Khoảng 354.000 người Việt Nam đang ’sống chung’ với ung thư

Tại Việt Nam, đang có khoảng 354.000 người “sống chung” với ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới và 106 người t.ử v.ong do ung thư.

Ngày 4.11, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội phối hợp Hội Ung thư Việt Nam hội thảo “Phòng chống ung thư Hà Nội năm 2022″, với sự tham gia của gần 1.000 chuyên gia về ung thư, giải phẫu bệnh… trong và ngoài nước.

khoang 354000 nguoi viet nam dang song chung voi ung thu f2e 6729213

Nhiều tiến bộ trong điều trị ung thư được áp dụng, xu hướng e ngại, sợ sệt với bệnh ung thư đang giảm dần. Ảnh THÙY LINH

Phát biểu tại hội thảo GS-TS Trần Văn Thuấn, Thứ Trưởng Bộ Y tế cho biết tại Việt Nam, năm 2020 có hơn 180.000 ca mới mắc và 122.000 người t.ử v.ong do ung thư. Gánh nặng bệnh tật do ung thư gây ra tại Việt Nam ước tính đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1990 và các ca mắc mới ngày càng trẻ hóa.

Thông tin cho thấy, khi cuộc sống càng phát triển, các bệnh không lây nhiễm (đặc biệt ung thư) ngày càng gia tăng. Nguyên nhân gây t.ử v.ong nhóm bệnh không truyền nhiễm (ung thư, tim mạch…) chiếm 74% nguyên nhân gây t.ử v.ong ở người.

Hiện có 185/204 quốc gia có báo cáo thống kê về tình hình bệnh ung thư. Tại Việt Nam, ước tính hiện có 354.000 người sống chung với ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới và 106 người t.ử v.ong do ung thư.

“Năm 2020, Việt Nam xếp thứ 91/185 về tỷ suất mắc mới và thứ 50/185 về tỷ suất t.ử v.ong trên 100.000 người. Thứ hạng này tương ứng của năm 2018 là 99/185 và 56/185. Như vậy, có thể thấy tình trạng mắc mới và t.ử v.ong do ung thư ở Việt Nam đều đang tăng”, GS Thuấn cho biết.

Tuy nhiên, theo ông Thuấn ung thư không phải vấn đề gây nên sợ hãi, lo lắng. Chúng ta có thể phát hiện sớm, kịp thời và chữa khỏi nhờ các công nghệ mới trong chẩn đoán, điều trị. Xu hướng e ngại, sợ sệt với bệnh ung thư đang giảm dần. Nhiều người bệnh đã lao động, học tập và chung sống dần với căn bệnh ung thư. “Có những bệnh nhân ung thư 10 năm vẫn sống khỏe. Điều này cho thấy trình độ khoa học công nghệ của chúng ta đã từng bước tiếp cận với chẩn đoán, điều trị ung thư trên thế giới”, GS Thuấn đ.ánh giá.

TS-BS Bùi Vinh Quang, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hà Nội:

Những con số về chẩn đoán sớm, điều trị thành công đã minh chứng cho thành công của chúng ta trong tiếp cận, hội nhập khoa học kỹ thuật thế giới về điều trị ung thư.

Bệnh viện Ung bướu Hà Nội là bệnh viện tuyến cuối Bộ Y tế. Vì vậy, trong thời gian tới chúng tôi tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển chuyên ngành ung thư. Đồng thời luôn đồng hành cùng các địa phương, các bệnh viện phát triển, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành ung bướu đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tại Hà Nội và các tỉnh thành.

khoang 354000 nguoi viet nam dang song chung voi ung thu edf 6729213

TS Bùi Vinh Quang, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hà Nội phát biểu tại hội thảo. Ảnh THANH HẢI

Thêm kỹ thuật chuyên sâu điều trị ung thư tụy

Ung thư tụy là một trong những bệnh lý ung thư ác tính nhất của hệ tiêu hóa, đứng thứ 9 trong các loại ung thư và nguyên nhân đứng thứ 5 gây t.ử v.ong do ung thư.

Trên thế giới, hầu hết các nước có tỷ lệ mắc khoảng 8-12/100.000 dân mỗi năm. Tại Việt Nam, ung thư tụy có tỷ lệ mắc chuẩn theo t.uổi là 0,7/100.000 dân mỗi năm. Hơn 80% ung thư tụy khi chẩn đoán đã ở giai đoạn không mổ được hoặc đã có di căn. Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa – Gan mật tụy, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận và điều trị thành công cho nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn tiến triển bằng cách phối hợp nhiều kỹ thuật khó và chuyên sâu.

them ky thuat chuyen sau dieu tri ung thu tuy 681 6385682
Một ca phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư của các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa – Gan mật tụy, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: SKĐS

Theo các bác sĩ, phẫu thuật cắt khối tá tụy là phương pháp điều trị triệt căn duy nhất đối với bệnh lý này. Các nghiên cứu ước tính chỉ có 20% bệnh nhân ung thư tụy còn chỉ định phẫu thuật tại thời điểm chẩn đoán. Tuy nhiên, chỉ định phẫu thuật của ung thư tụy đang ngày càng được mở rộng, đặc biệt với nhóm bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn tiến triển.

Theo BS Nguyễn Thành Khiêm, Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa – Gan mật tụy, Bệnh viện Bạch Mai, đây là một kỹ thuật can thiệp khó, chuyên sâu đã được thực hiện thành công tại Trung tâm Điện quang Can thiệp, Bệnh viện Bạch Mai. Kinh nghiệm điều trị rò bạch huyết đã được các bác sĩ tổng kết và công bố bằng 2 bài báo đã được đăng tải trên các tạp chí Y khoa quốc tế. Như vậy, nhờ lợi thế là một bệnh viện đa khoa lớn nhất cả nước với sự phát triển đồng bộ của nhiều chuyên khoa, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa – Gian mật tụy Bệnh viện Bạch Mai có thể phối hợp nhiều kỹ thuật khó và các phương pháp điều trị tiên tiến, chuyên sâu để điều trị thành công cho những trường hợp ung thư tụy giai đoạn tiến triển, mang lại sự sống cho người bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *