Cá hồi là loại thực phẩm có trong nhiều chế độ ăn lành mạnh. Điều này chủ yếu là do hàm lượng dinh dưỡng dồi dào trong cá hồi, đặc biệt là protein.
Cá hồi là một trong những loại cá béo phổ biến nhất. Chúng có hương vị thơm ngon, dễ tìm, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Cá hồi không chỉ chứa nhiều axit béo omega-3 mà còn rất giàu protein. Ảnh SHUTTERSTOCK
Một số bằng chứng nghiên cứu cho thấy ăn cá hồi thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. Một trong những dưỡng chất có lợi nhất của cá hồi là omega-3. Loại axit béo này có thể giúp cải thiện sức khỏe xương, mắt, não và tăng cường tâm trạng.
Cá hồi còn được mệnh danh là nữ hoàng của các loại cá nhờ hàm lượng protein dồi dào. Protein là dưỡng chất rất quan trọng mà cơ thể cần để hoạt động bình thường.
“Lượng protein cơ thể nạp hằng ngày đóng vai trò thiết yếu giúp các tế bào vận hành ở trạng thái tốt. Do đó, protein sẽ là phần không thể thiếu của chế độ ăn hằng ngày”, chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Nancy Waldeck giải thích.
Protein trong cá hồi giúp cơ thể sửa chữa và cung cấp ô xy cho các tế bào, mang dưỡng chất để cơ bắp phát triển tối ưu và điều chỉnh các hoóc môn trong m.áu. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo protein nên chiếm từ 10 đến 35% lượng calo hằng ngày.
Khi nói đến hàm lượng protein thì thịt cá hồi tự nhiên và cá hồi nuôi có một số sự khác biệt nhỏ. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), một 100 gram cá hồi tự nhiên có 115 calo và 19,5 gram protein, 4,42 gram chất béo. Trong khi đó, một 100 gram cá hồi nuôi có 212 calo, 20,4 gram protein và 13,3 gram chất béo.
Chế biến cũng ảnh hưởng đến hàm lượng protein trong cá hồi. Nếu ăn tươi, chẳng hạn như món sashimi, thì lượng protein trong cá sẽ thấp hơn một chút so với cá đã nấu chín.
Điều này xảy ra là do cá còn sống thì chứa nhiều nước hơn. Trong khi đó, cá nấu chín thì lượng nước trong cá đã thoát bớt ra ngoài, nhờ đó hàm lượng protein trong cá cũng đậm đặc hơn.
Do đó, dù không chênh lệch nhiều nhưng nếu người ăn muốn tối ưu hóa hàm lượng protein trong cá hồi thì hãy ưu tiên ăn cá hồi nuôi và đã nấu chín. Ngoài ra, để tối ưu hóa sức khỏe, thịt cá hồi nên ăn kèm với các món ăn lành mạnh như rau củ, trái cây, thịt nạc và tránh các món nhiều đường, chất béo, theo Healthline.
Lợi ích tuyệt vời của đậu phộng và những tác dụng phụ cần biết
Bên cạnh việc kiềm chế cơn đói của chúng ta và là một lựa chọn ăn vặt lành mạnh, đậu phộng còn là một nguồn tuyệt vời của protein, carb, chất béo lành mạnh, chất xơ và axit béo.
Đậu phộng không chỉ giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn ngăn ngừa các bệnh mạn tính.
Dưới đây là những lợi ích sức khỏe tiềm ẩn của đậu phộng và tác dụng phụ có thể xảy ra khi ăn quá nhiều đậu phộng, theo Times of India.
1. Tốt cho sức khỏe tim mạch
Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng đậu phộng có khả năng làm giảm mức huyết áp trong cơ thể. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ăn đậu phộng điều độ được cho là làm giảm lượng cholesterol “xấu” và tăng lượng cholesterol “tốt” trong cơ thể, được cho là có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch.
Hơn nữa, một số nghiên cứu đã gợi ý rằng đậu phộng có khả năng làm giảm mức huyết áp trong cơ thể.
Giàu chất béo không bão hòa đơn, chất xơ và protein, đậu phộng được cho là tốt cho tim mạch.
Ngoài ra, nó cũng chứa chất chống oxy hóa như resveratrol và axit amin bảo vệ lớp lót bên trong của động mạch khỏi tình trạng xơ vữa động mạch, là sự tích tụ của chất béo, cholesterol và các chất khác trong và trên thành động mạch, theo Times of India.
2. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Bơ đậu phộng ăn với bánh mì. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trong trường hợp mắc bệnh tiểu đường, đậu phộng được cho là lựa chọn ăn vặt lành mạnh. Nó chứa đầy chất dinh dưỡng và không chứa chất béo không lành mạnh, giúp giữ cho lượng đường trong m.áu luôn ở mức kiểm soát.
Ngoài ra, đậu phộng cũng chứa magiê, giúp điều chỉnh phản ứng insulin trong cơ thể.
Insulin giúp đường trong m.áu đi vào các tế bào của cơ thể để có thể chuyển hóa thành năng lượng.
3. Giúp giảm viêm
Đậu phộng là một nguồn cung cấp chất béo lành mạnh, đến từ axit oleic – một hợp chất tương tự được tìm thấy trong dầu ô liu.
Đặc tính đặc biệt này trong đậu phộng giúp chống lại chứng viêm và các gốc tự do trong tế bào.
4. Đậu phộng có thể ngăn ngừa một số loại ung thư
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn đậu phộng có thể ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Nó có một lượng đáng kể protein, hàm lượng vitamin E và là một nguồn tuyệt vời của resveratrol, một chất chống oxy hóa polyphenolic khác, được cho là có tác dụng giảm nguy cơ ung thư.
5. Có lợi cho việc giảm cân
Đậu phộng là món ăn nhẹ có hàm lượng protein và chất xơ cao, giúp giảm cân
Cả hai chất dinh dưỡng này đều có hiệu quả trong việc quản lý cân nặng.
Trong khi loại trước giúp tăng cường năng lượng, loại thứ hai làm tăng mức độ no trong cơ thể, ngăn chặn các loại thực phẩm không lành mạnh, chứa nhiều calo.
6. Tác dụng phụ của việc ăn quá nhiều đậu phộng
Những người bị dị ứng với đậu phộng tuyệt đối không được ăn đậu phộng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ăn uống lành mạnh là tốt, nhưng ăn quá nhiều ngay cả những thực phẩm lành mạnh nhất cũng có thể phản tác dụng.
Điều này áp dụng cho đậu phộng.
Mặc dù loại hạt thơm ngon và giàu dinh dưỡng này rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tác dụng phụ.
Từ việc ức chế sự hấp thụ các khoáng chất khác như sắt, kẽm, mangan và canxi, phá hủy mục tiêu giảm cân của bạn, đến việc gây ra các vấn đề về tiêu hóa, việc tiêu thụ quá nhiều đậu phộng có thể có hại cho sức khỏe tổng thể của bạn.
Hơn nữa, những người bị dị ứng với đậu phộng tuyệt đối không được ăn đậu phộng. Các triệu chứng dị ứng có thể bao gồm: chảy nước mũi, đau họng, các vấn đề về da, các vấn đề về tiêu hóa, khó thở và hơn thế nữa, theo Times of India.
7. Bạn nên ăn bao nhiêu đậu phộng trong một ngày?
Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn khoảng 42 gram, tức là khoảng 16 hạt đậu phộng mỗi ngày. Một số người thậm chí còn đề xuất ăn một nắm tay (handful) đậu phộng mỗi ngày, đặc biệt là khi bạn đói và bạn không muốn ăn một thứ gì đó có thể khiến bạn tăng cân, theo Times of India.