Hà Nội đã có hơn 8.400 ca mắc sốt xuất huyết, 12 ca t.ử v.ong, lưu ý cách chăm sóc tại nhà

Hà Nội ghi nhận 720 ổ dịch sốt xuất huyết, hiện tại còn 156 ổ dịch đang hoạt động. Theo đ.ánh giá của các chuyên gia, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng nhanh và tăng vượt mức trung bình giai đoạn 2019 – 2021.

Theo Sở Y tế Hà Nội, thống kê đến ngày 23/10/2022, toàn thành phố ghi nhận 8.481 ca mắc sốt xuất huyết, 12 ca t.ử v.ong, số ca mắc tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2021 (2.627 ca mắc, 0 ca t.ử v.ong).

Bệnh nhân phân bổ tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 530/579 xã, phường, thị trấn. Đặc biệt, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tập trung tại một số quận, huyện vùng ven như: Đan Phượng, Thanh Oai, Thường Tín, Thanh Trì.

Ngày 27/10, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã đi kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai. Đây là địa bàn có 426 người mắc, 83 ổ dịch, 09 ổ dịch đang hoạt động tại 14 phường, riêng phường Hoàng Liệt ghi nhận 87 ca sốt xuất huyết.

Tại Quận Hoàng Mai đang có một số phường như: Vĩnh Hưng, Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Yên Sở… đang trong quá trình đô thị hóa, nhiều công trình xây dựng, nhiều phế liệu phế thải là nơi chứa nước tạo điều kiện để lăng quăng, bọ gậy phát triển. Các phường trên địa bàn nhiều nhà trọ, dân cư di biến động phức tạp, đa số người trọ là học sinh, sinh viên nên ý thức vệ sinh môi trường chưa được tốt, tạo điều kiện để muỗi phát triển.

Một số phường người dân có bể chứa nước nổi không có nắp đậy kín hoặc có nắp nhưng không kín, các hộ còn trồng rau sạch trên sân thượng, trồng cây cảnh chính là môi trường thuận lợi cho bọ gậy phát triển.

Sở Y tế Hà Nội đề nghị Trung tâm Y tế và phòng Y tế tăng cường công tác giám sát công tác phòng chống dịch tại các phường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới người dân về công tác phòng chống sốt xuất huyết. Tiếp tục thực hiện tốt công tác giám sát dịch, giám sát ca bệnh, giám sát trọng điểm, giám sát véc tơ, giám sát ổ dịch cũ.. tăng cường tập huấn công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết cho người dân tại các nơi có ổ dịch đang hoạt động và cho các tổ trưởng tổ dân phố, bí thư chi bộ của các phường…

ha noi da co hon 8400 ca mac sot xuat huyet 12 ca tu vong luu y cach cham soc tai nha 5fc 6715926

Kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết tại hộ gia đình trên địa bàn phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội. Ảnh: Sở Y tế Hà Nội.

Theo dõi sát sao các dấu hiệu khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà

PGS.TS Đỗ Duy Cường – Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, BV Bạch Mai cho biết, hầu hết bệnh nhân sốt xuất huyết đều có triệu chứng nhẹ, thậm chí không có triệu chứng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh có thể gây ra các triệu chứng giống như cúm đi kèm với sốt cao (40C) hoặc nhiều triệu chứng khác như:

Từ đầu năm đến nay nước ta đã ghi nhận hơn 270.000 ca mắc sốt xuất huyết, 108 ca t.ử v.ong. So với cùng kỳ năm 2021 số mắc tăng 4,8 lần, số t.ử v.ong tăng 87 trường hợp.

Đau đầu Đau hốc mắt Buồn nôn/nôn mửa Nổi hạch Đau cơ, xương hoặc khớp Phát ban

Chính vì vậy, việc chẩn đoán kịp thời và điều trị đúng sẽ giúp giảm nguy cơ các triệu chứng bệnh trở nặng ở cả người lớn và t.rẻ e.m. Hiện nay một số bệnh dịch khác vẫn còn (như COVID-19, cúm, thủy đậu,…) nên dễ chẩn đoán nhầm với sốt xuất huyết. Nếu như vậy có thể dẫn đến điều trị phác đồ sai, nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, bác sĩ các tuyến cũng cần cập nhật hướng dẫn chẩn đoán của Bộ Y tế để xử lý điều trị đúng.

Trong bối cảnh dịch sốt xuất huyết gia tăng, cùng đó là nhiều dịch bệnh khác, PGS.TS Đỗ Duy Cường lưu ý, người dân khi có biểu hiện sốt nên đến bệnh viện để làm xét nghiệm công thức m.áu và xét nghiệm chẩn đoán đơn giản như NS1 để phát hiện sốt xuất huyết sớm từ những ngày đầu tiên.

Nếu đúng sốt xuất huyết sẽ được các bác sĩ theo dõi, tư vấn và điều trị kịp thời. Một số trường hợp có thể điều trị tại nhà, không nhất thiết phải nhập viện nếu không có chỉ định, tránh dẫn đến quá tải bệnh viện.

ha noi da co hon 8400 ca mac sot xuat huyet 12 ca tu vong luu y cach cham soc tai nha dc1 6715926

Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, BV Bạch Mai. Ảnh: D.Hải

PGS. Cường khuyến cáo, sốt xuất huyết trong những ngày đầu vẫn có thể chăm sóc tại nhà:

Người dân có thể cặp nhiệt độ hoặc theo dõi các dấu hiệu toàn thân khác.Nếu đau mỏi người, sốt thì dùng hạ sốt, giảm đau, tránh dùng nhóm thuốc như aspirin, ibuprofen vì nó có thể gây chảy máuKhông dùng kháng sinh, không tự ý truyền dịch như đạm, albumin, truyền m.áu hay dung dịch cao phân tử mà cần sự theo dõi chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.Bệnh nhân có thể uống nhiều nước, như nước hoa quả hoặc oresol, bù nước đầy đủ, ăn uống nghỉ ngơi. Sau ngày thứ 5 có thể sẽ hết sốt.

“Tuy nhiên nếu bệnh nhân có biểu hiện thoát dịch hoặc cô đặc m.áu sẽ dẫn đến hiện tượng tụt huyết áp, đau bụng vùng gan, mệt mỏi, tay chân lạnh, nôn, xuất huyết dưới da, c.hảy m.áu cam, c.hảy m.áu chân răng, đi ngoài ra m.áu, phụ nữ có thể rong kinh, rong huyết. Đấy là những dấu hiệu cảnh báo cần phải nhập viện” – chuyên gia bệnh truyền nhiễm cảnh báo.

Dịch bệnh bệnh này còn nóng hơn cả Covid-19 ở Hà Nội

Trong khi Covid-19 đang hạ nhiệt thì tại Hà Nội nhiều dịch bệnh khác lại đang bùng phát mạnh, mỗi tuần ghi nhận hơn 1.000 ca.Trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận 855 ca mắc Covid-19, giảm 23,1% so với tuần trước đó (1.112 ca mắc).

Như vậy, số ca mắc trung bình/ngày là 122 ca.

dich benh benh nay con nong hon ca covid 19 o ha noi 56f 6712891

Trong tuần, Hà Nội có thêm 38 ổ dịch mới

Trong khi Covid-19 đang hạ nhiệt thì dịch sốt xuất huyết và Adenovirus lại đang bùng phát mạnh, với số bệnh nhân ghi nhận mỗi tuần vượt 1.000 ca.

Sốt xuất huyết tăng nhanh

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua, Thủ đô ghi nhận 1.420 ca mắc sốt xuất huyết. 30/30 quận, huyện, thị xã đều có ca bệnh.

Trong đó, bệnh nhân tập trung chủ yếu tại một số quận huyện như: Đan Phượng (251), Thanh Oai (142), Phú Xuyên (89), Nam Từ Liêm (79), Đống Đa (63).

Cộng dồn từ đầu mùa dịch 2022 đến nay, Hà Nội có 8.199 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 5 trường hợp t.ử v.ong. Số ca mắc tăng gấp 3,3 lần so với cùng kỳ năm 2021 (2.482 ca mắc, 0 t.ử v.ong).

Theo nhận định của CDC Hà Nội, dự báo số ca mắc sốt xuất huyết có thể tiếp tục gia tăng trong tháng 11 và 12 do đang trong cao điểm mùa dịch.

dich benh benh nay con nong hon ca covid 19 o ha noi 471 6712891
Dự báo số ca mắc Adenovirus có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Để kiểm soát dịch, lực lượng chức năng tăng cường giám sát các chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại các khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, các khu vực nguy cơ cao, từ đó triển khai các hoạt động đáp ứng phù hợp và kịp thời.

Dịch Adenovirus bùng phát mạnh ở nội thành

Theo số liệu của Bệnh viện Nhi TW, từ đầu năm đến 16/10, Hà Nội đã ghi nhận 3.938 bệnh nhân dương tính với Adenovirus.

Các bệnh nhân dương tính Adenovirus phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã, đã có 3 trường hợp t.ử v.ong (Mỹ Đức (1), Phú Xuyên (1), Tây Hồ (1).

Một số quận huyện ghi nhận số ca mắc cao như: Hoàng Mai (356), Hà Đông (312), Đống Đa (302), Nam Từ Liêm (289), Thanh Xuân (262).

Hiện chưa có vaccine phòng ngừa Adenovirus, vì thế cách tốt nhất để kiểm soát bệnh lây lan là phát hiện sớm, cảnh giác với các yếu tố lâm sàng, yếu tố dịch tễ; tuân thủ các biện pháp dự phòng thường quy đồng thời tuân thủ tiêm chủng các vaccine phòng bệnh đang sẵn có.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *