Người đàn ông 45 t.uổi trọ ở Long Biên ( Hà Nội) lên cơn vật vã, có dấu hiệu sợ gió, sợ nước sau 2 tháng bị chó cắn vào bàn tay phải, t.ử v.ong sau ít ngày vào viện điều trị.
Ngày 13/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết vừa ghi nhận 1 trường hợp t.ử v.ong do bệnh dại.
Đó là người đàn ông 45 t.uổi, có địa chỉ thường trú tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Khoảng 2 tháng trước khởi phát bệnh, đang làm tại trang trại của gia đình ở Hưng Yên, thấy một con chó thả rông dồn đàn gà, anh đ.ánh đuổi và bị con vật cắn vào mu bàn tay phải.
Sau khi bị cắn, bệnh nhân không báo với người nhà, không đi tiêm phòng vắc xin dại. Đi khám một thầy lang trong thôn, anh được chẩn đoán không phải chó dại cắn.
Ngày 5/11, anh đi từ Hưng Yên đến thăm và sống cùng vợ, con đang thuê trọ tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên (Hà Nội). Trong quá trình ở đây, bệnh nhân không đi đâu, không tiếp xúc với hàng xóm xung quanh.
Ngày 8/11, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sốt nhẹ (từ 37,5 đến 38 độ C), ho, khàn giọng, khó ngủ, đau vai, tê bì dọc cánh tay theo vị trí vết cắn.
Sau đó, anh không uống được nước, không ăn được, có biểu hiện sợ gió, sợ ánh sáng, khó thở và được người nhà đưa vào bệnh viện điều trị vào đêm 8/11. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán, theo dõi cơn dại, lấy mẫu bệnh phẩm gửi đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để xét nghiệm.
Đến 22h15 ngày 9/11, tình trạng bệnh nhân diễn biến nặng, lơ mơ, thở oxy qua mặt nạ, tím tái, nổi vân tím, được chỉ định đặt nội khí quản. Sau khi nghe giải thích từ bác sĩ điều trị rằng người bệnh có tiên lượng nặng, nguy cơ t.ử v.ong cao, người nhà xin cho bệnh nhân về chăm sóc giai đoạn cuối. Sau đó, bệnh nhân được đưa về Hưng Yên và t.ử v.ong.
Sáng 10/11, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thông báo kết quả xét nghiệm, bệnh nhân này dương tính virus dại.
Theo thống kê của CDC Hà Nội, năm 2022, ghi nhận 2 ca mắc bệnh dại và đều t.ử v.ong. Ca thứ nhất là người đàn ông 50 t.uổi (ở thôn Yên Nội, xã Vạn Yên, huyện Mê Linh) tham gia g.iết mổ chó cùng một số người họ hàng trong thôn; t.ử v.ong vào tháng 10 sau gần một tuần có triệu chứng đau đầu, sốt, mệt mỏi, sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng kèm cảm giác khó thở.
Cùng kỳ năm 2021, Thủ đô chỉ ghi nhận một trường hợp t.ử v.ong. Tất cả trường hợp trên đều không tiêm vắc xin phòng bệnh sau khi bị chó cắn.
Trên cả nước, từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 40 người t.ử v.ong do bệnh dại tại 16 tỉnh, thành phố (tăng 2 ca so với cùng kỳ năm 2021).
Việc cần làm sau khi bị động vật cắn
Bệnh dại lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của con vật nhiễm dại. Biểu hiện của bệnh là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ t.ử v.ong gần như 100% đối với cả người và động vật.
Việc cần làm:
– Xử lý sơ cứu vết thương: Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng (dầu gội, bột giặt,…) đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch. Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.
– Không làm dập nát thêm vết thương; tránh khâu kín, băng kín ngay vết thương.
– Nếu vết thương c.hảy m.áu không nhiều nên đặt lên vết thương bằng miếng gạc y tế và băng lại vết thương.
– Đến ngay Trung tâm Y tế gấn nhất để được tư vấn, xem xét chỉ định huyết thanh kháng dại và vắc xin dại phù hợp.
Không nên làm:
– Cho các chất kích thích vào vết thương như đất, dầu hỏa, đắp thuốc lào, lá trầu không,…
– Khâu, đốt vết thương
– Thử dại; Điều trị thuốc nam.
Hà Nội: 8 người t.ử v.ong do sốt xuất huyết trong 1,5 tháng
Tính đến ngày (28/10), Hà Nội ghi nhận 12 trường hợp t.ử v.ong do bệnh sốt xuất huyết, trong đó 1,5 tháng qua có tới 8 trường hợp t.ử v.ong.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, tính đến 28/10, trên địa bàn Thủ đô ghi nhận 9.404 trường hợp mắc sốt xuất huyết. So với cùng kỳ năm ngoái, số mắc tăng 3,3 lần. Riêng trong tuần qua ghi nhận hơn 1.200 ca mắc và 3 trường hợp t.ử v.ong. Các quận huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân là: Đan Phượng, Thanh Oai, Thanh Trì, Đống Đa, Thường Tín, Hà Đông.
Diệt bọ gậy, muỗi để phòng chống dịch sốt xuất huyết
Bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: “Chúng tôi chủ động phân công các bệnh viện tham gia điều trị. Các bệnh viện đều bố trí cơ số giường để điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết và đã tổ chức hệ thống quản lý phân tầng, phân tuyến, thu dung điều trị bệnh nhân khoa học theo đúng phác đồ của Bộ Y tế, đảm bảo đầy đủ nhu cầu điều trị của người dân.
Chúng tôi cũng chỉ đạo Bệnh viện Đống Đa là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành truyền nhiễm tổ chức các buổi đào tạo tập huấn cho các cán bộ y tế trong toàn bộ hệ thống y tế kể cả công lập và ngoài công lập về phác đồ chuẩn đoán, nâng cao năng lực của các cơ sở khám chữa bệnh”.
Từ đầu năm đến nay, toàn thành phố Hà Nội ghi nhận 800 ổ dịch sốt xuất huyết và hiện còn 138 ổ dịch đang hoạt động. Những ổ dịch nhiều bệnh nhân nằm ở thôn Bùng- Phùng Xá- Thạch Thất, Ngọc Đình- Hồng Dương- Thanh Oai, Phượng Trì- Thị Trấn Phùng- Đan Phượng.
Sở Y tế đã đề nghị các quận huyện thị xã tăng cường biện pháp phòng chống như diệt muỗi, bọ gậy; giám sát, phát hiện sớm ổ dịch để khoanh vùng xử lý sớm nhất. Dự báo đỉnh dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội có thể rơi vào trung tuần tháng 11.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thái Minh, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đống Đa, Hà Nội khuyến cáo: “Khi người dân có những biểu hiện sốt, đau đầu, đau mỏi người thì nên đến các cơ sở y tế để khám và làm xét nghiệm, để nhận được chỉ dẫn chính xác nhất từ phía thầy thuốc. Không được tự ý truyền dịch, truyền đạm hoặc dung dịch cao phân tử tại nhà, không tự đi mua thuốc về uống…
Đa số trường hợp mắc sốt xuất huyết là lành tính, nhưng trên những cơ địa đặc biệt hoặc trong những giai đoạn bệnh trở nặng, những ngày đặc biệt của giai đoạn bệnh thì cần được làm xét nghiệm và theo dõi chặt chẽ , để khi bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo sẽ được can thiệp ngay, điều trị kịp thời, chứ không để lúc bệnh diễn biến nặng mới xử lý thì rất nguy hiểm tính mạng”.