Paracetamol (Efferalgan, Panadol, Hapacol, Tylenol…), Ibuprofen (Advil, Brufen), Aspirin…, có thể sử dụng để giảm các triệu chứng sau khi tiêm phòng vì phản ứng miễn dịch đang bắt đầu.
Thuốc kháng sinh không có ảnh hưởng hoặc tương tác với vaccine Covid-19. Vì vậy khi được chỉ định, bạn có thể dùng kháng sinh bất cứ lúc nào.
Thuốc giảm đau, hạ sốt như Paracetamol có thể sử dụng để giảm các triệu chứng sau khi tiêm phòng. Ảnh: Netnoticias.
Thuốc trị cao huyết áp (Losartan, Valsartan, Amlodipine…), trị các bệnh về tim, tiểu đường (Metformin) , mỡ m.áu (Atorvastatin), hen suyễn, bệnh về phổi hoặc bệnh mạn tính khác vẫn cần được duy trì sử dụng trước và sau khi tiêm phòng. Vaccine Covid-19 chỉ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, không tác động đến hiệu quả các loại thuốc dùng trong kiểm soát bệnh mạn tính. Do đó, bạn không nên ngừng đột ngột vì lo sợ sẽ có phản ứng không tốt với vaccine.
Thuốc chống đông m.áu (warfarin), thuốc chống kết tập tiểu cầu (clopidogrel) cũng an toàn với vaccine. Tuy nhiên, người được tiêm chủng nên khai báo với nhân viên y tế. Bởi sau khi tiêm, m.áu có thể ngừng chảy lâu hơn. Hai loại thuốc này có thể gây ra bầm tím nhiều hơn xung quanh vết tiêm.
Các loại thuốc không nên sử dụng
Thuốc ức chế miễn dịch: Nhóm Corticosteroid được sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt là trong thời điểm dịch bùng phát hiện nay (Methylprednisolone, Prednisolone, Prednisone, Dexamethasone…).
Ngoài ra, còn có các hoạt chất như Tofacitinib, Methotrexate, Azathioprin, Cyclophosphamid, Daclizumab, Basiliximab, Cyclosporin, Tacrolimus, Sirolimus…
Các thuốc trên có tác dụng ức chế miễn dịch, dùng để điều trị bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, bệnh nội tiết, ung thư…
Vaccine hoạt động bằng cách “dạy” cho hệ thống miễn dịch nhận ra mối đe dọa cụ thể. Cơ thể phản ứng lại nếu nó gặp mối đe dọa đó một lần nữa. Nhóm thuốc này ức chế khả năng đó, khiến cho hiệu quả của các loại vaccine (không chỉ vaccine ngừa Covid-19) bị giảm và làm chậm tốc độ tạo ra kháng thể.
Dược sĩ Trần Thị Quốc Tuyến. Ảnh: DSCC
Vì vậy, bạn nên ngừng thuốc trong vòng 14 ngày trước và sau khi tiêm vaccine. Những người cần phải duy trì thuốc để điều trị các bệnh mạn tính hoặc trong vài trường hợp khẩn cấp nên tham vấn ý kiến bác sĩ để đ.ánh giá mức độ rủi ro và lợi ích khi tiêm.
Thuốc giảm đau, hạ sốt được khuyến cáo dùng sau khi tiêm. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng trước khi tiêm với mục đích phòng tác dụng phụ của vaccine vì nguy cơ ảnh hưởng đến hiệu quả tạo kháng thể chống lại virus. Nếu thuốc cần được duy trì sử dụng, bạn vẫn có thể dùng trước khi tiêm vaccine khi đã tham khảo đầy đủ ý kiến bác sĩ.
Nhóm thuốc kháng Histamin dùng trước khi tiêm chủng nhằm phòng ngừa phản ứng dị ứng cũng không được khuyến cáo sử dụng.
Các loại vaccine khác: Hiện vẫn chưa có nhiều thông tin liên quan tính an toàn và hiệu quả của vaccine Covid-19 khi được sử dụng cùng với các loại vaccine khác. Vì vậy, việc tiêm phòng các loại vaccine nên cách nhau ít nhất 14 ngày là cần thiết để đảm bảo hiệu quả và tránh phản ứng không mong muốn.
Bài viết do TS.DS Phạm Đức Hùng (từng thực tập ở Đại học Harvard, Mỹ; tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Leuven, Vương quốc Bỉ) và Dược sĩ Trần Thị Quốc Tuyến (Hành nghề tại Hungary) cung cấp thông tin.