Ghi nhận thêm 83 ổ dịch, Hà Nội vượt qua ngưỡng cảnh báo dịch sốt xuất huyết

Cộng dồn từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội đã có 12.059 ca mắc sốt xuất huyết, tăng gấp 3,8 lần so với cùng kỳ năm 2021; trong đó có 12 ca t.ử v.ong.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội vào ngày 13/11, tính riêng trong tuần từ ngày 4 – 11/11, trên địa bàn thành phố ghi nhận 1.343 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 2,3% so với tuần trước đó.

ghi nhan them 83 o dich ha noi vuot qua nguong canh bao dich sot xuat huyet 2f0 6743781

Thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy để ngăn chặn dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát, lan rộng

Cộng dồn từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội đã có 12.059 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 12 ca t.ử v.ong (trong khi năm 2021 không có ca t.ử v.ong nào do sốt xuất huyết).

Bệnh nhân ghi nhận tại 30 quận, huyện, thị xã; trong đó có một số quận, huyện có số mắc cao như: Đống Đa (120 ca), Thanh Oai (98 ca), Phú Xuyên (95 ca), Hoàng Mai (94 ca).

Trong tuần qua, Hà Nội cũng ghi nhận thêm 83 ổ dịch sốt xuất huyết mới tại 12 quận, huyện, trong đó nơi có nhiều ổ dịch nhất là quận Hoàng Mai với 24 ổ dịch, tiếp đến là Đống Đa có 12 ổ dịch, Hà Đông (9 ổ dịch), Thanh Oai (8 ổ dịch), Thanh Trì (7 ổ dịch), Bắc Từ Liêm (6 ổ dịch), Hai Bà Trưng (5 ổ dịch), Thanh Xuân (4 ổ dịch), Hoài Đức (4 ổ dịch), Thạch Thất (2 ổ dịch), Chương Mỹ (1 ổ dịch), Thường Tín (1 ổ dịch).

Như vậy, tính từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn TP. Hà Nội đã ghi nhận 994 ổ dịch tại 30/30 quận, huyện, thị xã. Hiện còn 164 ổ dịch đang hoạt động tại 23 quận, huyện.

Đáng lo ngại, số bệnh nhân nhập viện do mắc sốt xuất huyết tăng đột biến thời gian gần đây, nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội luôn trong tình trạng quá tải.

Tuy nhiên theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội – bà Trần Thị Nhị Hà – qua công tác kiểm tra thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố vẫn có những tồn tại, đặc biệt là ý thức của người dân tham gia công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết chưa cao. Dự báo, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, số ca mắc gia tăng trong thời gian tới.

Để công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết được hiệu quả, bà Trần Thị Nhị Hà cho rằng, vai trò của chính quyền địa phương rất quan trọng.

Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã ban hành chỉ thị yêu cầu UBND các quận/huyện/thị xã chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng chống sốt xuất huyết dengue trên địa bàn, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lơ là, chủ quan trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; phân cấp, gắn trách nhiệm của các cấp chính quyền trong công tác phòng chống sốt xuất huyết dengue.

Sở Y tế Hà Nội cũng đã có Công văn số 4953/SYT-NVY gửi các cơ sở khám chữa bệnh; CDC Hà Nội; trung tâm y tế quận, huyện, thị xã về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết.

Theo đó, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị theo dõi sát, đ.ánh giá tình hình, dự đoán diễn biến dịch sốt xuất huyết trên địa bàn. Thông kê đầy đủ các ca bệnh và triển khai biện pháp chủ động phòng, chông dịch, xử lý triệt đê các ô dịch, không đê dịch bùng phát. Kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc, tham mưu giải pháp khắc phục; tổ chức tốt việc khám bệnh, phân độ, phân tuyến, chuyển tuyến người bệnh sốt xuất huyết.

Các bệnh viện sẵn sàng tổ chức thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh kịp thời, an toàn, hiệu quả, hạn chê tôi đa các trường hợp t.ử v.ong. Đảm bảo cung ứng thuôc, m.áu và chê phâm của m.áu, trang thiết bị, nhân lực cho công tác cấp cứu, điều trị người bệnh sốt xuất huyết.

Tăng cường theo dõi người bệnh, đặc biệt người bệnh đang nằm nội trú đê phát hiện sớm dấu hiệu cảnh báo, chuyên độ điêu trị kịp thời hoặc chuyển lên tuyến trên. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán, điều trị của các khoa…

Khuyến cáo mọi người dân để ngăn chặn dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát, lan rộng, kéo dài: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày; tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch; khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Số ca mắc sốt xuất huyết tại Bình Định tăng gấp 3 lần năm ngoái

Bình Định ghi nhận hơn 4.300 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 3.200 ca so với cùng kỳ năm 2021, trong đó 2 huyện nhiều ca nhất là Tây Sơn và Hoài Ân.

Tại tỉnh Bình Định đang tồn tại cả 2 loài véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết là Ae.aegypti và Aedes albopictus, làm tăng khả năng lây truyền bệnh. Dự báo, số ca mắc sốt xuất huyết sẽ tăng cao vào đạt đỉnh trong 2 tháng 11 và 12 năm nay.

Từ đầu năm đến nay, ngành Y tế tỉnh Bình Định đã cung cấp gần 1.900 lít hóa chất diệt muỗi và hơn 1.800 lọ hóa chất diệt bọ gậy Abate để phục vụ phòng, chống dịch. Do dịch bệnh diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều ổ dịch, nhiều điểm nguy cơ nên đến nay hóa chất diệt muỗi và diệt bọ gậy đã hết, trong khi việc đấu thầu mua hóa chất đang rất khó khăn.

so ca mac sot xuat huyet tai binh dinh tang gap 3 lan nam ngoai 2cf 6739717

Ngành Y tế Bình Định phun hóa chất diệt muỗi tại các ổ dịch.

Ông Lê Quang Hùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định cho biết: “Một trong những giải pháp kiểm soát sốt xuất huyết theo phương châm là không có bọ gậy, không có loăng quăng, không có muỗi vằn thì chúng ta sẽ kiểm soát được sốt xuất huyết. Các địa phương huy động các lực lượng tổ chức các chiến dịch diệt bọ gậy, loăng quăng, diệt muỗi tại nhà, tại vườn, tại cộng đồng. Chúng tôi tiến hành phun hóa chất chủ động hoặc phun hóa chất ở các điểm bùng phát dịch, giám sát để phát hiện xử lý các ổ dịch trong thời gian sớm nhất”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *