Nghiến răng trong giấc ngủ có thể dẫn đến đau và căng nhức ở hàm, cổ hay mặt, thậm chí gây ê buốt răng.
Có nhiều cách có thể giúp điều trị và giảm tác hại của chứng nghiến răng khi ngủ.
Người nghiến răng cũng có nguy cơ đau đầu gấp 3 lần so với người không nghiến. Căng thẳng có thể khiến tần suất và mức độ nghiến răng tăng lên, theo tạp chí Reader’s Digest (Mỹ).
Nghiến răng khi ngủ không chỉ gây đau nhức hàm mà còn khiến răng dễ bị mài mòn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nghiến răng kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ bị gãy răng và đau nhức hàm. Ngoài căng thẳng thì lo lắng, uống nhiều caffeine, rượu bia cũng làm tăng nguy cơ nghiến răng khi ngủ.
Một số nghiên cứu cho thấy uống quá 3 ly rượu/ngày sẽ làm tăng nguy cơ nghiến răng khi ngủ. Nguyên nhân là do caffeine và rượu bia đều là những chất kích hoạt gia tăng hoạt động ở cơ hàm.
Để ngăn răng bị tổn thương do nghiến vào ban đêm, nha sĩ có thể sẽ dùng một số dụng cụ bảo vệ răng miệng như miếng chống nghiến răng. Các dụng cụ này sẽ giúp răng tránh bị mài mòn.
Tuy nhiên, đây không phải cách giúp xử lý vấn đề một cách tận gốc. Không những vậy, dùng miếng chống nghiến răng có thể giúp bảo vệ răng không bị bào mòn nhưng vẫn khiến hàm bị đau nhức. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến đau nhức mạn tính, thậm chí khóa hàm.
Để điều trị hiệu quả hơn, người nghiến răng do căng thẳng, lo âu cần tìm đến chuyên gia tâm lý để xác định nguồn gốc gây ra khó khăn tâm lý. Đồng thời, họ cũng hạn chế các đồ uống có caffeine và rượu bia.
Trong trường hợp cơn đau nhức hàm kéo dài thì vật lý trí liệu sẽ rất hữu ích. Biện pháp xoa bóp trong vật lý trị liệu sẽ xoa dịu các cơ ở đầu và mặt. Châm khô cũng có thể được áp dụng để giảm căng thẳng các cơ ở hàm.
Ngoài việc cải thiện sức khỏe tâm thần thì thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh hơn cũng có thể giúp cải thiện nghiến răng, theo Reader’s Digest.
Bị chóng mặt, cần tránh những món nào?
Chóng mặt gây ra cảm giác rất khó chịu với người mắc. Ngoài việc đến khám bác sĩ và uống thuốc, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng.
Chóng mặt không phải là bệnh mà là một triệu chứng, chẳng hạn như cảnh báo vấn đề sức khỏe nào đó ở não hoặc hệ thống t.iền đình trong tai. Chóng mặt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Người bị chóng mặt cần phải tránh rượu bia vì có thể khiến chóng mặt thêm nghiêm trọng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Đau nửa đầu, đa xơ cứng, tiểu đường hoặc bệnh rối loạn tai trong Ménière cũng có thể gây chóng mặt. Thậm chí, tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng dẫn đến triệu chứng khó chịu này.
Ngoài ra, chóng mặt cũng có thể do những nguyên nhân rất nghiêm trọng như chấn thương sọ não hoặc khối u não. Khi bị chóng mặt, người bệnh cần phải tránh một số món vì chúng có thể khiến cơn chóng mặt nghiêm trọng hơn.
Rượu bia
Uống quá nhiều rượu bia có thể gây chóng mặt và các triệu chứng liên quan như mất thăng bằng, buồn nôn, ói mửa. Với người đang bị chóng mặt, rượu bia sẽ khiến tình trạng này thêm nặng.
Rượu bia là thức uống lợi tiểu, tức tăng bài tiết nước ra khỏi cơ thể, từ đó dễ dẫn đến mất nước. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến chất dịch ở tai trong, khiến não không nhận được đúng các tín hiệu thăng bằng của cơ thể. Đây chính là nguyên nhân khiến rượu bia gây chóng mặt, choáng váng.
Caffeine
Những người nhạy cảm với caffeine hoặc mắc Ménière, căn bệnh rối loạn tai trong gây chóng mặt và mất thính giác, cần phải tránh các món có nhiều caffeine như cà phê, nước tăng lực hay một số loại trà.
Nạp một lượng lớn caffeine có thể khiến các mạch m.áu co lại và làm các triệu chứng của bệnh Ménière thêm nặng, trong đó có chóng mặt.
Món mặn
Hiệp hội Rối loạn T.iền đình (VeDA) Mỹ khuyến cáo những người mắc bệnh Ménière cần tránh ăn mặn quá nhiều vì có thể kích hoạt cơn chóng mặt.
Muối có trong rất nhiều loại thực phẩm mà chúng ta không để ý đến như bánh mì, thịt nguội, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến, một số loại ngũ cốc hay pho mát. Do đó, để giảm lượng muối nạp vào cơ thể, mọi người cũng cần tránh những món này, theo Healthline.