Những người có nhóm m.áu A có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơn đáng kể, theo Eat This, Not That!
Bài Viết Liên Quan
- Bệnh chàm mãn tính được điều trị thành công bởi một loại thuốc thử nghiệm mới
- Cuộc chiến trong khu cấp cứu bệnh nhân Covid-19 lớn nhất TP HCM
- T.huốc l.á điện tử: “Bệnh dịch” mới đáng báo động
Ảnh: Shutterstock
Người ta không biết điều gì gây ra ung thư dạ dày nhưng nhóm m.áu của bạn có thể cung cấp một manh mối. Những người có một loại bệnh nhất định có thể có nhiều khả năng mắc bệnh hơn.
Vậy ung thư dạ dày là gì?
“Ung thư dạ dày là sự phát triển bất thường của các tế bào bắt đầu trong dạ dày”, theo báo cáo của Mayo Clinic.
“Ung thư dạ dày có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của dạ dày. Ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, ung thư dạ dày hình thành ở phần chính của dạ dày (thân dạ dày). Nhưng ở Mỹ, ung thư dạ dày có nhiều khả năng ảnh hưởng đến khu vực mà ống dài (thực quản) dẫn thức ăn bạn nuốt gặp dạ dày. Khu vực này được gọi là ngã ba dạ dày thực quản”, cũng theo Mayo Clinic.
1. Nhóm m.áu nào có nhiều rủi ro nhất?
Bác sĩ, tiến sĩ Anton J. Bilchik tại Santa Monica, CA (Mỹ), cho biết: “Những người có nhóm m.áu A có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn đáng kể so với những nhóm khác”, theo Eat This, Not That!
2. Rủi ro như thế nào?
Tiến sĩ Bilchik cho biết: “Lý do chính xác vẫn chưa rõ ràng, nhưng có một số bệnh lý có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhóm m.áu A phổ biến hơn trong một số điều kiện nhất định”.
3 Rủi ro chính xác là gì?
Các nhóm m.áu. Ảnh SHUTTERTOCK
Theo bác sĩ Collin C. Vu thuộc MemorialCare, “Điều này đã được xác nhận trong nhiều nghiên cứu dân số gần đây và đã được ghi nhận là làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày khoảng 20% ở bệnh nhân nhóm m.áu A so với các nhóm m.áu khác”, theo Eat This, Not That!
4. Viêm teo dạ dày là gì?
Tiến sĩ Bilchik cho biết: “Một t.iền thân khác của ung thư dạ dày là viêm teo dạ dày – điều này cũng phổ biến hơn ở những người có nhóm m.áu A”.
Theo Medscape, “viêm teo dạ dày là một thực thể mô bệnh học đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính của niêm mạc dạ dày với sự mất đi các tế bào tuyến dạ dày và được thay thế bằng biểu mô dạng ruột, tuyến môn vị và mô xơ”.
5. Thiếu m.áu ác tính là gì?
“Một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với ung thư dạ dày là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, loại vi khuẩn đã được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (thuộc Tổ chức Y tế Thế giới – WHO) ghi nhận là tác nhân gây ung thư nhất định ở người”, bác sĩ Vu nói.
“Bệnh nhân nhóm m.áu A có nhiều khả năng bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori và có một số dấu hiệu cho thấy các thụ thể mà những vi khuẩn này bám vào và sử dụng để xâm nhập trong đường tiêu hóa có thể khác nhau tùy thuộc vào nhóm m.áu ABO”, theo Eat This, Not That!
6. Phải làm gì nếu bạn cảm thấy rủi ro?
Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn gặp khó khăn khi nuốt, cảm thấy đầy hơi sau khi ăn hoặc bị ợ chua hoặc khó tiêu.
“Vị trí ung thư xảy ra trong dạ dày là một yếu tố mà các bác sĩ cân nhắc khi xác định các lựa chọn điều trị cho bạn”, theo Mayo Clinic.
Điều trị thường bao gồm phẫu thuật để loại bỏ ung thư dạ dày.
Mayo Clinic cho biết các phương pháp điều trị khác có thể được khuyến nghị trước và sau khi phẫu thuật.
Cô gái 19 t.uổi có niêm mạc dạ dày mỏng hơn tờ giấy, bác sĩ cảnh báo 4 loại thực phẩm tránh ăn nhiều nếu không muốn tình trạng tương tự
Trường hợp của Tiểu Liên (19 t.uổi, Trung Quốc) khiến chính các bác sĩ cũng phải hoảng hốt: bụng hóp sâu xuống như ông già 70 t.uổi, niêm mạc dạ dày mỏng như cánh ve sầu, chỉ cần thêm 1 thời gian ngắn nữa là có thể bị ung thư dạ dày.
Tiểu Liên năm nay 19 t.uổi (Trung Quốc), ở độ t.uổi đẹp nhất của một con người, khi bạn bè cùng trang lứa lúc này đã vào đại học thì cô chỉ có thể nằm yếu ớt trên giường bệnh từ ngày này qua tháng khác.
Ba tháng trước, Tiểu Liên được phát hiện bị viêm teo dạ dày, mức độ teo của dạ dày tương đương với một ông già 70 t.uổi khiến bụng của cô hóp sâu xuống, niêm mạc dạ dày mỏng như cánh ve sầu, chỉ cần thêm một thời gian ngắn nữa là có thể bị ung thư dạ dày.
Tiểu Liên trên giường bệnh.
Đây là lần đầu tiên các bác sĩ gặp một bệnh nhân bị viêm dạ dày ở độ t.uổi trẻ như vậy, họ liên tục khuyên cô phải thay đổi thói quen ăn uống xấu trước đây của mình. Tiểu Liên chỉ lặng lẽ gật đầu sau khi nghe điều này, người mẹ bên cạnh giường bệnh nước mắt lưng tròng bởi đó có lẽ cơ sự này xảy ra cũng là do bà mà ra.
Hóa ra mẹ của Tiểu Liên đến từ tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), vùng đất của những con người “ăn ớt thay cơm”, do đó, mỗi khi nấu ăn, bà đều cho rất nhiều ớt. Ngay từ khi còn nhỏ, Tiểu Liên đã quen với việc luôn có ớt trên bàn ăn.
Sau hơn 10 năm ăn uống như vậy, cuối cùng dạ dày của Tiểu Liên đã phải chịu hậu quả như ngày hôm nay.
Bác sĩ giải thích cay không phải là cảm nhận vị giác mà là một loại cảm giác đau. Với đối tượng đang phát triển về thể chất, đặc biệt là trẻ nhỏ, dạ dày mỏng manh hơn người trưởng thành rất nhiều, tiêu thụ thức ăn cay thường xuyên sẽ kích thích niêm mạc dạ dày. Một lượng lớn capsaicin (một thành phần hoạt tính có trong ớt) sẽ làm tăng lưu lượng m.áu trong thành dạ dày và gây tổn thương niêm mạc. Theo thời gian, các chức năng của dạ dày trở nên rối loạn, niêm mạc dạ dày từ từ co lại, và đó là những gì đã xảy ra với Tiểu Liên.
Ngoài ớt, bác sĩ nhắc nhở rằng có 3 loại thực phẩm khác cũng làm tổn thương dạ dày nghiêm trọng, nếu bạn không muốn mắc các bệnh về dạ dày, hãy ăn chúng càng ít càng tốt.
1. Dưa chua, các đồ muối chua
Nhiều người sẽ tự muối dưa cải chua ngay tại nhà mình, điều này có thể kéo dài thời gian bảo quản rau củ và tạo ra hương vị thơm ngon hơn.
Nhưng thực tế không nên coi thường tác hại của dưa muối hay các đồ muối chua nói chung đối với dạ dày, chúng thường chứa rất nhiều muối, trong quá trình ủ chua, rau quả muối sẽ hình thành nitrit, khi người ăn vào dạ dày sẽ phản ứng và tổng hợp ra chất nitrosamine làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.
2. Thịt hun khói, thịt chế biến
Thịt hun khói và các loại thịt chế biến (xúc xích, giăm bông…) là món ăn tiện lợi và yêu thích của nhiều người. Nhưng những người có dạ dày không tốt thì không nên ăn chúng.
Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy trong quá trình chế biến, người ta cho thêm vào thịt nhiều gia vị (điển hình là muối) để kéo dài thời gian bảo quản. Đặc biệt, với thịt hun khói, khi đốt củi sẽ sinh ra các chất gây ung thư như benzopyrene xâm nhập vào thịt và là nguồn gốc tạo nên độ thơm ngon của thịt hun khói, nhưng đồng thời nó cũng gây hại cho dạ dày và tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
3. Đồ chiên rán
Nhiều người thích ăn các món chiên rán với nước ngọt có ga, nhưng họ bỏ qua những tác hại do đồ chiên rán gây ra cho dạ dày. Thực phẩm chiên rán sẽ tạo ra chất gây ung thư như hydrocacbon thơm đa vòng, chưa kể, nếu dầu mỡ chiên rán không được thay mới thường xuyên thì càng độc hại cho sức khỏe nói chung và dạ dày nói riêng.
3 bước để bảo vệ sức khỏe dạ dày
– Uống nhiều nước ấm
Người có dạ dày không tốt có thể uống nhiều nước ấm (nhiệt độ nước tương đương với nhiệt độ cơ thể người) sẽ dễ hấp thu hơn, đồng thời có thể làm loãng lượng axit dịch vị dư thừa trong dạ dày.
Tuy nhiên, để bồi bổ dạ dày tốt hơn, bạn có thể bổ sung thêm một ít dầu gai dầu. Nó chứa nhiều nguyên tố vi lượng và axit béo không bão hòa hơn dầu thực vật thông thường, có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa.
Điều quan trọng là dầu gai dầu chứa ít axit linoleic và axit linolenic hơn dầu thực vật thông thường, được chứng minh là có tác dụng ức chế vi khuẩn Helicobacter pylori, “thủ phạm” gây ra các bệnh về dạ dày, từ đó giúp cải thiện khả năng miễn dịch của dạ dày.
– Bữa ăn đúng giờ
Việc tiết axit dịch vị diễn ra đều đặn theo giờ sinh học của cơ thể, khi thức ăn không có trong dạ dày khi axit dịch vị được tiết ra, nó sẽ tích tụ đến một mức độ nào đó rồi làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Vì vậy, việc ăn uống đúng giờ là vô cùng quan trọng, là nền tảng để bảo vệ sức khỏe của dạ dày.
– Không nằm ngay sau bữa ăn
Nhiều nhân viên văn phòng và sinh viên có thói quen vào buổi trưa là dành thời gian để nghỉ ngơi bằng cách nằm ngay sau khi ăn xong. Thực tế, điều này không có lợi cho quá trình tiêu hóa của dạ dày, dễ tích tụ thức ăn và giảm khả năng miễn dịch của dạ dày. Tốt nhất bạn nên đứng dựa vào tường 10 phút sau bữa ăn để dạ dày có đủ thời gian tiêu hóa.
Nguồn và ảnh: Sohu, Eat This