Làm thế nào để thiết kế góc học tập ở nhà hoàn hảo cho trẻ?

Dù học trực tiếp hay trực tuyến thì bài tập về nhà là một phần không thể thiếu đối với các em học sinh. Và việc hoàn thành nó là điều cần thiết. Vậy làm thế nào để trẻ tập trung làm bài, học tập tốt hơn?

Một vài thủ thuật đơn giản có thể khiến góc học tập của trẻ trở thành một không gian hiệu quả và hấp dẫn hơn. Bất kể độ tuổi, cấp lớp hay sự hứng thú của con bạn đối với việc học, đây là một số mẹo để thiết kế khu vực học tập hoàn hảo cho trẻ.

1. Loại bỏ sự lộn xộn

Đây là điều không cần phải bàn cãi khi muốn tạo ra không gian làm việc, học tập hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình vội vã tạo ra góc học tập và vui chơi, các bậc cha mẹ thường bỏ qua tầm quan trọng của việc loại bỏ sự lộn xộn – điều khiến trẻ thực sự bị phân tâm, sao nhãng.

Trước hết, cần hiểu là sự lộn xộn thực sự là gì? Điều này có thể khác nhau đối với mỗi gia đình và trẻ em. Nó có thể là bất cứ thứ gì, từ giấy tờ rời đến đồ chơi không nên có trên bàn học hoặc khu vực dành cho việc học tập.

Một số trẻ thích có nhiều bút dạ, bút chì màu và tẩy trên bàn khi học. Mặc dù những thứ này cũng liên quan đến việc học, nhưng nếu quá nhiều, chúng có thể làm mất đi sự tập trung của trẻ. 

Do đó, các bậc phụ huynh nên giúp con mình hiểu cách phân loại các vật dụng và bỏ đi những thứ không thực sự cần thiết. Tạo ngăn kéo hoặc giá kệ trên bàn để cất gọn những đồ vật gây phân tâm như vậy.

2. Đảm bảo mọi vật dụng cần thiết trong phạm vi tiếp cận

Những vật dụng cần thiết cho việc học tập của trẻ gồm rất nhiều thứ từ sách vở, bút giấy đến gọt bút chì, thước kẻ… Và tất nhiên, các mục này sẽ thay đổi tùy theo độ tuổi, lớp học cũng như trình độ học tập của con bạn.

Điều quan trọng nhất là tạo ra một không gian học tập có đủ tủ kệ, ngăn kéo lưu trữ các vật dụng khác nhau để con bạn không phải rời khỏi bàn để hoàn thành một công việc nào đó, ví dụ như rời khỏi bàn để gọt bút chì, bơm mực.

goc hoc tap cho tre e295
Một góc học tập đẹp, tiện nghi và phù hợp với nhu cầu của trẻ sẽ góp phần nâng cao khả năng tập trung khi làm bài.

3. Đảm bảo không gian thoáng đãng, yên tĩnh, lưu thông thuận tiện

Khi nói đến việc thiết kế góc học tập ở nhà hoàn hảo cho trẻ, một yếu tố quan trọng (và thường bị bỏ qua) là sự dễ dàng tiếp cận về mặt lưu thông, đi lại. 

Nếu con bạn không thể dễ dàng ra vào không gian, điều đó thật khó chịu, đặc biệt nếu con bạn gặp vấn đề về vận động hoặc gặp khó khăn với các kỹ năng vận động. Chưa kể, có nhiều khả năng mất tập trung hơn nếu con bạn khó tiếp cận góc học tập của mình.

Do đó, bạn nên bố trí khu vực làm bài tập của trẻ ở khu vực ít người lui tới, đặc biệt là nơi có đủ chỗ để sắp xếp mà không cảm thấy chật chội hoặc căng thẳng về việc chiếm dụng không gian. 

4. Góc học tập của trẻ có sự kết nối nhất định với bố mẹ

Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, con bạn có thể cần khá nhiều sự hỗ trợ của bạn để hoàn thành bài tập. Thật bất tiện khi con bạn phải di chuyển từ phòng ngủ của mình sang phòng bố mẹ để hỏi một vấn đề gì đó mà bé chưa hiểu khi làm bài tập.

Do đó, khi thiết kế góc học tập ở nhà cho các con, hãy xem xét nhu cầu, tính cách, độ tuổi và trình độ học tập của con bạn. Bạn có thể muốn thiết lập một không gian có sự gần gũi với phụ huynh, nhất là với các bé lớp 1, để đảm bảo bạn có thể sẵn sàng khi bé cần sự trợ giúp từ bạn.

5. Thiết kế ánh sáng phù hợp

phong hoc 1 922e cde1
Nếu có thể, hãy tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên cho không gian học tập của trẻ.

Khu vực học tập của trẻ cần phải được chiếu sáng thích hợp. Điều này luôn đúng, không có gì phải bàn cãi. Ngoài trang bị đèn chiếu sáng hợp lý, bạn nên tìm cách tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên bằng cách đặt bàn học gần cửa sổ, gần khoảng thông tầng, giếng trời, treo gương hút sáng tự nhiên.

Ánh sáng tự nhiên tốt cho mắt của trẻ, đặc biệt cần thiết với các bé sử dụng máy tính, Ipad thường xuyên cho việc học.

6. Ưu tiên bàn học đa năng, linh hoạt

Bàn học đa chức năng và linh hoạt là một lợi thế đối với góc học tập của trẻ. Trong tuần, bàn có thể được sử dụng để làm bài tập và vào cuối tuần, đó là không gian để vui chơi, xây LEGO, vẽ tranh…

Theo đó, phụ huynh nên chọn loại bàn học thông minh, có thể di chuyển hoặc gấp gọn khi không sử dụng, nhường mặt sàn cho các hoạt động khác vào cuối tuần. Hiện có rất nhiều mẫu bàn học đa năng, tiện lợi để bạn lựa chọn. Quan trọng là nó phải phù hợp với không gian phòng và nhu cầu của trẻ.

7. Cá nhân hóa không gian học tập của trẻ

Một trong những mẹo tốt nhất để thiết kế góc học tập cho trẻ là thiết kế có chủ đích. Bạn cần biết đứa trẻ thường sử dụng không gian của mình như thế nào để đảm bảo kết hợp các tính cách, các vật dụng/hoạt động ưa thích hoặc các kỷ vật có ý nghĩa để làm cho không gian trở nên đặc biệt – tất nhiên là không gây sao nhãng. 

Từ tranh treo tường cho đến những món đồ màu sắc, có rất nhiều cách để biến khu vực làm bài tập của con bạn không chỉ là nơi để học, mà còn là không gian chúng gọi “của riêng” mình.

Lam Giang (Thespruce)

>> 8 lưu ý khi thiết kế phòng học cho trẻ ở nhà

>> 10 mẫu phòng học truyền cảm hứng dành cho trẻ tuổi teen

Link bài viết gốc
http://thanhnienviet.vn/2021/09/20/lam-the-nao-de-thiet-ke-goc-hoc-tap-o-nha-hoan-hao-cho-tre

ThanhnienViet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *