Hiệu quả bảo vệ của các loại vắc xin sắp về Việt Nam có chênh lệch nhau nhiều không và tôi có được đăng ký loại vắc xin mình muốn tiêm không?
Câu hỏi: Hiệu quả bảo vệ của các loại vắc xin sắp về Việt Nam có chênh lệch nhau nhiều không và tôi có được đăng ký loại vắc xin mình muốn tiêm không?
Bài Viết Liên Quan
- Uống rau má đậu xanh mỗi ngày có tốt không? Có tác dụng gì?
- 10 dấu hiệu ngộ độc thực phẩm bạn cần biết
- Một số món ăn bổ dưỡng trị bệnh từ quả lê
Theo báo cáo của các nhà sản xuất cũng như của một số quốc gia, hiệu quả của các vắc xin dao động khoảng 60-95%.
Trả lời:
PGS.TS Trần Đắc Phu , Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết:
Đến nay, có 6 loại vắc xin phòng Covid-19 (gồm AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer, Moderna, Sinopharm và Janssen) đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam.
Các loại vắc xin khác nhau có những hiệu quả phòng bệnh khác nhau. Theo báo cáo của các nhà sản xuất cũng như của một số quốc gia, hiệu quả của các vắc xin dao động khoảng 60-95%.
Hiện nay do chúng ta chưa có đủ vắc xin nên việc tiêm chủng vẫn đang thực hiện miễn phí và cho các đối tượng có nguy cơ cao theo Nghị quyết 21 cũng như cho người dân tại các vùng dịch như Bắc Giang, Bắc Ninh, TPHCM…
Theo tôi nên tiêm các vắc xin đã được Bộ Y tế phân phối và cấp theo các địa bàn mà bạn đang sinh sống, nếu bạn là đối tượng được tiêm.
PGS.TS Đào Xuân Cơ , Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Tổng Thư ký Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam chia sẻ:
Thứ nhất, không có một loại vắc xin nào phòng ngừa được 100%.
Thứ hai, trên thế giới, tất cả công trình nghiên cứu, theo dõi sau tiêm vắc xin hơn một năm qua, với người đã được tiêm vắc xin, khi không may nhiễm SARS-CoV-2 thì triệu chứng nhẹ hơn người chưa tiêm. Tỷ lệ t.ử v.ong với người đã được tiêm thấp hơn rất nhiều (rất hiếm t.ử v.ong) với người chưa được tiêm vắc xin.
Thời gian qua một số cán bộ y tế được tiêm vắc xin nhưng vẫn nhiễm SARS-CoV-2, những ca này có tải lượng virus rất thấp, không có triệu chứng lâm sàng, vì vậy nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng cũng thấp hơn. Vì thế, việc tiêm vắc xin là cần thiết.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết đã ký văn bản đề nghị các địa phương tăng tốc độ tiêm chủng, không giới hạn điểm tiêm, không giới hạn số lượng tiêm.
Trước đó, tại Hội nghị trực tuyến sáng 2/8, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết đã ký văn bản đề nghị các địa phương tăng tốc độ tiêm chủng, không giới hạn điểm tiêm, không giới hạn số lượng tiêm.
Theo Bộ trưởng, trong các tháng 7-9, số lượng vắc xin về ít song đến tháng 10-12, riêng Pfizer đã có 47-50 triệu liều về và còn nhiều vắc xin khác. Vì thế, vấn đề đặt ra là làm sao để triển khai tiêm nhanh khi số lượng vắc xin về vào cuối năm rất nhiều.
“Các địa phương phải huy động tổng lực, có vắc xin gì tiêm vắc xin đó để có kinh nghiệm, tiêm ngay trong vùng phong tỏa, càng vùng phong tỏa thì càng phải tiêm nhanh. Chúng tôi đã yêu cầu các địa phương phải sàng lọc sớm, sàng lọc trước để đẩy nhanh tốc độ. Tất cả người trên 18 t.uổi đều được tiêm”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
“Không lựa chọn vắc xin, có vắc xin nào tiêm vắc xin đó. Tất cả vắc xin Bộ Y tế cấp phép sử dụng đều đã được WHO cấp phép và các nước đã sử dụng”, Bộ trưởng nói.
TP.HCM đạt kỷ lục tiêm 104.000 liều vắc xin một ngày
TP.HCM đã tiêm hơn 104.000 liều vắc xin trong ngày 31-7, nâng tổng số người được tiêm chủng trong đợt 5 lên 622.000 lượt.
TP.HCM đạt tốc độ tiêm 104.000 liều vắc xin trong ngày 31-7 – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Đây là thống kê do ngành y tế TP.HCM công bố.
Theo kế hoạch, TP.HCM sẽ đẩy nhanh tốc độ tiêm 930.000 liều vắc xin được phân bổ ở đợt 5, hoàn thành tối đa trong 2 tuần, để tiếp tục thực hiện các đợt tiêm chủng tiếp theo, nhằm đạt mục tiêu trong tháng 8 tiêm chủng cho 2/3 dân số TP.HCM trên 18 t.uổi.
Hôm nay TP.HCM cũng ban hành kế hoạch mới để tăng tốc độ tiêm chủng, hướng đến mốc 150.000 liều vắc xin/ngày. Quy trình tiêm chủng đã được ngành y tế cải tiến, cắt bỏ nhiều thủ tục.
Theo đó, ngành y tế nâng từ 624 đội tiêm vắc xin lên 1.000 đội tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tại các địa phương, mỗi bàn tiêm không giới hạn số lượng người mỗi ngày, tối thiểu phải tiêm được 300 người/ngày.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, TP.HCM đã được ưu tiên phân bổ vắc xin cho việc triển khai tiêm chủng phòng chống dịch. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết để có thể đảm bảo tỉ lệ 99% người trên 18 t.uổi được tiêm vắc xin, TP.HCM cần phải được phân bổ tổng cộng 13,8 triệu liều.
Theo tiến độ vắc xin được nhập về Việt Nam, tính đến ngày 31-7, tỉ lệ vắc xin được phân bổ cho TP.HCM đã bao phủ được khoảng 22,3% nhu cầu tiêm chủng cho người từ 18 t.uổi trở lên (tương ứng khoảng 3 triệu liều).
Dự kiến trong tháng 8 này sẽ có thêm 5 triệu liều được phân bổ, để thành phố nâng dần tỉ lệ bao phủ tiêm chủng cho người dân.
Theo số liệu trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 cập nhật tối 31-7, số vắc xin được phân bổ thực tế cho TP.HCM là 3.096.770 liều, dân số từ 18 t.uổi trở lên là 6.966.626 người, số liều đã tiêm đã đạt 1.309.728.