Đó là giữ đồng hồ sinh học của cơ thể ổn định.
Nghiên cứu mới đây, được công bố trên tạp chí khoa học Science Advances, cho thấy gián đoạn đồng hồ sinh học có thể làm tăng gần 70% nguy cơ ung thư, theo nhật báo Anh Express.
Nhịp sinh học bị gián đoạn có thể dẫn đến cơ thể không thể kiểm soát được chu kỳ phân chia tế bào và sự phát triển tế bào ác tính sau đó, theo chuyên trang nghiên cứu khoa học ResearchGate.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy tiếp xúc nhiều với ánh sáng vào ban đêm có thể làm giảm mức “hoóc môn ngủ” melatonin và kích thích ung thư phát triển.
Đồng hồ sinh học của cơ thể kiểm soát hàng nghìn chức năng trong cơ thể, vì vậy tất nhiên sự can thiệp vào hệ thống này gây ra bệnh tật.
Thực tế, nghiên cứu mới cho thấy gián đoạn đồng hồ sinh học có thể làm tăng nguy cơ ung thư lên gần 70%.
Gián đoạn đồng hồ sinh học có thể làm tăng nguy cơ ung thư lên gần 70%. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các nghiên cứu trước đây cho thấy làm việc ca đêm dẫn đến tỷ lệ mắc ung thư và các bệnh mạn tính như tiểu đường và rối loạn chuyển hóa cao hơn.
Điều này đã làm gián đoạn nhịp điệu 24 giờ tự nhiên trong hoạt động của một số gien liên quan đến ung thư.
Những gián đoạn này khiến những người làm ca đêm dễ bị tổn thương ADN và gây ra sự chậm trễ trong cơ chế sửa chữa ADN của cơ thể.
Nghiên cứu, do tiến sĩ Katja Lamia, Phó giáo sư tại Khoa Y học Phân tử, Viện Nghiên cứu Scripps (Mỹ), hướng dẫn, đã thăm dò mối liên quan này.
Cô lưu ý: Luôn có nhiều bằng chứng cho thấy những người làm việc theo ca và những người có lịch trình ngủ bị gián đoạn có tỷ lệ mắc ung thư cao hơn, và chúng tôi muốn tìm ra lý do tại sao.
Kết quả cho thấy những con chuột tiếp xúc với ánh sáng theo chu kỳ khác thường để tạo sự gián đoạn đồng hồ sinh học – có tỷ lệ khối u tăng lên 68%, theo Express.
Kết quả cho thấy sự gián đoạn đồng hồ sinh học mạn tính làm tăng đáng kể sự phát triển ung thư phổi ở động vật.
Rất khó để thay đổi nhịp sinh học, nhưng có thể đạt được bằng cách tuân thủ thời gian ngủ và thức đều đặn đảm bảo thời gian ngủ từ 7 giờ trở lên mỗi đêm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Cách điều chỉnh nhịp sinh học
Hiệp hội về giấc ngủ của Mỹ Sleep Foundation giải thích: Ánh sáng mặt trời ảnh hưởng chủ yếu đến nhịp sinh học, và đồng hồ bên trong cơ thể gần như tuân theo chu kỳ của ánh sáng mặt trời. Kết quả là, tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo ngoài giờ làm việc ban ngày có thể làm gián đoạn nhịp sinh học và cả giấc ngủ.
Do nhịp sinh học, mức độ tỉnh táo sẽ giảm và tăng trong mỗi chu kỳ 24 giờ, ảnh hưởng đến mức độ buồn ngủ và tỉnh táo của con người trong ngày.
Theo Sleep Foundation, rất khó để thay đổi nhịp sinh học, nhưng có thể đạt được bằng cách tuân thủ thời gian ngủ và thức đều đặn đảm bảo thời gian ngủ từ 7 giờ trở lên mỗi đêm. Có nghĩa là tập thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm cố định mỗi ngày.
Theo Sleep Foundation, nếu không thể ngủ ngon được sau khi thực hiện những thay đổi này, nên đi khám, theo Express.
Ngồi nhiều ảnh hưởng đến thận thế nào?
Vì tính chất công việc mà hiện rất nhiều người phải ngồi trên bàn làm việc hầu như cả ngày.
Tình trạng này kéo dài sẽ tác động tiêu cực đến cơ thể, trong đó có sức khỏe thận.
Không chỉ ngồi làm việc mà ngồi xem tivi, chơi game hoặc lối sống ít vận động cũng tác động tiêu cực đến sức khỏe. Lối sống kém lành mạnh này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, ung thư, đau tim, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).
Ngồi nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ngoài ra, ngồi nhiều cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính, đặc biệt là phụ nữ. Các nghiên cứu cho thấy ngồi quá 3 giờ/ngày sẽ làm tăng đến 30% nguy cơ phát triển bệnh thận mạn tính.
Bệnh thận mạn tính là tình trạng mà chức năng thận sẽ xấu đi qua thời gian, cuối cùng bị mất hoàn toàn. Quá trình này xảy ra trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sự suy giảm chức năng thận diễn ra nhanh hơn nhiều.
Các loại bệnh mạn tính như tiểu đường, cao huyết áp cũng là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến bệnh thận mạn tính. Những nguyên nhân khác có thể là tổn thương thận do n.hiễm t.rùng, chấn thương hoặc di truyền.
Triệu chứng đặc trưng của bệnh thận mạn tính là mệt mỏi, suy nhược, buồn nôn, ói mửa, chán ăn, đi tiểu nhiều, da ngứa, khô và một số triệu chứng khác. Khi bệnh đến giai đoạn nặng, người mắc có thể bị sưng phù ở chân hoặc mắt cá chân do cơ thể tích trữ nhiều nước. Những người trong giai đoạn này có thể tiểu khó hoặc tiểu ra m.áu.
Bệnh thận mạn tính có nguy cơ cao dẫn đến suy thận, tức thận mất đi khả năng hoạt động bình thường. Đây là bệnh nghiêm trọng gây t.ử v.ong, cần phải lọc m.áu, thậm chí là ghép thận.
Vào giờ nghỉ trưa, có thể tranh thủ đi bộ quanh tòa nhà mình làm việc. Ảnh SHUTTERSTOCK
May mắn là một số cách có thể giúp giảm tác hại của việc ngồi nhiều và lối sống ít vận động. Mọi người cần giảm thời gian ngồi và thường xuyên tập luyện thể thao.
Nếu phải ngồi làm việc nhiều thì thỉnh thoảng hãy đứng dậy đi lấy nước, đi toilet hoặc đến gặp đồng nghiệp để trao đổi trực tiếp thay vì qua online. Vào giờ nghỉ trưa, có thể tranh thủ đi bộ quanh tòa nhà mình làm việc.
Đi bộ dù chỉ 5 phút hay 1 giờ thì cũng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, chẳng hạn tăng cường lưu thông m.áu, thư giãn cơ bắp và kích thích tinh thần, theo Medical News Today.