Phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng

Phát hiện sớm những bất ổn về sức khỏe tâm thần và có biện pháp can thiệp kịp thời giúp ngăn sự tiến triển của bệnh tâm thần, người bệnh cải thiện chất lượng sống.

Khái niệm sức khỏe không chỉ đóng khung trong việc không có bệnh hoặc tật nguyền. Thể lực khỏe mạnh phải đi đôi với tâm hồn thư thái. Sức khỏe tâm thần ở trạng thái không bình thường không chỉ làm giảm sút kết quả học tập, lao động của bản thân bệnh nhân, mà còn gây những tổn hại khó lường cho gia đình và cộng đồng. Một tỷ lệ lớn các hành vi gây rối trật tự công cộng, phạm pháp có liên quan đến trạng thái tâm thần bất ổn.

phong ngua va cham soc suc khoe tam than cong dong 59d 6737919

Bệnh nhân có sức khỏe yếu đang được thăm khám tại chỗ.

Sức khỏe tâm thần (SKTT) là mặt trọng tâm thiết yếu vì chức năng tâm thần của hệ thần kinh là chủ đạo, điều khiển mọi hành vi, tư duy và cảm xúc của con người.

Sức khỏe tâm thần là một phần của cuộc sống chúng ta. Ảnh hưởng của nó lên mọi mặt của đời sống là rất rõ ràng. Những trạng thái lo lắng thái quá, chán nản, mệt mỏi là những biểu hiện ban đầu của sự bất bình thường về SKTT. Phát hiện kịp thời và có can thiệp ngay từ đầu giúp ngăn chặn không chỉ sự tiến triển bệnh trên bệnh nhân mà còn ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của cộng đồng.

phong ngua va cham soc suc khoe tam than cong dong b31 6737919

Bác sĩ đang chẩn đoán bệnh.

Như vậy, để phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe tâm thần trong cộng đồng, mỗi cá nhân hay mỗi cộng đồng nói chung cần có những biện pháp sau:

Sắp xếp hợp lý giữa lao động và nghỉ ngơi

Phải biết cân nhắc giữa thực tế và yêu cầu để sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý. Công việc quá căng thẳng có thể dẫn đến stress, mệt mỏi, ảnh hưởng sức khỏe tâm thần.

phong ngua va cham soc suc khoe tam than cong dong 953 6737919

Bệnh nhân trong một giờ giải lao.

Đảm bảo ngủ tốt

Sinh hoạt điều độ theo giờ gian biểu rõ ràng, ngủ đúng giờ và đủ số giờ cần thiết, hạn chế rượu cùng các chất kích thích giúp duy trì trạng thái sức khỏe tinh thần khỏe mạnh.

phong ngua va cham soc suc khoe tam than cong dong ab1 6737919

Bệnh nhân tập luyện nâng cao sức khỏe.

Tổ chức tốt cuộc sống gia đình

Gia đình là môi trường luôn tác động đến đời sống tâm thần mỗi người. Mỗi thành viên trong gia đình đều phải đem hết sức mình tạo lập nên một không khí đầm ấm vui tươi. Đó là sợi dây tình cảm gắn bó nhau để an ủi giúp đỡ nhau trong việc đối phó với các khó khăn hàng ngày. Việc giáo dục con em trong gia đình không nên quá nghiêm khắc như mắng nhiếc, đ.ánh đ.ập, cũng không nên quá nuông chiều, tâng bốc.

Hạn chế và loại trừ các sang chấn tâm lý

Trong gia đình, cần tránh các xung đột, mâu thuẫn giữa cha mẹ hoặc anh em. Trong cơ quan, cần tránh những mâu thuẫn căng thẳng kéo dài, cần luôn xây dựng tinh thần đoàn kết hợp tác.

phong ngua va cham soc suc khoe tam than cong dong c29 6737919

Bệnh nhân cùng nhau tham gia Hội khỏe Người bệnh.

Biết chọn lọc thông tin, có thái độ đúng với các cảm xúc âm tính

Kiên quyết loại trừ những thông tin không cần thiết. Cảm xúc dương tính (vui mừng, phấn khởi, lạc quan…) làm tăng trương lực của vỏ não, ảnh hưởng tốt đến hoạt động tim mạch và chuyển hóa, còn cảm xúc âm tính (lo âu, giận giữ, sợ hãi, bi quan, thất vọng…) thì có ảnh hưởng ngược lại.

Bệnh viện Tâm thần Hà Nội là bệnh viện hạng I, đầu ngành tâm thần của Thành phố Hà Nội, có nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tâm thần cho nhân dân Thủ đô với quy mô 450 giường bệnh nội trú và quản lý, điều trị cho trên 10.000 bệnh nhân tại cộng đồng.

Trên 65% thày thuốc có trình độ sau đại học, luôn cặp nhật kiến thức, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị. Chất lượng công tác chuyên môn ngày một nâng cao và đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nhân dân Thủ đô và các vùng lân cận.

Người thoát nạn trong vụ cháy dễ bị sang chấn tâm lý

Sau vụ cháy quán karaoke ở Bình Dương, những người may mắn thoát c.hết và thân nhân những người đã mất dễ bị sang chấn tâm lý là điều khó tránh khỏi trước cú sốc quá đột ngột.

nguoi thoat nan trong vu chay de bi sang chan tam ly 1ab 6632927

Nạn nhân vụ cháy quán karaoke An Phú điều trị tại Bệnh viện Đa khoa An Phú (TP Thuận An, tỉnh Bình Dương) – Ảnh: BÁ SƠN

Sang chấn tâm lý này có thể kéo dài một thời gian ngắn nhưng cũng có thể kéo dài hơn, thậm chí sẽ theo họ suốt phần đời còn lại.

Cần điều trị sức khỏe

Tính đến chiều 8-9, trong số những nạn nhân may mắn thoát c.hết trong vụ cháy kinh hoàng xảy ra tại quán karaoke An Phú ở Bình Dương, có 10 người đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa An Phú. Với các bệnh nhân nặng, bệnh viện này đã chuyển lên tuyến trên.

Từng trải qua một vụ cháy cách đây gần 10 năm, anh T.V.S. (30 t.uổi) chia sẻ rằng đến giờ anh vẫn bị ám ảnh bởi những gì mình đã trải qua. Anh S. kể phải mất thời gian rất dài anh mới dám bước xuống nơi vụ cháy diễn ra, nỗi sợ ngạt khói vẫn còn theo anh đến tận bây giờ. “Chỉ cần ngửi thấy mùi khói, tôi cảm thấy hồi hộp, sợ hãi và không dám đứng gần dù chỉ là đám cháy nhỏ”, anh S. tâm sự.

Theo bác sĩ Nguyễn Viết Chung – khoa sức khỏe tâm thần Bệnh viện E (Hà Nội), những người trải qua những sự việc như thảm họa tự nhiên, tai nạn giao thông, đám cháy, bạo lực, sự việc đe dọa đến tính mạng, mất đi người thân… thường sẽ gặp sang chấn tâm lý. Nỗi sợ hãi, lo âu có thể gặp ở bất kỳ độ t.uổi nào khi người này phải trải qua, chứng kiến hay đối mặt với sự kiện gây sang chấn đó. Như những vụ cháy, những người sống sót hay người thân người bị nạn có thể đối mặt với những sang chấn tâm lý.

Bác sĩ Trần Quang Trọng – chuyên viên tâm lý Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.HCM) – cho rằng khi trải qua mất mát, đau thương một cách đột ngột sẽ dẫn đến sang chấn tâm lý. Từ sang chấn tâm lý, không phải ai cũng bị rối loạn stress do sang chấn. “Đây là một bệnh lý khi trải qua sang chấn. Có người vượt qua, có người sẽ bị mắc kẹt lại”, bác sĩ Trọng nói.

Riêng vụ cháy quán karaoke ở Bình Dương, một chuyên gia tâm lý phân tích sang chấn tâm lý ở những người thoát c.hết và thân nhân nạn nhân là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên mức độ sang chấn tùy theo cá nhân từng người. Ngay thời điểm này, những nạn nhân thoát c.hết cháy cần tập trung can thiệp điều trị sức khỏe là chính, bên cạnh hỗ trợ tâm lý.

Những nạn nhân sống sót sau vụ cháy hay những người thân có nạn nhân t.ử v.ong trong vụ cháy đều cần hỗ trợ về mặt tâm lý. Những nỗi sợ, sự lo lắng, ám ảnh… cần được bản thân nạn nhân chia sẻ với người thân. Chia sẻ là một cách tốt nhất để vượt qua sang chấn. Người thân, bạn bè hãy lắng nghe, đồng cảm với họ, chia sẻ với nỗi đau, nỗi sợ hãi mà họ đã trải qua.

Bác sĩ Nguyễn Viết Chung

nguoi thoat nan trong vu chay de bi sang chan tam ly ac0 6632927

Chị Trần Thị Bích Vân (32 t.uổi, quê Bình Định) không cầm nổi nước mắt khi xác nhận cả 3 người thân trong gia đình đã mất trong vụ cháy – Ảnh: CHÂU TUẤN

3 giai đoạn sang chấn

Bác sĩ Trọng cho hay sau khi vụ cháy diễn ra, những nạn nhân thoát c.hết và thân nhân của nạn nhân xấu số thường đối mặt cú sốc tâm lý lớn, không chấp nhận sự việc, đau khổ tột cùng… Khi mức độ đau khổ quá lớn, cảm xúc của họ lại trái ngược lại như dửng dưng, không thể khóc hay bày tỏ cảm xúc, không tiếp xúc với mọi người…

Theo bác sĩ Chung, sang chấn tâm lý thường phát sinh ngay sau khi nạn nhân trải qua sự việc cận kề với cái c.hết hay nhìn thấy những hình ảnh về tai nạn. Sang chấn có thể kéo dài một thời gian ngắn (một tuần, một tháng) nhưng cũng có thể kéo dài hơn, thậm chí sẽ theo họ suốt phần đời còn lại, tuy nhiên ở các mức độ khác nhau.

Giai đoạn đầu tiên có thể kéo dài từ một tuần đến một tháng sau khi xảy ra sự việc. Nạn nhân thường bị ám ảnh hay sợ hãi, điều này thể hiện qua những giấc mơ, sự hồi hộp, bất an và hồi tưởng lại những hình ảnh bản thân đã trải nghiệm. Tùy vào mức độ sang chấn và tâm lý nạn nhân, những hình ảnh chỉ có thể là thoáng qua bình thường.

Tuy nhiên, nếu những biểu hiện này nghiêm trọng hơn như họ sợ hãi, lo lắng đến mức không thể tập trung, không thể đi làm hay không ra ngoài… thì cần áp dụng một số biện pháp đề phòng stress như chia sẻ sự lo lắng, sợ hãi với người thân.

Giai đoạn hai là sau một tháng đến sáu tháng sau sang chấn. Nếu những biểu hiện trên vẫn còn xảy ra nhiều, không cải thiện thì nên được sự tư vấn của bác sĩ tâm lý để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.

Nghiêm trọng nhất nếu tình trạng này kéo dài sau sáu tháng, rất có thể tình trạng tâm lý nặng nề hơn, rơi vào trầm cảm, rối loạn lo âu kéo dài… cần phải có sự can thiệp của bác sĩ điều trị.

Làm sao để vượt qua sang chấn?

Theo bác sĩ Chung, mỗi người có một cách vượt qua nỗi sợ hãi, sang chấn khác nhau. Có những người họ thích nghi được nhưng có những người không thể thích nghi được. Thậm chí, có những người sau sang chấn có thể bị ám ảnh sợ: sợ lửa, sợ khói, sợ vào phòng kín… Với trường hợp này cần gặp bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ. “Điều quan trọng nhất để vượt qua sang chấn tâm lý này là bản thân nạn nhân và người thân của họ”, bác sĩ Chung nói.

Bên cạnh đó, những người gặp sang chấn tâm lý không nên sử dụng các chất như rượu, cần sa, bóng cười… Rất nhiều người sau sang chấn họ thường tìm đến những chất hướng thần này để cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn; nhưng khi sử dụng những chất này không chỉ không giúp họ vượt qua sang chấn mà còn làm ảnh hưởng thêm đến tâm lý và sức khỏe.

Ngoài ra, sau sang chấn chúng ta nên lấy lại tinh thần bằng cách thiết lập lối sống lành mạnh, có thể tập thể dục, yoga… hay gặp gỡ bạn bè để giải tỏa.

Bác sĩ Trần Quang Trọng nêu ra những dấu hiệu nhận biết người bị sang chấn tâm lý gồm: cảm xúc tiêu cực (nghĩ nhiều hơn về cái c.hết, đau thương); không muốn chia sẻ cảm xúc bản thân với ai, hay buồn chán; có những giấc mơ tái hiện lại vụ việc đau thương; luôn cảm thấy tội lỗi, day dứt vì bản thân sống được nhưng người thân cùng gặp biến cố thì lại không vượt qua…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *