Nữ bệnh nhân ‘lơ đãng’ nuốt cả vỉ kẽm 2 viên thuốc, phải phẫu thuật gắp ra

Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Quảng Nam vừa phẫu thuật cứu kịp thời một nữ bệnh nhân do “lơ đãng” nuốt luôn vỏ của 2 viên thuốc (vỉ kẽm bọc bên ngoài) vào thực quản, phải phẫu thuật nội soi gắp ra.

Chiều 7.11, bác sĩ Nguyễn Thanh Tiên, Trưởng khoa Tai Mũi Họng (Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam), cho biết các bác sĩ vừa phẫu thuật cứu sống một nữ bệnh nhân nuốt dị vật là vỉ kẽm của 2 viên thuốc (trong đó có 1 viên chưa bóc) do “lơ đãng” khi đang uống thuốc.

Hiện sức khỏe nữ bệnh nhân đã dần ổn định và đang tiếp tục được theo dõi, điều trị tại khoa Tai Mũi Họng.

nu benh nhan lo dang nuot ca vi kem 2 vien thuoc phai phau thuat gap ra e6c 6734416

Vỉ kẽm bọc 2 viên thuốc mà bệnh nhân Th. nuốt phải. Ảnh C.X

Trước đó, vào lúc 20 giờ 32 phút ngày 5.11, chị N.T.K.Th. (46 t.uổi, ở xã Bình Trung, H.Thăng Bình, Quảng Nam) được đưa vào viện trong tình trạng hóc dị vật, nuốt đau, nuốt vướng, khó thở.

Thăm khám và làm các xét nghiệm cấp cứu, chụp CT 32 lát cắt, các bác sĩ nhận thấy có dị vật đoạn C7-D1 hình chữ nhật kích thước 20×40 mm.

Qua phẫu thuật nội soi ống cứng, các bác sĩ phát hiện và gắp thành công một vỉ kẽm bọc 2 viên thuốc nằm trong thành thực quản.

Người nhà cho biết bệnh nhân uống thuốc nuốt luôn cả vỉ kẽm nên đưa vào viện cấp cứu.

Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Tiên, đây là một trong những trường hợp mà khoa Tai Mũi Họng vẫn thỉnh thoảng tiếp nhận, chữa trị. Trường hợp chị Th. là do “lơ đãng” trong lúc uống thuốc.

Bác sĩ Tiên cảnh báo mọi người chú ý an toàn, cẩn thận khi sử dụng thuốc để tránh nuốt phải những dị vật như vỉ kẽm thuốc mà bệnh nhân Th. gặp phải.

Phổi đông đặc, viêm nặng do hạt tiêu mắc kẹt trên đỉnh phổi suốt 7 năm

Ngày 20-6, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho hay vừa phẫu thuật nội soi cho một ca bệnh rất hiếm gặp: bệnh nhân bị hạt tiêu nằm trong đỉnh phổi 7 năm nay gây viêm phổi, toàn bộ thùy trên phổi đông đặc.

phoi dong dac viem nang do hat tieu mac ket tren dinh phoi suot 7 nam 577 6502167

Hạt tiêu được lấy ra khỏi phổi bệnh nhân – Ảnh: B.A.

Trước đó, bệnh viện tiếp nhận ông N.V.H. (65 t.uổi, ngụ phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa) nhập viện điều trị trong tình trạng viêm phổi, ăn uống kém, khó thở, sốt ho… Kết quả chụp CT, chụp phim cho thấy toàn bộ thùy trên phổi phải bị đông đặc, nghi ngờ lao phổi và đưa ra phác đồ điều trị.

Dù bệnh nhân điều trị đúng phác đồ, sau một thời gian, bệnh tình vẫn không cải thiện. Lúc này bác sĩ nghi ngờ có dị vật nên nội soi phế quản và phát hiện dị vật trên thùy trên (đỉnh phổi).

Bác sĩ Lê Quốc Khánh – phó trưởng khoa hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai – cho hay ông từng thực hiện rất nhiều ca nội soi lấy dị vật, song đây là ca khó và hiếm gặp nhất. Trường hợp này nếu không lấy dị vật ra sớm có thể dẫn đến hoại tử thùy trên, trong khi bệnh nhân bị viêm phổi liên tục sẽ dẫn đến kháng thuốc rất nguy hiểm.

“Thông thường dị vật thường mắc ở phổi hay phế quản, sau đó đi vào phổi phải và rớt xuống thùy dưới hoặc thùy giữa. Còn dị vật của ông H. lại nằm ở thùy trên. Cái khó nữa là dị vật không phải nhựa, xương hay sắt, mà là hạt tiêu nên không cản quang, không thể định vị trên phim CT được” – bác sĩ Khánh nói.

Cũng theo bác sĩ Khánh, do hạt tiêu nằm trên đỉnh phổi nên quá trình nội soi gắp dị vật ra ngoài khó khăn hơn. “Đội ngũ gây mê phải đảm bảo bệnh nhân hôn mê trong suốt thời gian hơn 1 giờ để kỹ thuật viên khoa hô hấp gắp dị vật ra ngoài. Đặc biệt, bác sĩ phải uốn cong ống nội soi mới đi lên được đỉnh phổi rồi đưa các dụng cụ vào hút, gắp dị vật ra ngoài” – bác sĩ Khánh chia sẻ.

Sau khi lấy dị vật ra, bệnh nhân hết sốt, hết ho, ăn uống bình thường. Sau khi điều trị ổn định bệnh viêm phổi, hiện bệnh nhân đã xuất viện về nhà.

Trao đổi với bác sĩ, ông H. cho biết cách đây 7 năm ông bị sặc, ho nhưng nghĩ không sao nên không đi khám. Gần đây ông bị ho, khó thở nhiều hơn, không chịu nổi nữa nên ông vào bệnh viện khám mới phát hiện hạt tiêu trong phổi.

Bác sĩ Khánh khuyến cáo đối với các trường hợp khi ăn bị sặc, thở rít, tím tái, khò khè nên đến bệnh viện kiểm tra để có hướng xử lý phù hợp. Bên cạnh đó, tránh cười lớn, đùa giỡn trong quá trình ăn uống để tránh hóc dị vật.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *