Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe: 6 dấu hiệu kỳ lạ có thể bạn mắc bệnh tim; Ăn sống bí đỏ có được không?
Bài Viết Liên Quan
- Béo phì ở t.rẻ e.m Việt Nam: Khi phụ huynh ‘phớt lờ’ cảnh báo
- Người bệnh tiểu đường nên kiêng gì?
- Chàng trai thức trắng 11 ngày đêm
Tình trạng răng miệng cũng có thể dự báo chính xác về sức khỏe tim mạch. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
“Nằm sấp vẫn là một trong những tư thế ngủ phổ biến nhất. Tư thế này hơi khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ theo nhiều cách khác nhau”, bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để biết thêm tư thế ngủ nằm sấp ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào trong bài viết 3 tư thế ngủ phổ biến, ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
6 dấu hiệu kỳ lạ có thể bạn mắc bệnh tim
Trên thế giới, cứ 4 người thì có một người c.hết vì bệnh tim mạch, vì vậy, phát hiện ra các dấu hiệu nhận biết một người đang mắc bệnh tim là vô cùng quan trọng.
Nếp nhăn trên dái tai có thể là dấu hiệu của nguy cơ xơ vữa động mạch. Ảnh SHUTTERSTOCK
Và điều nguy hiểm khiến cho tỷ lệ t.ử v.ong do bệnh tim mạch cao như vậy chính là vì người bệnh chỉ nhận thấy tim của họ không hoạt động tốt là khi bị cơn đau tim – lúc này thì đã muộn. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu có thể cho biết tim bạn có điều gì bất thường, trước khi bạn gặp phải biến cố sống còn là cơn đau tim.
Dái tai có nhiều nếp nhăn. Một dấu hiệu có thể nhìn thấy được là các nếp nhăn chéo trên dái tai – được gọi là dấu hiệu Frank, được đặt theo tên của bác sĩ người Mỹ Sanders Frank, người đầu tiên mô tả dấu hiệu này.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếp nhăn trên dái tai là dấu hiệu của tăng nguy cơ xơ vữa động mạch – khiến hình thành mảng bám tích tụ bên trong động mạch. Hơn 40 nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan giữa đặc điểm này của tai và sự gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Gần đây nhất, người ta thấy rằng những nếp nhăn này cũng có liên quan đến bệnh mạch m.áu não.
U mỡ vàng. Một dấu hiệu khác là các nốt mụn mỡ màu vàng – được gọi là “xanthomas” – có thể xuất hiện trên khuỷu tay, đầu gối, mông hoặc mí mắt.
Các nốt mụn này thường gặp nhất ở những người mắc bệnh tăng cholesterol m.áu. Những người bị bệnh này có mức độ đặc biệt cao của cholesterol xấu, khiến chúng lắng đọng trong da. Và những chất béo này cũng tích tụ trong các động mạch cung cấp m.áu cho tim. 4 dấu hiệu còn lại sẽ có trên trang sức khỏe ngày 31.7.
Ăn sống bí đỏ có được không?
Bí đỏ và hạt bí đỏ là nguyên liệu chính trong nhiều món ăn, từ món mặn cho tới món ngọt.
Bí đỏ có nhiều chất dinh dưỡng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nhiều người thắc mắc liệu bí đỏ và hạt bí có ăn sống được không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận thấy sự khác biệt khi ăn bí sống và bí đã nấu chín.
Giá trị dinh dưỡng . Bí và hạt bí sống khác bí nấu chín một chút về thành phần dinh dưỡng. Trên thực tế, nấu chín thường làm giảm hàm lượng các vitamin hòa tan trong nước, bao gồm các vitamin B như riboflavin, thiamine, niacin, cũng như vitamin C. Bí đỏ nấu chín cũng có lượng vitamin A, đồng và kali thấp hơn bí sống một chút.
Còn hạt bí thì sao? Rang hạt bí sẽ làm tăng hàm lượng chất chống ô xy hóa, phenol và flavonoid có trong hạt. Tuy nhiên, rang quá mức cũng có thể làm tăng sự hình thành các hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs) – là những hợp chất có hại, gây ung thư. Bạn có thể xem tiếp bài viết này trên trang sức khỏe ngày 31.7 để biết ăn bí đỏ sống có thật sự an toàn?
3 tư thế ngủ phổ biến, ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
Giấc ngủ là một thành phần quan trọng của một cuộc sống lành mạnh.
Tư thế ngủ cuộn tròn cũng khá phổ biến. Ảnh SHUTTERSTOCK
Lịch trình ngủ không lành mạnh hoặc ngủ không đủ giấc có liên quan đến tình trạng sức khỏe khác nhau, từ bệnh tim, huyết áp cao, suy yếu khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng nhận thức, đến ham muốn t.ình d.ục thấp… Nhưng bạn có biết tư thế ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và nhiều hơn thế nữa?
Nằm sấp. Nằm sấp vẫn là một trong những tư thế ngủ phổ biến nhất. Tư thế này hơi khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ theo nhiều cách khác nhau.
Bạn có thể kiểm soát vấn đề ngáy ngủ bằng cách nằm sấp khi ngủ. Những người bị chứng ngưng thở khi ngủ cũng được hưởng lợi khi ngủ ở tư thế này. Tuy nhiên, tư thế này cũng có thể dẫn đến đau cổ và lưng. Mặc dù vấn đề đau lưng có thể được giải quyết bằng cách kê một chiếc gối dưới bụng dưới. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe đ ể biết thêm 2 tư thế ngủ còn lại như thế nào và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe ra sao!
3 tư thế ngủ phổ biến, ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
Giấc ngủ là một thành phần quan trọng của một cuộc sống lành mạnh.
Tư thế ngủ cuộn tròn cũng khá phổ biến. Ảnh SHUTTERSTOCK
Lịch trình ngủ không lành mạnh hoặc ngủ không đủ giấc có liên quan đến các tình trạng sức khỏe khác nhau, từ bệnh tim, huyết áp cao, suy yếu khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng nhận thức, đến ham muốn t.ình d.ục thấp…
Có nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn, trong đó có lối sống và chế độ ăn uống của bạn.
Nhưng bạn có biết tư thế ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn và nhiều hơn thế nữa?
Dưới đây là 3 tư thế ngủ phổ biến nhất và chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào.
1. Nằm sấp
Nằm sấp vẫn là một trong những tư thế ngủ phổ biến nhất. Tư thế này hơi khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ theo nhiều cách khác nhau.
Bạn có thể kiểm soát vấn đề ngáy ngủ bằng cách nằm sấp khi ngủ. Những người bị chứng ngưng thở khi ngủ cũng được hưởng lợi khi ngủ ở tư thế này, theo Times of India.
Tuy nhiên, tư thế này cũng có thể dẫn đến đau cổ và lưng. Mặc dù vấn đề đau lưng có thể được giải quyết bằng cách kê một chiếc gối dưới bụng dưới.
2. Nằm ngửa
Nằm ngửa. Ảnh SHUTTERTOCK
Tư thế này có thể cải thiện sự liên kết của cơ thể và giữ cho cột sống, khớp và cơ khỏe mạnh.
Những người bị ngưng thở khi ngủ, đau lưng và ngủ ngáy có thể tìm thấy sự thoải mái ở tư thế này. Nó cũng giúp giảm đau đầu gối và hông.
3. Tư thế thai nhi
Tư thế cuộn tròn thường phổ biến ở t.rẻ e.m và người già. Tư thế này có thể giúp giảm đau lưng. Phụ nữ mang thai có thể hưởng lợi từ tư thế này và vấn đề ngủ ngáy cũng thuyên giảm.
Đôi khi, tư thế thai nhi không thoải mái có thể dẫn đến đau nhức cơ thể và hạn chế hô hấp, theo Times of India.