Làm gì để sử dụng thuốc trị tăng huyết áp an toàn?

Thuốc có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp cao. Người bệnh cần dùng thuốc đều đặn, hằng ngày.

Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng thuốc trị tăng huyết áp.

1. Huyết áp cao là gì?

Huyết áp cao được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng bệnh tim mạch. Giảm huyết áp làm giảm nguy cơ tim mạch. Kiểm soát huyết áp có thể ngăn ngừa các biến chứng ở bệnh nhân suy tim, tiểu đường, bệnh mạch vành, đột quỵ và các bệnh tim mạch khác.

lam gi de su dung thuoc tri tang huyet ap an toan 6b2 6753051

Cao huyết áp không được điều trị là nguyên nhân hàng đầu gây đau tim và đột quỵ.

Huyết áp được thể hiện bằng hai con số: Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Chỉ số huyết áp lý tưởng sẽ là 120/80 (tương ứng)

Nếu huyết áp trên 120/80 nhưng dưới 140/90 được coi là t.iền tăng huyết áp.Nếu huyết áp từ 140/90 trở lên được coi là tăng huyết áp.

Mục tiêu của điều trị huyết áp cao là kiểm soát huyết áp một cách tối ưu và giảm tỷ lệ mắc bệnh và t.ử v.ong liên quan đến tim mạch và thận. Vì vậy, nhiều bệnh nhân cần sử dụng thuốc và việc lựa chọn nhóm thuốc phù hợp là rất quan trọng để đạt hiệu quả điều trị với ít tác dụng phụ hơn.

Một số loại thuốc thường được kê đơn bao gồm: Thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển (thuốc ức chế ACE), thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II (ARB), thuốc chẹn canxi…

Kiểm soát huyết áp không phải lúc nào cũng đạt được chỉ với một loại thuốc duy nhất, nhiều bệnh nhân cần phải điều trị kết hợp với hai hoặc nhiều loại thuốc.

2. Tác dụng phụ của thuốc trị tăng huyết áp

Mỗi loại thuốc đều có thể có những tác dụng phụ, cần theo dõi những tác dụng phụ này và báo cáo cho bác sĩ. Các tác dụng phụ của thuốc điều trị huyết áp cao sẽ giảm dần theo thời gian.

Một số tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc huyết áp cao bao gồm:

Phát ban da Buồn nôn Chóng mặt hoặc choáng váng Ho khan Tiêu chảy hoặc táo bón Cảm thấy mệt mỏi như không còn năng lượng Đau đầu

Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp các tác dụng phụ, cần thông báo với bác sĩ điều trị. Trong một số trường hợp, thay đổi liều lượng hoặc thời gian trong ngày dùng thuốc có thể giúp hạn chế các tác dụng phụ này.

Bệnh nhân cao huyết áp đều được khuyến nghị điều chỉnh lối sống khi điều trị ban đầu, bao gồm giảm cân, chế độ ăn lành mạnh, ít natri, hạn chế uống rượu và tăng cường hoạt động thể chất.

3. Giữ an toàn khi sử dụng thuốc huyết áp

Dưới đây là những hướng dẫn giúp người bệnh sử dụng thuốc an toàn, đảm bảo hiệu quả điều trị của thuốc:

Uống thuốc theo chỉ dẫn trên nhãn, hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Uống thuốc đều đặn vào cùng một thời điểm mỗi ngày để việc uống thuốc trở thành thói quen. Nhớ tên và liều lượng của các loại thuốc đang dùng. Không tự ý ngừng dùng thuốc hoặc thay đổi liều lượng mà không được sự giám sát của bác sĩ. Cần thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, vitamin, khoáng chất và các sản ph ẩm thực phẩm chức năng hay chất bổ sung khác đang sử dụng. Một số thực phẩm chức năng và thảo dược có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả của thuốc huyết áp. Để tránh những loại tương tác này, tốt nhất chỉ nên dùng thực phẩm chức năng và thảo dược nếu thực sự cần thiết và sau khi thảo luận với bác sĩ. Khi cần dùng thuốc không kê đơn (OTC), như aspirin, thuốc dị ứng hoặc thuốc cảm cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Một số loại thuốc OTC không an toàn cho những người bị huyết áp cao. Tránh uống rượu khi đang dùng thuốc. Không bao giờ dùng thuốc theo mách bảo của người khác hoặc dùng chung thuốc với người khác. Thông báo cho bác sĩ nếu đang mang thai, có ý định mang thai hoặc đang cho con bú. Giống như tất cả các loại thuốc, một số người có thể bị dị ứng với thuốc tăng huyết áp. Nếu phát ban, khó thở hoặc khó nuốt sau khi dùng thuốc, cần đi khám ngay lập tức.

Cuối cùng, điều trị huyết áp cao cần thời gian và sự kiên nhẫn. Điều quan trọng là cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ và tuân thủ theo liệu trình điều trị bác sĩ đã chỉ định.

Chữ viết tay chỉ ra dấu hiệu của bệnh mất trí nhớ

Người mắc bệnh Alzheimer viết chữ run rẩy, khó đọc, hay mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.

Bệnh Alzheimer là dạng bệnh mất trí nhớ phổ biến nhất, một loại bệnh thần kinh hiện nay chưa thể chữa khỏi. Mặc dù vậy có một số phương pháp điều trị có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Tuy nhiên, để đưa ra các phương pháp điều trị, trước tiên, người mắc phải sớm nhận biết được các triệu chứng để đi khám xác định. Một trong những dấu hiệu có thể xuất hiện qua cách ký tên, viết ngày tháng, ghi chú…

chu viet tay chi ra dau hieu cua benh mat tri nho fe3 6701641
Ảnh minh họa: Indianapublicmedia

Theo nghiên cứu được công bố trên Thư viện trực tuyến Wiley, cách viết có thể chỉ ra sự hiện diện của bệnh Alzheimer. Các tác giả giải thích: “Chữ viết tay thay đổi là một trong những dấu hiệu đầu tiên. Chữ bị run rẩy do người viết mất khả năng kiểm soát cơ, nhầm lẫn và hay quên”.

“Các triệu chứng ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Chữ viết trở nên khó đọc và không thể tránh khỏi lỗi chính tả, ngữ âm”.

Theo Express, lý do của những lỗi chính tả không phải vì người bệnh không điều khiển được cơ bắp mà do khả năng kiểm soát thần kinh. Bệnh Alzheimer không chỉ ảnh hưởng đến cách vận động của một người mà còn đến cách họ suy nghĩ, cảm nhận và cư xử.

Điều khiến cho chứng mất trí nhớ trở nên đáng sợ là diễn biến từ từ, không tức thời, một quá trình dài khiến người bệnh dần rời xa thực tế. Đây là một trong những động lực thúc đẩy nghiên cứu căn bệnh này và tìm kiếm phương pháp chữa trị.

Mặc dù chữ viết tay có thể chỉ ra sự hiện diện của bệnh Alzheimer, nhưng đó không phải là một trong những triệu chứng ban đầu đã được công nhận của bệnh này.

Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) đã liệt kê các dấu hiệu sớm của bệnh Alzheimer:

– Quên các cuộc trò chuyện hoặc sự kiện gần đây

– Đặt đồ sai vị trí

– Quên tên địa điểm và đồ vật

– Gặp khó khăn khi nghĩ ra từ phù hợp

– Đặt câu hỏi lặp đi lặp lại

– Khả năng phán đoán kém hoặc chần chừ khi đưa ra quyết định

– Kém linh hoạt và do dự khi thử những điều mới.

– Thay đổi tâm trạng như lo lắng, bối rối.

Mặc dù bệnh Alzheimer là một tình trạng đáng sợ nhưng có nhiều cách để mọi người có thể giảm nguy cơ hoặc trì hoãn sự khởi phát.

– Bỏ hút thuốc

– Uống càng ít rượu càng tốt

– Có chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng

– Tập thể dục ít nhất 150 phút một tuần

– Kiểm soát huyết áp.

Bên cạnh đó, các hoạt động tâm lý cũng có khả năng ngăn ngừa bệnh. NHS đưa ra lời khuyên: “Có một số bằng chứng ghi nhận những người tích cực hoạt động tinh thần và xã hội có tỷ lệ sa sút trí tuệ thấp hơn”.

“Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các dạng suy giảm trí nhớ khác bằng cách đọc sách, học ngoại ngữ, chơi nhạc cụ, tham gia hoạt động cộng đồng, chơi các môn thể thao đồng đội, thêm sở thích mới, duy trì cuộc sống xã hội năng động”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *