Theo nghiên cứu mới nhất về sức khỏe t.ình d.ục của nam giới tại Việt Nam, dịch Covid-19 gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động và chức năng t.ình d.ục ở nam giới.
Nghiên cứu “Đ.ánh giá ảnh hưởng dịch Covid-19 đến hoạt động và chức năng t.ình d.ục nam” đã được tiến hành tại Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, từ tháng 8.2021 đến 9.2021.
PGS-TS Nguyễn Quang tư vấn cho bệnh nhân về vấn đề liên quan sức khoẻ giới tính. Ảnh THÚY ANH
Nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn qua điện thoại 270 nam giới Việt Nam sống tại khu vực đã/đang thực hiện các chương trình giãn cách và cách ly xã hội, loại trừ các đối tượng có yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng t.ình d.ục. Nam giới trong nghiên cứu này có độ t.uổi trung bình là 34 (hầu hết từ trên 18 – 39 t.uổi; có 31 người từ 40 – 49 t.uổi; 5 người trên 50 t.uổi), đã kết hôn hoặc sống cùng đối tác và phải làm việc bán thời gian do dịch Covid-19.
Tần suất giảm trong dịch Covid-19
Theo nghiên cứu, tần suất quan hệ t.ình d.ục và sự hài lòng về t.ình d.ục có thay đổi giữa hai thời điểm trước và trong dịch.
Trong đó, tần số quan hệ trung bình giảm. Trước dịch là 2,7 lần/tuần giảm xuống còn 2,35 lần/tuần trong dịch.
Sự hài lòng giảm đáng kể và ham muốn ít thay đổi. So với tỷ lệ hài lòng với đời sống t.ình d.ục trước dịch là 65,6%, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 52,5% trong dịch đối với toàn bộ đối tượng tham gia nghiên cứu. Trong khi đó, ham muốn t.ình d.ục hầu như không thay đổi ở hai thời điểm: 79,3% không thay đổi ham muốn, 13,7% tăng ham muốn và chỉ có 7% giảm ham muốn.
Tỷ lệ rối loạn cương ở nam giới cao và nhưng không thay đổi. Tình trạng rối loạn cương và x.uất t.inh sớm trước và trong dịch và tương đương nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ rối l.oạn c.ương d.ương khá cao ở mức 14,03% và 14,5% ở hai thời điểm.
Theo PGS-TS Nguyễn Quang (Giám đốc Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức), thành viên chính của nhóm nghiên cứu, rối loạn cương (ED) là rối loạn phổ biến trong sức khoẻ t.ình d.ục nam giới và có tỷ lệ tăng dần theo độ t.uổi. Ước tính có tới 30 triệu người ở Hoa Kỳ và 150 triệu bệnh nhân trên toàn thế giới bị mắc rối loạn cương. Dựa theo nghiên cứu này, tỷ lệ rối loạn cương trước dịch và trong dịch Covid-19 của nam giới lần lượt là 14,03% và 14,5%. Kết quả này tương tự như của tác giả Rosen nghiên cứu trên 27.839 nam giới tại 8 quốc gia trên thế giới.
Chất lượng cuộc sống của con người, đặc biệt là hoạt động và chức năng t.ình d.ục của nam giới trở thành một trong những mối quan tâm của các nhà chuyên môn và toàn xã hội. Nghiên cứu “Đ.ánh giá ảnh hưởng dịch Covid-19 đến hoạt động và chức năng t.ình d.ục nam” sẽ được báo cáo trong hội nghị khoa học toàn quốc của Hội Y học giới tính Việt Nam (VSSM) tại Cần Thơ từ 18 – 19.11.2022.
Nghiên cứu cho thấy, hoạt động t.ình d.ục, tần suất quan hệ t.ình d.ục và mức độ hài lòng t.ình d.ục trong dịch giảm hơn so với trước dịch. Tuy nhiên về chức năng t.ình d.ục, chưa ghi nhận được mối liên hệ giữa dịch Covid-19 với các rối loạn giảm ham muốn, rối loạn cương, x.uất t.inh sớm. Các nhà chuyên môn đang tiến hành nghiên cứu trên quy mô lớn hơn với góc nhìn đa chiều hơn để đ.ánh giá ảnh hưởng của dịch Covid-19 và virus SARS-CoV-2 đến các khía cạnh sức khỏe t.ình d.ục.
PGS- TS Nguyễn Quang, Giám đốc Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Nghiên cứu mới mở ra tia hy vọng cho nam giới bị rối loạn cương
Nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí về tiết niệu Urology, cho thấy botox “có tác dụng rõ” đối với nam giới bị rối loạn cương.
Từ lâu, chất này đã được dùng để làm căng da trong điều trị thẩm mỹ.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết botox cũng có thể giải quyết những khó khăn về cương ở nam giới, theo tờ Daily Mail.
Khoảng một nửa số nam giới bị một số dạng rối loạn cương vào một thời điểm nào đó trong đời.
Khoảng một nửa số nam giới bị một số dạng rối loạn cương vào một thời điểm nào đó trong đời. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu đã xem xét 7 nghiên cứu về botox và rối loạn chức năng cương, bao gồm 362 nam giới, và cả nghiên cứu trên động vật.
Một nghiên cứu cho thấy khoảng một nửa số người được tiêm botox phản ứng tích cực kéo dài đến 3 tháng sau, theo Daily Mail.
Nhưng sau 6 tháng thì tác dụng không còn.
Một nghiên cứu khác cho thấy 40% nam giới bị bất lực được tiêm thuốc đã có thể quan hệ trong vòng 3 tháng sau khi điều trị.
Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi tiến sĩ Rawad Abou Zahr, nhà tiết niệu tại Đại học Libre de Bruxelles (Bỉ), cho biết tất cả các nghiên cứu cho thấy botox giúp cải thiện các vấn đề cương cứng.
Họ cho biết: Về thời gian lợi ích từ việc tiêm botox, các nghiên cứu trên đã cho thấy nó có tác dụng rõ trong vòng 3 tháng đầu sau khi điều trị.
Nhưng tác dụng này dường như giảm dần sau 6 tháng. Điều này làm sáng tỏ tầm quan trọng của phác đồ duy trì ở những bệnh nhân này.
Botox có thể cải thiện sự cương cứng bằng cách tạm thời làm giãn cơ trơn trong thành mạch m.áu ở “cậu nhỏ”, từ đó giúp m.áu dồn vào đó.
Nghiên cứu cho thấy khoảng 40% nam giới bị bất lực được tiêm botox đã có thể quan hệ trong vòng 3 tháng sau khi điều trị. Ảnh SHUTTERSTOCK
Vẫn chưa được phép sử dụng
Hiện Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh vẫn chưa cho phép các bác sĩ tiêm botox cho bệnh nhân bất lực, mặc dù các nghiên cứu cho thấy nó có tác dụng.
Thay vào đó, họ cho bệnh nhân dùng thuốc hạ huyết áp hoặc giảm mỡ m.áu Statin để giải quyết vấn đề lưu thông m.áu.
Hiện botox cũng chưa được chấp thuận ở Mỹ, mặc dù một số phòng khám tư nhân vẫn sử dụng cho bệnh nhân.
Và chính các tác giả cũng cho biết cần phải nghiên cứu thêm và lưu ý không nên sử dụng botox cho người bị rối loạn chức năng cương – cho đến khi các thử nghiệm lâm sàng kết thúc, theo Daily Mail.