Người phụ nữ được ghép mũi nuôi trên cánh tay

Bà Carine đã sống mà không có chiếc mũi nguyên vẹn trong 8 năm. Ung thư đã buộc bà cắt bỏ phần lớn mũi.

Bác sĩ đã nuôi tạm một chiếc mũi bằng vật liệu sinh học trên cánh tay, sau đó cấy ghép lên mặt cho bà.

Vào năm 2013, bà Carine, 50 t.uổi, ở Pháp, đã phải cắt bỏ phần lớn mũi để điều trị ung thư xoang. Ca phẫu thuật cứu sống bà nhưng đã để lại khiếm khuyết lớn trên mũi, theo trang tin Daily Mail (Anh).

nguoi phu nu duoc ghep mui nuoi tren canh tay 625 6752752

Bà Carine ở Pháp được ghép chiếc mũi nhân tạo sau khi nó được nuôi tạm trên cánh tay trong hơn 2 tháng. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH DAILY MAIL

Bà có sử dụng mũi giả nhưng nó không ổn định và dễ rơi. Người phụ nữ sợ đi ra khỏi nhà vì không muốn mọi người nhìn thấy mình bị mất một phần mũi. Khứu giác cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tuy nhiên, trước khi phẫu thuật cắt mũi, bác sĩ đã lên kế hoạch phục hình cho bà Carine. Họ đã tạo cho bà chiếc mũi nhân độc đáo. Nó được làm từ một loại vật liệu sinh học đặc biệt có thể kết nối trực tiếp với mô sống. Vì thời điểm chưa có công nghệ tốt nhất để thực hiện cấy ghép nên chiếc mũi được bảo quản trong môi trường đông lạnh.

Vào tháng 7.2022, các bác sĩ đã cấy mũi nhân tạo vào dưới da ở phần trên cánh tay trái bà Carine. Da sẽ bao bọc và kết nối với vật liệu sinh học. Trên thực tế, chiếc mũi làm bằng vật liệu này sẽ đóng vai trò như một giàn giáo để tế bào và mạch m.áu phát triển trên đó.

Trong quá trình này, bà Carine phải đến bệnh viện nhiều lần để đảm bảo mũi phát triển tốt và không bị tổn thương. Sau hơn 2 tháng, mũi đã phát triển thuận lợi và đủ điều kiện để cấy ghép.

Các bác sĩ đã cấy ghép chiếc mũi và cả phần da bao bọc bên ngoài này lên vị trí khiếm khuyết trên mặt bệnh nhân. Nhóm phẫu thuật phải dùng kính hiển vi để ghép các mạch m.áu trên mũi vào da mặt bà Carine. Ca cấy ghép thành công đã mang đến niềm vui lớn cho nữ bệnh nhân.

Bà giờ có thể thở tốt hơn, tự tin ra ngoài và quay trở lại cuộc sống bình thường sau 8 năm. Bà sẽ tiếp tục thực hiện một ca phẫu thuật khác trong tương lai để có thể giúp khôi phục khứu giác, theo Daily Mail.

Biến dạng vùng sọ mặt do rối loạn di truyền hiếm gặp

B.é g.ái N.H (10 tháng t.uổi, ở TP.HCM) mới đây đã được các bác sĩ khoa Sọ mặt và tạo hình – Bệnh viện Nhi T.Ư (Hà Nội) phẫu thuật điều trị, tạo hình vùng mắt bị khiếm khuyết do hội chứng Treacher Collins hiếm gặp.

Bác sĩ (BS) Đặng Hoàng Thơm, Trưởng khoa Sọ mặt và tạo hình, Bệnh viện Nhi T.Ư, cho biết hội chứng Treacher Collins gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và mô trên mặt, khiến bé N.H bị biến dạng nặng vùng sọ mặt: khuyết hai tai; biến dạng vùng mắt; có khe hở xương số 6, 8 vùng hàm mặt làm ổ mắt của trẻ bị kéo xuống dưới; thiểu sản xương hàm dưới; thiểu sản xương hàm trên; khe hở vòm họng; khuyết xương gò má hai bên. May mắn là não bộ của trẻ không bị ảnh hưởng.

Sau khi khám và hội chẩn đa chuyên khoa, các BS xác định tình trạng bệnh của trẻ là một trường hợp khó, dị tật sọ mặt rất phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và tương lai của trẻ, cần lên kế hoạch phẫu thuật kỹ lưỡng theo lộ trình phù hợp tình trạng bệnh và độ t.uổi của trẻ.

bien dang vung so mat do roi loan di truyen hiem gap 3dc 6699677

Hình ảnh phim chụp đ.ánh giá bất thường vùng sọ mặt của bệnh nhi

LÊ HIẾU

Các BS đã xây dựng lộ trình điều trị và tạo hình lại vùng mắt bị khiếm khuyết, đưa hai mắt của trẻ trở lại vị trí sinh lý bình thường. Kế hoạch phẫu thuật tạo hình cho bệnh nhi (BN) được xây dựng gồm 4 giai đoạn. Theo đó, ở giai đoạn 1, trẻ được can thiệp sớm các biến dạng vùng quanh ổ mắt, đưa mắt trở về vị trí sinh lý bình thường, đồng thời chuẩn bị tổ chức phần mềm để can thiệp vào xương, ghép xương gò má cho trẻ trong giai đoạn sau. Giai đoạn 2, trẻ được tạo hình xương hàm dưới, tái tạo ngành lên và góc xương hàm dưới, vá khe hở vòm họng để giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn. Giai đoạn 3, trẻ sẽ được ghép xương và tạo hình gò má cung tiếp hai bên bằng x.ương s.ọ tự thân. Giai đoạn 4, khi trên 7 t.uổi, trẻ sẽ được phẫu thuật tạo hình vành tai.

BS Đặng Hoàng Thơm, người trực tiếp phẫu thuật cho bé N.H, cho hay: “Giai đoạn 1, chúng tôi lựa chọn tập trung can thiệp vùng quanh ổ mắt ở giai đoạn sớm nhất. Tại vùng mắt, trẻ có khe hở số 6, 8 về xương, dây chằng góc mắt ngoài bị khuyết, góc mắt ngoài hai bên bị thấp hơn so với vị trí sinh lý bình thường, thiếu tổ chức cơ phần mềm mi dưới, gây tình trạng trễ mi, thường xuyên chảy nước mắt, góc nhìn bị hạn chế. Nếu không phẫu thuật, can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng đến thị lực và thẩm mỹ của trẻ”.

Sau phẫu thuật, BN đã được các BS tái tạo dây chằng góc mắt ngoài hai bên; chuyển vị trí góc mắt ngoài về vị trí sinh lý bình thường (vị trí nằm ngang thay vì trễ xuống dưới như bệnh lý của trẻ); bù đắp tổn khuyết da và cơ vùng mi dưới bằng chuyển vạt da cơ lấy từ vùng mi trên; đóng khe xương hở và tạo hình sàn ổ mắt hai bên. Vị trí mắt của trẻ đã về vị trí sinh lý bình thường. Tình trạng dị hình của khuôn mặt đã được cải thiện rõ rệt. Trước phẫu thuật, mi mắt trên của trẻ bị kéo trễ xuống, không có nếp mí khiến khuôn mặt trẻ lúc nào cũng buồn rầu; sau mổ tạo hình nếp mí tự nhiên, mắt trẻ mở to, cân đối.

Theo Bệnh viện Nhi T.Ư, hội chứng Treacher Collins là rối loạn di truyền hiếm gặp với tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1/50.000 trẻ sinh ra sống. Bệnh gây biến dạng về mắt, tai, xương hàm… ở cả 2 bên của khuôn mặt. Trẻ mắc bệnh thường không bị ảnh hưởng trí tuệ.

Các đặc điểm chính của hội chứng Treacher Collins là: rãnh mí mắt nghiêng xuống từ trong ra ngoài, khuyết ở vùng mí mắt dưới, bất thường lông mi, dị tật răng hàm, tóc trước lỗ tai ngoài lệch ra phía trước, xương gò má phẳng (thiểu sản xương gò má), cằm tụt và mặt hình con cá. Ngoài ra, có các đặc điểm hay gặp như: miệng rộng, lỗ tai đóng thấp, bất thường hình thái tai ngoài, vòm khẩu cái cao, biến dạng khoang mũi, răng mọc lệch, khớp cắn hở, mất dẫn truyền thính giác. Các bất thường khác ít gặp hơn là: khe hở khẩu cái, khuyết bờ mí mắt trên, 2 mắt xa nhau và chậm phát triển trí tuệ. Ở các bệnh nhân bị ảnh hưởng nặng, đường thở bị chèn ép bởi thiểu sản xương hàm dưới, lưỡi tụt và teo mũi sau. Chứng ngưng thở khi ngủ và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *