T.huốc l.á không chỉ gây khó khăn cho việc thụ thai mà còn có thể làm suy yếu khả năng duy trì thai nhi trong bụng mẹ.
Theo ThS. BS Phan Chí Thành – Chánh văn phòng Trung tâm đào tạo ( Bệnh viện Phụ sản Trung ương), dù phụ nữ hút t.huốc l.á hay bị phơi nhiễm bởi khói t.huốc l.á ( hút thuốc thụ động) cũng đều bị ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản.
Hút thuốc ảnh hưởng đến khả năng có con
Bác sĩ Thành cho biết, hầu hết mọi người đều hiểu rằng hút t.huốc l.á làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, mạch và phổi mà ít ai nhận ra rằng hút thuốc cũng có thể dẫn đến các vấn đề về khả năng sinh sản ở cả nam và nữ.
Khi hút thuốc sẽ dễ dẫn tới tình trạng rối loạn chức năng cương dương và tỷ lệ biến chứng khi mang thai, điều đó làm ảnh hưởng đến khả năng có con.
T.huốc l.á để lại nhiều hệ lụy nguy hiểm (Ảnh minh họa)
Hút thuốc ảnh hưởng đến trứng hoặc t.inh t.rùng không?
Các chất hóa học (như nicotin, xyanua và carbon monoxide) trong khói t.huốc l.á làm tăng tốc độ thoái hoá trứng.
“Thật không may, một khi trứng lão hoá, chúng không thể tái sinh hoặc thay thế được. Điều này có nghĩa là mãn kinh xảy ra sớm hơn từ 1 đến 4 năm ở những phụ nữ hút thuốc (so với những người không hút thuốc)”, vị chuyên gia cho hay.
Nam giới hút thuốc có thể bị giảm chất lượng t.inh t.rùng với số lượng (số lượng t.inh t.rùng) và khả năng vận động (khả năng di chuyển của t.inh t.rùng) thấp hơn và tăng số lượng t.inh t.rùng có hình dạng bất thường. Hút thuốc cũng có thể làm giảm khả năng thụ tinh với trứng của t.inh t.rùng.
Hút thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai như thế nào?
Theo bác sĩ Thành, phụ nữ hút thuốc không thụ thai hiệu quả như những người không hút thuốc. Tỷ lệ vô sinh ở cả nam và nữ hút thuốc cao gấp đôi tỷ lệ vô sinh ở những người không hút thuốc. Nguy cơ đối với các vấn đề về khả năng sinh sản tăng lên với số lượng t.huốc l.á hút hàng ngày.
Ngay cả các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh ống nghiệm cũng không thể khắc phục được hoàn toàn ảnh hưởng của hút thuốc đối với khả năng sinh sản.
Phụ nữ hút thuốc cần nhiều thuốc kích thích buồng trứng hơn trong quá trình thụ tinh ống nghiệm và vẫn có ít trứng hơn tại thời điểm lấy lại và có tỷ lệ mang thai thấp hơn 30% so với bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm không hút thuốc.
Bởi vì hút thuốc làm hỏng gene vật chất di truyền trong trứng và t.inh t.rùng, tỷ lệ sẩy thai và con cái bị dị tật bẩm sinh cao hơn ở những bệnh nhân hút thuốc. T.huốc l.á điện tử không khói cũng dẫn đến tăng tỷ lệ sẩy thai.
Phụ nữ hút thuốc có nhiều khả năng mang thai bất thường về nhiễm sắc thể (chẳng hạn như thai bị ảnh hưởng bởi hội chứng Down) hơn những bà mẹ không hút thuốc. Thai ngoài tử cung và sinh non cũng xảy ra thường xuyên hơn ở những phụ nữ hút thuốc.
Hút t.huốc l.á làm tăng tỷ lệ vô sinh, hiếm muộn (Ảnh minh họa)
Mẹ bầu hít khói thuốc có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Hút thuốc trong khi mang thai cũng có thể dẫn đến hạn chế sự phát triển của em bé trước khi sinh. T.rẻ e.m sinh ra với trọng lượng sơ sinh thấp hơn dự kiến có nguy cơ mắc các vấn đề y tế cao hơn sau này (chẳng hạn như bệnh tiểu đường, béo phì và bệnh tim mạch).
T.rẻ e.m có cha mẹ hút thuốc có nhiều nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) và phát triển bệnh hen suyễn.
Hút t.huốc l.á thụ động ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
Phụ nữ tiếp xúc với khói thuốc có thể phải chịu tất cả các nguy cơ sức khỏe nêu trên.
Hít khói thuốc trong khi mang thai cũng có thể dẫn đến hạn chế sự phát triển của thai nhi (Ảnh minh họa)
Nếu tôi ngừng hút thuốc, cơ hội thụ thai và mang thai khỏe mạnh của tôi có được cải thiện không?
Trả lời câu hỏi này, bác sĩ Thành cho hay, bỏ t.huốc l.á có thể cải thiện khả năng sinh sản mặc dù không thể đảo ngược việc giảm nguồn cung cấp trứng. Tỷ lệ các biến chứng thai kỳ sẽ giảm hơn nếu như bỏ t.huốc l.á.
Vị bác sĩ nhấn mạnh, hút thuốc có thể dẫn đến một số tổn hại về khả năng sinh sản lâu dài, do đó cách duy nhất để thực sự thoát khỏi tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe là hãy ngừng hút thuốc.
“Bỏ t.huốc l.á là điều không dễ dàng nhưng có nhiều cách để khắc phục tình trạng đó nếu bạn cố gắng. Trong trường hợp, sức khỏe có những dấu hiệu bất thường cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở uy tín để được thăm khám và điều trị sớm nhất”, bác sĩ Thành nhắn nhủ.
Vì sao bà bầu phải uống nhiều nước, uống thế nào cho đúng?
Nước uống đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể và sức khỏe con người. Đặc biệt với những phụ nữ đang mang thai, việc uống nước lại càng quan trọng hơn.
Việc uống đủ nước với bà bầu vô cùng quan trọng và là thứ không thể thiếu (Ảnh minh họa)
Nước uống có vai trò quan trọng như thế nào đối với bà bầu?
ThS.BS Phan Chí Thành – Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo – Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, nước là khởi nguồn của sự sống, bất cứ ai cũng cần sử dụng nước. Đối với bà bầu, nước lại càng quan trọng và là thứ không thể thiếu.
Thứ nhất, nước vận hành dinh dưỡng từ cơ thể mẹ đến thai nhi. Các chất dinh dưỡng muốn vận chuyển đến thai nhi một cách dễ dàng, trơn tru cần có sự hỗ trợ của nước.
Thứ hai, nước hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Nước đào thải cặn bã trong cơ thể, giúp việc tiểu tiện, đại tiện thuận lợi và đúng quy trình, việc uống đủ nước giúp mẹ và bé tránh được nguy cơ viêm đường tiết niệu hay táo bón.
“Táo bón là một trong những ám ảnh cực lớn của rất nhiều mẹ bầu, vì vậy uống đủ nước giúp cho mẹ bầu có hệ tiêu hóa tuần hoàn tốt hơn, tránh bị táo bón”, bác sĩ Thành cho hay.
Thứ 3, đặc biệt quan trọng với mẹ bầu, nhất là các mẹ đang cho con bú. Rất nhiều mẹ thắc mắc: “Ăn thực phẩm gì để có nhiều sữa cho con bú?”
Trả lời câu hỏi này, bác sĩ Thành nhấn mạnh, thực tế, sữa bản thân nguồn gốc chính là từ nước, do đó các mẹ cho con bú phải uống thật nhiều nước mới có đủ sữa cho con bú.
Ngoài ra, nước giúp cơ thể mẹ bầu thoải mái, làm mát cơ thể và uống nước tốt cho làn da và vóc dáng của phụ nữ mang thai,…
Mẹ bầu nên uống nhiều nước mỗi ngày (Ảnh minh họa)
Mẹ bầu cần uống bao nhiêu nước một ngày?
Có thể thấy, nước uống đóng vai trò rất quan trọng đối với phụ nữ có thai. Vậy nên các mẹ bầu cần phải uống đủ lượng nước mà cơ thể cần.
Đối với người bình thường, lượng nước cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày là từ 1,5 – 02 lít. Tuy nhiên đối với bà bầu, lượng nước này có thể gấp đôi, tối thiểu uống từ 2,5-3 lít nước/ngày (tương đương 10 cốc nước 300ml/ngày) mới đảm bảo cung cấp đủ nước cho cả 2 mẹ con trong quá trình mang thai.
Lưu ý uống nước khi mang thai
Ngoài chú ý tới việc có thai uống bao nhiêu nước là đủ, các bà bầu cũng cần quan tâm tới một số vấn đề khác như:
– Uống nước sạch dù ở bất cứ nơi nào. Nước có thể là nước đun sôi (nhưng không để quá 2 ngày) hoặc nước đã được xử lý qua các thiết bị lọc nước.
– Uống nước thường xuyên, không đợi tới khi khát mới uống.
– Không vì khát mà uống quá nhiều nước cùng một lúc. Nước uống nên chia thành từng ngụm nhỏ.
– Nếu sử dụng nước uống đóng chai, hãy kiểm tra cẩn thận hạn sử dụng. Tuyệt đối không nên sử dụng loại có BPA (Bisphenol). Hợp chất nhân tạo thường được sử dụng để làm hộp nhựa, có thể tiết ra chất làm ô nhiễm nước.