Hỗ trợ điều trị, kiểm soát ổ dịch sốt tại Bắc Kạn

Ngày 28.10, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (KCB), Bộ Y tế có công văn gửi Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư, Sở Y tế Bắc Kạn về việc tăng cường công tác thu dung, điều trị ổ dịch sốt tại H.Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

ho tro dieu tri kiem soat o dich sot tai bac kan 2ac 6718059

Cục Quản lý KCB đề nghị Sở Y tế Bắc Kạn triển khai kế hoạch phân công các cơ sở KCB tiếp nhận người bệnh, tuân thủ các quy định về phân luồng, cách ly nhóm bệnh lây qua đường hô hấp. Sở cần triển khai tập huấn phổ biến hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh cúm mùa theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán, điều trị theo mức độ bệnh, thường xuyên hội chẩn chuyên môn với BV Nhi T.Ư về các ca bệnh nặng để được hỗ trợ kịp thời.

Lãnh đạo Cục Quản lý KCB cũng đề nghị BV Nhi T.Ư cử chuyên gia hỗ trợ trực tiếp và trực tuyến về phân tuyến, phân luồng điều trị, chăm sóc và kiểm soát lây nhiễm trong cơ sở KCB cho Sở Y tế Bắc Kạn.

Nhiều bệnh nhân bị rối loạn nuốt nhưng không biết

Nhiều bệnh nhân bị rối loạn nuốt nhưng không biết, hoặc có nhận thấy những dấu hiệu bất thường nhưng bỏ qua, đến lúc tình trạng này gây những hậu quả nghiêm trọng thì mới đến bệnh viện để được điều trị.

Rối loạn nuốt là một trong những rối loạn khá phổ biến ở người lớn t.uổi, đặc biệt là những người có vấn đề về sa sút trí tuệ, những người có sức khỏe suy giảm do bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, các loại bệnh ung thư…). Rối loạn nuốt cũng có thể là di chứng của đột quỵ não, u não, bệnh parkinson…

Khi người bệnh “sợ” ăn

Tiến sĩ Lê Khánh Điền, Phó chủ tịch Hội Ngôn ngữ trị liệu châu Á – Thái Bình Dương, Trưởng khoa Phục hồi chức năng – Bệnh viện An Bình, cho biết: “Rối loạn nuốt có nhiều cấp độ, từ nhẹ đến nặng. Thường thì mọi người không quan tâm đến những rối loạn nhẹ nên bỏ sót, khiến tình trạng này ngày càng trầm trọng. Một điều cần lưu ý là có bệnh nhân bị với cấp độ tăng từ từ, nhưng cũng có những bệnh nhân có thể bị rối loạn nuốt nặng ngay từ đầu, như ở một số trường hợp sau đột quỵ”.

nhieu benh nhan bi roi loan nuot nhung khong biet ff0 6712815

Nếu bệnh nhân bị sặc do thức ăn thì sẽ được hướng dẫn để chuyển sang những món ăn đã được xay hoặc nghiền. Ảnh SHUTTERSTOCK

Một biểu hiện của người bị rối loạn nuốt là mỗi lần ăn phải nuốt nhiều lần mới hết, có thể kèm ho; trong khi người thường thì chỉ nuốt một lần là được. Việc nuốt khó khăn làm bữa ăn của bệnh nhân kéo dài hơn.

Ví dụ lúc trước, bệnh nhân ăn một bữa cơm chỉ mất tầm 15 phút, thì hiện tại kéo đến nửa tiếng. Do thời gian tăng lên không quá nhiều, và tăng từ từ nên người nhà, thậm chí cả người bệnh, không để ý, đến lúc nhận ra thì rối loạn nuốt có thể đã trở nên nặng nề.

Ăn uống khó khăn, ăn lâu hơn người khác khiến bệnh nhân ngại ăn, và tình hình ngày càng nặng hơn, đến mức “sợ” ăn, thậm chí từ chối ăn. Nếu không điều trị mà để tình trạng này kéo dài thì người bệnh có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, mất nước, thể trạng kém, là điều kiện cho nhiều bệnh khác bùng phát.

Với những trường hợp có biểu hiện rõ hơn, rối loạn nuốt sẽ dẫn đến nuốt sặc, nuốt nghẹn do thức ăn đi vào đường thở. Tiến sĩ Điền giải thích: “Ở người thường, khi nuốt thức ăn đến vùng hầu thì đường vào khí quản phải đóng kín bằng những cơ chế rất phức tạp, để thức ăn chỉ đi vào thực quản. Trong khi đó, bệnh nhân bị rối loạn nuốt thì cơ chế kiểm soát này bị trục trặc, khí quản được đóng không kín, thức ăn sẽ đi lạc vào đó, gây sặc. Một số bệnh nhân rất dễ ho sặc, ngay cả nuốt nước bọt cũng sặc. Ngoài việc bị ho sặc sụa, thức ăn, thức uống đi lạc có thể lọt tiếp vào phổi, gây viêm phổi, phải vào bệnh viện điều trị”.

Điều đáng lo ngại là đôi khi, việc thức ăn, thức uống lạc vào khí quản không làm ho sặc rõ rệt, mà gây tình trạng “hít sặc thầm lặng”. Trong khi đó, ho là cơ chế bảo vệ để tống những “vật thể lạ” ra. Khi hít sặc thầm lặng, thức ăn, thức uống đi vào đường thở mà không có cơ chế bảo vệ xuất hiện, bệnh nhân không có cảm giác khó chịu nhiều, không ho, không khó thở. Như vậy, thức ăn lọt vào phổi còn thuận lợi hơn so với trường hợp “thức ăn đi lạc vào đường thở có gây ho sặc”, và cũng dễ dẫn đến viêm phổi hơn.

Với miếng ăn to, hoặc bệnh nhân nuốt một lần quá nhiều, phần thức ăn đi lạc sẽ có thể gây nghẹn, nếu khí quản bị bít hết thì vô cùng nguy hiểm, cần cấp cứu ngay, chậm trễ có thể dẫn đến t.ử v.ong.

Cần đi khám và điều trị sớm

Vì rối loạn nuốt gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống và có thể dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng nên bệnh nhân cần được đưa đi khám và điều trị sớm.

nhieu benh nhan bi roi loan nuot nhung khong biet d5c 6712815

Tiến sĩ Lê Khánh Điền đang khám cho một bệnh nhân bị rối loạn nuốt. Ảnh BSCC

Nếu rối loạn nuốt do các “trục trặc” trước khi thức ăn, thức uống đi vào thực quản thì cần được tư vấn và điều trị phục hồi bởi các chuyên viên ngôn ngữ trị liệu thuộc các khoa Phục hồi chức năng. Bệnh nhân sẽ được chuyên viên ngôn ngữ trị liệu ghi nhận và đ.ánh giá nhiều yếu tố liên quan đến tình trạng rối loạn nuốt, như sức mạnh cơ, khả năng phối hợp cơ; tư thế khi ăn; điều kiện diễn ra bữa ăn (có ồn ào quá không, có mở truyền hình không, có vừa ăn vừa nói chuyện không…). Rối loạn sẽ được xác định nằm ở giai đoạn nào trong quá trình nuốt. Với những bệnh nhân bị nuốt sặc, sẽ được xác định sặc với thức ăn hay thức uống; nếu là thức ăn thì là loại cứng hay lỏng… Bệnh nhân cũng có thể được cho ăn và uống ngay lúc khám để đ.ánh giá trực tiếp.

Sau khi đã biết được nguyên nhân gây rối loạn nuốt, bệnh nhân sẽ được tư vấn, hướng dẫn một số bài tập và đưa ra hướng điều trị thích hợp.

“Có hai mục tiêu chính cho việc điều trị rối loạn nuốt. Thứ nhất là ‘nuốt hiệu quả’, giúp bệnh nhân không tốn sức nhiều quá mà thức ăn và thức uống vẫn được đẩy xuống hết, không bị đọng lại. Thứ hai là ‘nuốt an toàn’, bệnh nhân không còn sặc, thức ăn không đi lạc, tránh được nguy cơ viêm phổi”, tiến sĩ Lê Khánh Điền chia sẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *