Hay hồi hộp, đ.ánh trống ngực có thể bạn đang mắc bệnh lý nguy hiểm

Theo bác sĩ, người bệnh suy tim có biểu hiện khó thở khi gắng sức, hoạt động thể lực bị giảm, dễ mệt và yếu sức, thường thấy hồi hộp, đ.ánh trống ngực…

hay hoi hop danh trong nguc co the ban dang mac benh ly nguy hiem 3bc 6756627

Theo ước tính, hiện Việt Nam có khoảng 1,6 triệu người bị suy tim. Đây là một trong những bệnh lý tim mạch thường gặp và nguy hiểm hiện nay.

Suy tim làm cho hoạt động bơm m.áu của tim trở nên khó khăn hơn và người bệnh thường thấy khó thở, mệt mỏi.

Nguyên nhân suy tim

Tim được chia làm hai phần, bên tim phải (gồm nhĩ phải, thất phải) và tim trái (gồm nhĩ trái, thất trái). Mỗi phần đó có các nguyên nhân khác nhau dẫn đến suy tim.

Nguyên nhân dẫn đến suy tim trái như: Tăng huyết áp động mạch; Bệnh van tim: Hở van 2 lá, hở hoặc hẹp van động mạch chủ đơn thuần hoặc phối hợp; Viêm cơ tim, nhồi m.áu cơ tim; Rối loạn nhịp tim; Bệnh tim bẩm sinh.

Nguyên nhân dẫn đến suy tim phải là: Bệnh phổi mãn tính (hen phế quản, viêm phế quản mạn, giãn phế nang, giãn phế quản, xơ phổi), nhồi m.áu phổi, tăng áp lực động mạch phổi tiên phát; Gù vẹo cột sống và dị dạng lồng ngực; Hẹp van 2 lá; Bệnh tim bẩm sinh: Hẹp động mạch phổi, thông liên nhĩ, thông liên thất.

Nguyên nhân suy tim toàn bộ: Suy tim trái phát triển thành suy tim toàn bộ; Viêm tim toàn bộ do thấp tim, viêm cơ tim; Bệnh cơ tim giãn.

Nguyên nhân khác: Cường giáp trạng, thiếu vitamin B1, thiếu m.áu nặng, dò động mạch-tĩnh mạch, do virus hoặc các tác nhân gây n.hiễm t.rùng khác.

Bên cạnh đó, một số yếu tố thúc đẩy khiến tình trạng suy tim trở nặng gồm chế độ ăn nhiều muối, lạm dụng rượu; Không tuân thủ điều trị: bỏ thuốc, uống không đều, tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc; Thiếu m.áu, tăng huyết áp, mang thai.

Người bệnh dùng thêm các thuốc có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh: chẹn canxi (verapamil, diltiazem), kháng viêm không steroid, thuốc chống loạn nhịp (nhóm I, sotalol)…

Biểu hiện suy tim

Người bệnh thường có biểu hiện khó thở khi gắng sức, khó thở phải ngồi dậy để thở và thường kèm theo ho. Hoạt động thể lực bị giảm từ mức độ nhẹ đến nhiều, dễ mệt và yếu sức.

Bên cạnh đó sẽ xuất hiện phù hai chân, phù ở mặt hoặc cảm giác nặng mặt. Ngoài ra, người bệnh thường thấy hồi hộp, đ.ánh trống ngực. Giai đoạn nặng, sẽ có gan to, có dịch trong ổ bụng.

Điều trị suy tim

Các biện pháp chung: Điều trị suy tim bằng thay đổi lối sống, theo dõi chặt chẽ và sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Cần điều trị các nguyên nhân gây ra suy tim như bệnh van tim, nhiễm độc giáp, suy giáp, rối loạn nhịp tim, ức chế cơ tim do thuốc, viêm tim cấp, nhồi m.áu cơ tim, bệnh màng ngoài tim và phì đại thất do tăng huyết áp.

Tùy theo mức độ suy tim, các bác sĩ sẽ lựa chọn các biện pháp điều trị như phẫu thuật sửa van, thay van tim, phẫu thuật cầu nối chủ vành, can thiệp mạch vành… Ghép tim là giải pháp cuối cùng khi tất cả các biện pháp khác không hiệu quả.

Thay đổi lối sống

Bên cạnh can thiệp y học, người bệnh cần thực hiện một lối sống lành mạnh để cải thiện sức khỏe tim mạch như: ngưng t.huốc l.á, giảm cân ở người béo; kiểm soát huyết áp, lipid, tiểu đường; ngưng sử dụng rượu.

Một lưu ý quan trọng khác đó là hạn chế sử dụng muối (

Thuốc điều trị

Có nhiều thuốc điều trị suy tim, thường phải phối hợp nhiều thuốc với nhau. Các thuốc điều trị suy tim phải được tuân thủ rất chặt chẽ và theo dõi thường xuyên bởi các thầy thuốc chuyên khoa tim mạch.

Người bệnh tuyệt đối không tự ý thay đổi liều thuốc hay bỏ thuốc tránh những biến chứng cũng như l.àm t.ình trạng suy tim nặng hơn.

Cấp cứu thành công sản phụ t.iền sản giật nặng

Ê-kíp các bác sĩ Bệnh viện (BV) Phụ sản TP Cần Thơ vừa phẫu thuật cấp cứu thành công cho sản phụ 23 t.uổi (ngụ quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) bị t.iền sản giật nặng, trên nền giảm tiểu cầu.

cap cuu thanh cong san phu tien san giat nang 448 6711161

Sản phụ đã vượt cạn thành công, mẹ tròn con vuông. Ảnh do BV cung cấp.

Chị L.T.T.N mang thai con so, t.uổi thai 39 tuần 5 ngày, bị tăng huyết áp, đến BV Phụ sản TP Cần Thơ thăm khám. Sản phụ có t.iền căn giảm tiểu cẩu từ năm 12 t.uổi. Bệnh nhân được thăm khám, thực hiện các cận lâm sàng cần thiết, theo dõi quá trình chuyển dạ. Sau 4 ngày nằm viện, đến ngày 18-10, sản phụ chuyển dạ, bác chỉ định truyền tiểu cầu và dự phòng dị ứng với chế phẩm tiểu cầu truyền vào. Ê-kíp bác sĩ các chuyên khoa sản phụ khoa, gây mê hồi sức, huyết học truyền m.áu, sơ sinh phối hợp thực hiện ca sinh, đón b.é t.rai cân nặng 3.660gram khỏe mạnh chào đời. Đồng thời, các bác sĩ tích cực hồi sức cho sản phụ, nhanh chóng dự phòng băng huyết sau sinh, cầm m.áu và ổn định hậu sản. Hiện tại tình trạng sức khỏe mẹ và bé ổn định.

Theo BS CKII Huỳnh Thanh Liêm, Trưởng khoa Sanh BV Phụ sản TP Cần Thơ: Giảm tiểu cầu là một trong những bệnh lý nguy hiểm đối với sản phụ, nhất là trong chuyển dạ. Những trường hợp này, cần sự phối hợp liên chuyên khoa để xử trí, tránh biến chứng c.hảy m.áu có thể gây băng huyết và đe dọa tính mạng sản phụ. Giảm tiểu cầu trong thai kỳ thường diễn ra thầm lặng, chỉ phát hiện qua các xét nghiệm sàng lọc. Đặc biệt, những trường hợp mắc bệnh giảm tiểu cầu trước khi mang thai, số lượng tiểu cầu thường không đảm bảo đủ cho cuộc sinh, nếu không nhận biết kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, thai phụ cần tuân thủ lịch khám định kỳ để theo dõi sức khỏe và an toàn trong thai kỳ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *