Sau 15 phút ngã từ sofa xuống đất, đ.ập gáy xuống nền cứng, b.é t.rai 9 tháng t.uổi người Nhật bắt đ.ầu r.ơi vào tình trạng hôn mê.
Ngày 7/8, Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin, b.é t.rai K.U (9 tháng t.uổi, người Nhật Bản) bị chấn thương sọ não do ngã từ sofa trong thời gian đang cách ly tại Việt Nam đã được cứu sống sau hơn một tháng điều trị.
Bài Viết Liên Quan
- Biến chủng Lambda kháng vaccine lan rộng tại 41 quốc gia
- Bỏng lạnh nguy hiểm thế nào?
- Dịch COVID-19 : Vấn nạn tin giả và mua thuốc chữa theo lời đồn vô căn cứ
Quá trình phẫu thuật, chăm sóc Bệnh nhân đều đảm bảo an toàn phòng dịch.
Trước đó, ngày 30/6, em bé cùng gia đình từ Nhật Bản sang Việt Nam, được cách ly theo quy định phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế.
Tai nạn xảy ra ngày 3/7, khi đang chơi, trẻ không may bị ngã từ ghế sofa (độ cao khoảng 0,7m), vùng gáy đ.ập xuống nền cứng.
Sau cú ngã khoảng 15 phút, bé bắt đ.ầu r.ơi vào tình trạng hôn mê, được đưa đến Bệnh viện E cấp cứu.
Tại đây, bệnh nhi được chẩn đoán chấn thương sọ não, có tụ m.áu dưới màng cứng bán cầu não phải, được phẫu thuật cấp cứu lấy m.áu tụ. Ngày 5/7, trẻ được chuyển sang Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục theo dõi và điều trị.
TS.BS Đặng Ánh Dương – Phó trưởng khoa Điều trị tích cực Ngoại khoa, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng còn hôn mê, đang phải thở máy.
Bệnh nhi tiếp tục được hồi sức, đảm bảo các chức năng sống, kiểm soát áp lực nội sọ, tiếp tục điều trị tình trạng phù não. Sau 2 ngày, tình trạng bệnh nhi ổn định, được tiến hành cai máy thở.
“Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy từ lúc chuyển sang Khoa, dẫn lưu vết mổ của bệnh nhi ra rất nhiều dịch (dịch não tủy). Sau khi được thăm dò các xét nghiệm và hội chẩn các chuyên khoa liên quan, các bác sĩ nghĩ đến bệnh nhi bị rò dịch não tủy nên trẻ được tiến hành phẫu thuật lại vào ngày 8/7 để khâu lại màng cứng. Ngày 30/7, bệnh nhi được phẫu thuật ghép lại mảnh x.ương s.ọ. Sau phẫu thuật ghép sọ một tuần, trẻ ổn định, tỉnh táo, vận động tốt, ăn uống tốt”, BS Ánh Dương cho biết.
Các bác sĩ cho biết, ca bệnh này rất đặc biệt, bởi bệnh nhi đang giai đoạn cách ly, chưa loại trừ được yếu tố nhiễm Covid-19, do đó các bác sĩ và điều dưỡng chăm sóc phải luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình phòng, chống Covid -19 theo quy định của Bộ Y tế, từ việc chuẩn bị phòng cách ly, phòng mổ đặc biệt, đến việc chăm sóc trong buồng bệnh.
Bên cạnh đó, bố mẹ bệnh nhi là người Nhật, lại đang cách ly, mọi thông tin trao đổi về điều trị đều thông qua phiên dịch viên.
May mắn sau một tháng điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ đã được đoàn tụ với gia đình.
4 tiêu chí xét duyệt sản phẩm chứa Nattokinase phòng đột quỵ
Theo Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản, sản phẩm chứa Nattokinase cần lên men bằng lợi khuẩn Bacillus Subtilis, đủ hàm lượng, dùng đơn vị FU và đảm bảo an toàn.
Trước tầm quan trọng của nattokinase trong việc làm tan cục m.áu đông, Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) thành lập vào năm 2003 với sứ mệnh quảng bá về nattokinase, cung cấp những cơ sở khoa học xác thực và chứng nhận chất lượng cũng như độ an toàn của sản phẩm chứa loại enzym này trên thế giới. Theo đó, để đạt chứng nhận JNKA, các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa nattokinase phải đạt 4 tiêu chí sau:
Đầu tiên, natto phải lên men bằng vi khuẩn Bacillus Subtilis. Có nhiều loại khuẩn có thể lên men natto nhưng Hiệp hội JNKA chỉ chấp nhận Bacillus Subtilis. Bởi lẽ, loại khuẩn này sản sinh ra enym nattokinase và được phép dùng trong dược phẩm từ năm 1968. Đậu nành lên men cũng là loại không biến đổi gen, tuân thủ quy chuẩn CGMP (Current Good Manufacturing Practice).
JNKA khuyến cáo nên bổ sung 50 g natto mỗi ngày, tương đương với 2.000 FU nattokinase. Do đó, tiêu chuẩn tiếp theo là hàm lượng hoạt chất nattokinase phải đạt trên 2.000 FU mỗi ngày để phát huy tác dụng hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.
Thứ ba, hoạt chất nattokinase phải dùng đơn vị đo lường FU. Đây là tên viết tắt của đơn vị sợi tơ m.áu (fibrin unit), dùng để định lượng khả năng phân giải fibrin của một enzym nattokinase trong cục m.áu đông.
Cuối cùng, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ có chứa nattokinase phải đảm bảo tính an toàn bởi quá trình lên men natto có thể tạo ra vitamin K2 làm đông m.áu. Purine cũng chống chỉ định cho người mắc bệnh gout. Ngoài ra, soflavone trong đậu nành cũng ảnh hưởng đến nội tiết tố. Vì vậy, sản phẩm chứa nattokinase trong phòng đột quỵ phải loại bỏ cả ba thành phần trên.
Quy trình kiểm duyệt của Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA).
Natto có t.uổi đời hơn 1200 năm và được sử dụng trong những bữa ăn hàng ngày. “Mỹ thực Nhật Bản” này làm từ đậu tương luộc chín, lên men với khuẩn Bacillus Subtilis ở môi trường 40 độ C trong 14 đến 18 tiếng để thành hạt đậu màu nâu, có sợi tơ nhớt, độ bám dính cao và giàu axit glutamic.
Tiến sĩ Hiroyuki Sumi, một nhà nghiên cứu người Nhật Bản là người đầu tiên phát hiện ra Nattokinase vào năm 1980 khi đang làm việc tại Đại học Chicago. Sau khi thử nghiệm hơn 173 loại thực phẩm tự nhiên, Tiến sĩ Sumi phát hiện sợi tơ dính trong Natto chứa loại enzyme thuộc nhóm serin protease, có khoảng 275 loại amino axit có trọng lượng phân tử khoảng 28.000, khả năng p.hân h.ủy sợi fibrin và vitamin K2. Từ đó, enzyme này có tác dụng trong việc ngăn ngừa hình thành cục m.áu đông.
Do đó, từ lâu, nhiều người đã tin dùng sản phẩm bảo vệ sức khoẻ có chứa nattokinase với chứng nhận đảm bảo nguồn gốc để tránh hình thành cục m.áu đông, ngăn ngừa đột quỵ, nhất là trong giai đoạn Covid-19 diễn biến phức tạp với nhiều biến chủng mới dễ lây nhiễm hơn và gây nên biến chứng nghiêm trọng như đông m.áu đối với những người nhiễm.
Natto mệnh danh là “mỹ thực Nhật Bản” do chứa nhiều hoạt chất có lợi, được người dân sử dụng trong bữa ăn hàng ngày.
Theo GS. Alex Spyropoulos – Viện nghiên cứu y học Feinstein (New York) nhận định Covid-19 là căn bệnh gây đông m.áu nhiều nhất. PGS. Margaret Pisani, đến từ Đại học Yale (Mỹ), cũng nghiên cứu và nhận định đông m.áu là nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh Covid-19 bị kiệt sức nhanh chóng và gây mất oxy trong m.áu nghiêm trọng, dẫn đến t.ử v.ong.
Do đó, để phòng ngừa sự hình thành cục m.áu đông, BS. Vũ Trí Thanh – Phó Trưởng cơ sở 2 – Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM khuyên người dân nên tập thể dục thường xuyên, duy trì mức độ cholesterol ở ngưỡng an toàn, ngưng sử dụng các chất kích thích như rượu, bia. Bên cạnh đó, mọi người nên sử dụng bổ sung những thực phẩm có tác dụng làm tan cục m.áu đông, hạ mỡ m.áu, phòng ngừa đột quỵ có chứa nattokinase.
Trên thị trường Việt Nam, Dược Hậu Giang là thành viên của JNKA và hiện có ba sản phẩm chứa hoạt chất nattokinase: NattoEnzym, NattoEnzym 1000 và NattoEnzym Red Rice đạt chứng nhận của JNKA.
Dược Hậu Giang có ba sản phẩm chứa hoạt chất nattokinase: NattoEnzym, NattoEnzym 1000 và NattoEnzym Red Rice đạt chứng nhận của JNKA.
Năm 2021 là dấu mốc kỷ niệm 10 năm liên tiếp NattoEnzym do Dược Hậu Giang sản xuất đạt được chứng nhận JNKA. Đại diện đơn vị cho biết, Dược Hậu Giang luôn bền bỉ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dùng trước sự tấn công của căn bệnh đột quỵ.