Thời tiết hanh khô, bệnh lý về da tăng cao

Thời tiết giao mùa, hanh khô khiến số người gặp các bệnh lý về da tăng cao trong những ngày qua. Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh không nên chủ quan và tự ý bôi/uống các thuốc chữa bệnh viêm da mà không rõ nguồn gốc.

thoi tiet hanh kho benh ly ve da tang cao f0f 6731866
Thăm khám viêm da cho bệnh nhân. Ảnh: TL.

Thông tin từ Bệnh viện Da liễu Hà Nội cho biết, những ngày qua cơ sở y tế này tiếp nhận bệnh nhân đến khám đông hơn với các bệnh về da, như viêm da cơ địa, vảy nến, mề đay, da khô, ngứa, chàm, nứt nẻ do lạnh. Không chỉ người lớn, nhiều t.rẻ e.m cũng được bố mẹ đưa đến trong tình trạng da khô đỏ, ngứa diện rộng bởi tình trạng viêm da cơ địa. Đặc biệt, nhiều trường hợp đến khám do chăm sóc chưa đúng cách (như tự mua thuốc điều trị, tắm lá) khiến tổn thương da ngày càng trầm trọng.

Cụ thể như, bà N.T. T. (57, t.uổi Hưng Yên) đến Bệnh viện Da liễu Hà Nội khám bệnh trong tình trạng đau nhức vùng tai trái kèm theo xuất hiện các nốt mụn nước tập trung thành từng đám. Trước đó ít ngày bệnh nhân thấy đau rát, châm chích vùng da sau đầu, nghĩ do đau nhức thông thường nên chỉ ra quầy mua thuốc giảm đau uống nhưng không khỏi, sau đó xuất hiện các mụn nước, tập trung như chùm nho, đau nhói, đau giật tăng dần mới đi khám. Tại đây, sau thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị Zona thần kinh vùng đầu mặt cổ được kê đơn thuốc điều trị ngoại trú và hẹn tái khám.

Ghi nhận tại Bệnh viện Da liễu trung ương cũng cho thấy, số lượng bệnh nhân đến khám đang tăng nhẹ. Khoảng 50% số người bệnh đến khám tại bệnh viện đều liên quan đến vấn đề khô da gây ngứa. Trong đó, có nhiều trường hợp t.rẻ e.m bị viêm da cơ địa nặng, vảy nến thể nặng cần điều trị nội trú.

Còn tại bệnh viện Nhi trung ương, các bác sĩ cho biết, thời gian gần đây, trẻ đến khám và điều trị do viêm da cơ địa tại khoa Da liễu của bệnh viện có xu hướng gia tăng. Đơn cử, b.é t.rai T. P. (14 tháng t.uổi, ở Hà Nội) bị nổi mảng rát đỏ, da khô sần, ngứa ở lưng, ngực, hai tay, chân tuy nhiên gia đình không cho con đi khám ngay mà tự mua thuốc về nhà điều trị. Những ngày sau đó, tình trạng trạng sẩn ngứa của trẻ không thuyên giảm mà tiếp tục lan ra toàn thân khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu, ngủ không ngon, ăn kém. Diễn biến ngày càng nặng của bệnh khiến gia đình đưa trẻ đến khám tại phòng khám chuyên khoa Da liễu của bệnh viện và được chẩn đoán bị viêm da cơ địa.

TS. BS Phạm Thị Mai Hương – Trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, viêm da cơ địa còn gọi là bệnh chàm thể tạng (eczema), là một bệnh viêm da tái phát, mãn tính, chủ yếu gặp ở t.rẻ e.m và có liên quan tới cơ địa dị ứng. Bình thường da có một lớp màng bảo vệ, giúp ngăn nước trong da không bị bốc hơi và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Tuy nhiên, ở người viêm da cơ địa, lớp màng bảo vệ bị tổn thương, da bị khô, mất nước, các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập và làm xuất hiện các nốt mẩn đỏ, mụn nước ngứa ngáy trên da. Bệnh viêm da cơ địa thường xuất hiện khá sớm, có tới 60% trẻ viêm da cơ địa phát bệnh trong năm đầu đời, 30% trong 5 năm đầu và chỉ có 10% phát bệnh sau 5 t.uổi. Thông thường, 95% bệnh ổn định sau 2 t.uổi, 5% chuyển thành viêm da cơ địa ở trẻ lớn. Tuy nhiên, một số trường hợp viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần cho tới khi trưởng thành gây nhiều bất tiện và ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Theo TS. BS Lê Đức Minh – Trưởng khoa Điều trị Tổng hợp, Bệnh viện Da liễu Hà Nội, để phòng, chống các bệnh về da trong tiết trời hanh khô hiện nay, người dân cần uống đủ nước (từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày) để giúp cung cấp độ ẩm cho da từ bên trong. Khi trời lạnh, độ ẩm trong không khí thấp, da trở nên khô sần, mất nước nên cần cung cấp nước đầy đủ, kịp thời. Đồng thời tăng cường các loại rau củ, trái cây, chúng không chỉ giúp bổ sung nước mà còn cung cấp vitamin cùng các chất khoáng có lợi cho da. Đặc biệt, vitamin B còn giúp phục hồi những làn da bị khô nẻ, do đó nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin B từ thịt gà, cá ngừ, ngũ cốc, các loại đậu, bơ, chuối.

Che chắn cho da cẩn thận khi ra ngoài bằng bôi kem chống nắng. Không nên tắm các loại nước lá, đặc biệt là vào mùa đông là nguy cơ tiềm ẩn gây nên viêm da cơ địa. Tắm nước vừa ấm, không tắm nước quá nóng gây khô, nẻ da.

Bác sĩ Minh nhấn mạnh, đối với các bệnh da hay gặp vào mùa đông, việc dưỡng ẩm cho da là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, không phải cứ bôi kem dưỡng ẩm lên da là xong, mà cần phải bôi đúng cách thì da mới giữ được độ ẩm lâu. Cần bôi kem dưỡng ẩm 2 lần/ngày, trong ngày có ít nhất một lần nhằm khóa ẩm cho da.

Một vấn đề nữa cũng cần hết sức lưu ý đó là việc sử dụng các loại thuốc. Thuốc bôi cũng như thuốc uống (trừ mỹ phẩm) đều phải do bác sĩ chuyên khoa chỉ định, đặc biệt là bôi ở mặt và các vùng da mỏng. Các thuốc bôi có corticosteroid bôi kéo dài sẽ gây giãn mạch, teo da, phát ban trứng cá… Chính vì vậy, người dân không được tự mua thuốc về sử dụng.

TP.HCM lên 3 kịch bản ứng phó tình huống từ 2.000 đến 6.000 bệnh nhân sốt xuất huyết

Sở Y tế TP.HCM cho biết TP dự tính chia thành 3 tình huống để ứng phó với dịch sốt xuất huyết, đảm bảo sẵn sàng kích hoạt hệ thống điều trị, đáp ứng tình huống từ 2.000 đến 6.000 bệnh nhân.

tphcm len 3 kich ban ung pho tinh huong tu 2000 den 6000 benh nhan sot xuat huyet 6c0 6541611

Người bệnh sốt xuất huyết được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM – Ảnh: THU HIẾN

Ngày 14-7, Sở Y tế TP.HCM đã ban hành kế hoạch đảm bảo công tác thu dung, điều trị sốt xuất huyết trên địa bàn TP.

Theo đó, nhằm chủ động nguồn lực đảm bảo sẵn sàng kích hoạt hệ thống điều trị, đáp ứng tình huống từ 2.000 đến 6.000 ca mắc sốt xuất huyết, TP dự tính chia thành 3 tình huống để ứng phó với dịch sốt xuất huyết:

Tình huống 1 (dưới 300 ca nhập viện mới mỗi ngày, dưới 2.000 ca đang điều trị nội trú và dưới 200 ca nặng tại các bệnh viện): Tổng quy mô giường bệnh điều trị sốt xuất huyết là 2.405 giường, số giường hồi sức tích cực là 260 giường. Bao gồm 14 bệnh viện: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, Bệnh viện Quân y 175…

Trong tình huống này, ưu tiên điều trị các trường hợp nặng tại các bệnh viện bộ ngành, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Trưng Vương và các bệnh viện đa khoa của TP. Đối với t.rẻ e.m là bệnh viện chuyên khoa nhi.

TP sẽ cần 300 bác sĩ và 600 điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết, 160 bác sĩ chuyên khoa hồi sức và 320 điều dưỡng chăm sóc người bệnh nặng.

Tình huống 2 (từ 300 – 600 ca nhập viện mới mỗi ngày, 2.000 – 4.000 ca đang điều trị nội trú và 200 – 400 ca nặng tại các bệnh viện): Tổng số giường điều trị sốt xuất huyết là 4.000 giường và 410 giường hồi sức tích cực tại 14 bệnh viện.

Trong tình huống 2, mở rộng quy mô giường bệnh điều trị sốt xuất huyết và giường bệnh hồi sức tích cực tại các bệnh viện công lập. Tình huống này cần 550 bác sĩ và 1.100 điều dưỡng chăm sóc, 320 bác sĩ chuyên khoa hồi sức và 640 điều dưỡng chăm sóc người bệnh nặng.

Tình huống 3 (từ 600 – 900 ca nhập viện mới mỗi ngày, 4.000 – 6.000 ca đang điều trị nội trú và 400 – 600 ca nặng tại các bệnh viện): Tổng số giường ở tình huống này là 6.000 giường và 605 giường hồi sức tích cực. Tình huống này cần 800 bác sĩ và 1.600 điều dưỡng chăm sóc người bệnh, 480 bác sĩ chuyên khoa và 960 điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân nặng.

Sở Y tế cho biết theo báo cáo của một số bệnh viện tuyến cuối, ước tính trung bình 1 ca sốt xuất huyết nặng sẽ sử dụng 6 lít dịch truyền và 2 đơn vị m.áu, chế phẩm m.áu. Do đó dựa vào tình huống cụ thể cần phải dự trù dịch truyền, m.áu và các chế phẩm m.áu đảm bảo sử dụng trong 1 tháng.

Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện sẵn sàng tiếp nhận, điều trị người bệnh sốt xuất huyết theo phân tuyến; rà soát, điều chỉnh lại các quy trình tiếp nhận, sàng lọc, tiêu chí phân loại cụ thể với từng ca bệnh sốt xuất huyết.

Đặc biệt, các bệnh viện phải tăng cường theo dõi người bệnh sốt xuất huyết đang nằm nội trú trong các ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần để phát hiện, điều trị kịp thời ca bệnh có diễn tiến bệnh nặng lên. Củng cố đường dây điện thoại nóng tại các bệnh viện tuyến cuối, đảm bảo đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị, dịch truyền m.áu…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *