Sau khi phát triển thành công vaccine Covid-19, giới khoa học kỳ vọng sử dụng công nghệ mARN để xóa sổ sốt rét, căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.
BioNTech ngày 26/7 thông báo sẽ đầu tư một phần lợi nhuận từ vaccine Covid-19 theo công nghệ vật liệu di truyền ARN thông tin (mRNA) mà hãng này phát triển cùng đối tác Pfizer để phục vụ nỗ lực đối phó bệnh sốt rét ở châu Phi. Hãng dược có trụ sở chính ở Đức mong muốn khởi động thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này vào cuối năm 2022.
“Chúng tôi muốn giúp xóa sổ sốt rét. Chúng tôi sẽ mở một dự án phát triển vaccine sốt rét hiệu quả cao và dễ sử dụng, xây dựng những giải pháp nguồn cung vaccine bền vững ở châu Phi”, BioNTech nhấn mạnh trong thông cáo.
Nếu dự án thành công, vaccine sẽ mở ra trang mới cho cuộc chiến chống sốt rét. Căn bệnh truyền nhiễm qua muỗi Anopheles mỗi năm cướp đi hơn 400.000 sinh mạng, phần lớn là t.rẻ e.m tại châu Phi.
Ugur Sahin, CEO của BioNTech, khẳng định hãng sẽ “tìm mọi cách” phát triển thành công vaccine ngăn ngừa sốt rét, giảm tỷ lệ t.ử v.ong và mang đến giải pháp bền vững cho châu Phi cùng những khu vực chịu nguy cơ từ căn bệnh này.
Bài Viết Liên Quan
- 3 thành phần giúp sở hữu làn da, mái tóc đẹp mà mọi cô gái nên biết
- 2 sai lầm khi luộc trứng, ăn vào vừa mất ngon vừa hại người
- Người phụ nữ mắc phải căn bệnh nguy hiểm vì thói quen tập tạ chuông mỗi ngày
Người dân Nam Phi đến điểm xét nghiệm đa năng Covid-19, lao và HIV tại Johannesburg. Ảnh: AP.
Dự án nhận được sự ủng hộ từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh châu Phi (ACDC) và Liên minh châu Âu (EU). Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ca ngợi công nghệ mARN chính là “cuộc cách mạng khoa học y khoa”. Với công nghệ mới, kỳ vọng xóa sổ bệnh sốt rét đã trở thành mục tiêu thực tế.
“Chúng ta có thể tin tưởng về việc đạt được mục tiêu này trong vòng một thế hệ”, bà nhấn mạnh.
Giới khoa học từ năm 2020 đã chia sẻ sự lạc quan về công nghệ vaccine mARN. Phương pháp này kích thích phản ứng miễn dịch bằng phân tử chứa đoạn mã di truyền của mầm bệnh vào tế bào người. Đây là yếu tố thay đổi hoàn toàn cục diện trong cuộc chiến với nhiều căn bệnh, vì con người có thể phát triển vaccine nhanh hơn phương pháp truyền thống.
Tham vọng của BioNTech không chỉ dừng ở việc đối phó Covid-19 và sốt rét. Hãng dược đã mở một bộ phận riêng chuyên nghiên cứu và giải quyết những căn bệnh truyền nhiễm trên thế giới.
Một vaccine khác đang được BioNTech phát triển nhằm điều trị bệnh lao. Trước cuối năm nay, hãng cùng Pfizer sẽ khởi động thử nghiệm lâm sàng thêm vaccine cúm dùng công nghệ mARN. Sahin khẳng định họ còn nhiều dự án vaccine khác sớm được công bố.
Việc phát triển vaccine chống lại mầm bệnh như vi khuẩn hay ký sinh trùng sẽ phức tạp hơn so với virus. Theo một số thông tin ban đầu, vaccine sốt rét của BioNTech tập trung vào một số phần của ký sinh trùng để ngăn nguy cơ chúng xâm nhập cơ thể. Vaccine đồng thời “lập trình” lại hệ miễn dịch, giúp cơ thể nhận diện và t.iêu d.iệt mầm bệnh.
Lấn sân sang lĩnh vực mới, BioNTech một lần nữa cạnh tranh trực tiếp với Đại học Oxford, đơn vị đã tham gia phát triển thành công vaccine AstraZeneca. Đại học Oxford hồi tháng 4 công bố dữ liệu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu vaccine sốt rét tại Burkina Faso. Họ khẳng định vaccine đạt hiệu quả ngừa bệnh 77% trong nhóm tình nguyện viên gồm 450 t.rẻ e.m. Đây cũng là ứng viên vaccine phòng sốt rét đầu tiên vượt ngưỡng hiệu quả 75% do WHO đề ra.
Cuộc cạnh tranh này về dài hạn sẽ mang lại lợi ích lớn cho châu Phi, khu vực đang nhập khẩu gần 99% vaccine vì không có năng lực tự sản xuất. Mỹ từng đề nghị các công ty dược hàng đầu chia sẻ bản quyền vaccine Covid-19 để tăng sản lượng, nhưng quan điểm này không phù hợp với tầm nhìn của các lãnh đạo doanh nghiệp.
“Miễn phí bản quyền không tạo ra vaccine. Bạn trao công thức cho người khác không giúp họ tạo ra vaccine”, Sahin lập luận.
Nhân viên y tế ở Germinston, Nam Phi được tiêm vaccine Covid-19 vào tháng 5. Ảnh: AFP.
Thay vì chuyển giao bản quyền, BioNTech đặt mục tiêu xây dựng một cơ sở sản xuất vaccine công nghệ mARN tại châu Phi, qua đó giúp giải quyết cả bài toán nguồn cung vaccine Covid-19 đang thiếu hụt nghiêm trọng.
Vấn đề nguồn cung vaccine cho châu Phi đã được tranh luận suốt nhiều tháng qua nhưng không đạt nhiều tiến triển. Các nước giàu trong năm 2020 đã đặt mua phần lớn lượng vaccine trên thị trường. Trong khi đó, Ấn Độ buộc phải hạn chế xuất khẩu vaccine với giá thành hợp lý vì cuộc khủng hoảng Covid-19 trong nước.
Sáng kiến Covax vẫn không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu vaccine của nhiều nước thu nhập thấp và vừa trên khắp thế giới. Chỉ đến vài tháng gần đây, những nước phương Tây như Mỹ và các thành viên EU mới đẩy mạnh quyên tặng vaccine.
Theo các chuyên gia về sản xuất dược phẩm, công nghệ mARN có thể thắp lên hy vọng mới về lâu dài cho những nước thu nhập thấp như tại châu Phi. Vaccine sản xuất theo công nghệ này nhìn chung dễ dàng hơn phương pháp vaccine bất hoạt, vốn đòi hỏi giữ mầm bệnh sống. Bên cạnh đó, vaccine Covid-19 sử dụng công nghệ mARN như Moderna và Pfizer-BioNTech đã chứng minh được hiệu quả cao hơn những vaccine truyền thống trong thời gian qua.
Một số đối tác tiềm năng đang được BioNTech cân nhắc hợp tác bao gồm Nam Phi, Senegal, Ai Cập, Morocco và Tunisia. Họ muốn áp dụng lại chiến lược đã thành công ở châu Âu, thiết lập mạng lưới với hàng chục công ty tham gia để mở rộng quy mô sản xuất vaccine. Trước đó, BioNTech đã tiến sang châu Á với kế hoạch xây dựng trung tâm sản xuất ở Singapore và hợp tác chế tạo vaccine ở Thượng Hải, Trung Quốc.
“Chúng tôi tin rằng việc kết hợp công nghệ mARN và khả năng điều chỉnh hệ miễn dịch một cách chính xác sẽ góp phần tạo ra một loại vaccine sốt rét hiệu quả hơn”, Sahin nhấn mạnh.
Thứ mọc hoang dại, trước cho không ai lấy bỗng được “săn lùng” ráo riết vì tác dụng tuyệt vời
Từ lá sương sâm, người ta có thể chế biến được món thạch sương sâm ngon. Họ thường chọn sương sâm lông bởi thạch khi đông sẽ mịn và ngon hơn sương sâm láng.
Sương sâm (còn được gọi là sương sâm trơn, dây xanh leo, xanh tam, sâm sâm) là loài thân dây, lá trơn nhẵn, leo bám vào các giá đỡ. Chúng thường được người dân trồng bằng hình thức giâm cành hoặc củ mặc dù có thể trồng bằng hạt.
Cây sương sâm có mặt ở khắp Việt Nam và trước đây, loại cây này mọc hoang dại trong rừng, phát triển dựa vào điều kiện tự nhiên. Nay hầu như nhà nào cũng có vài ba dây sương sâm leo bờ rào, vách nhà hoặc có cả một giàn sâm… Chúng có hai loại là sương sâm lá láng (lá trơn nhẵn, không lông) và sương sâm lông (lá và dây có lông tơ mịn).
Sương sâm (còn được gọi là sương sâm trơn, dây xanh leo, xanh tam, sâm sâm) là loài thân dây, lá trơn nhẵn, leo bám vào các giá đỡ.
Sương sâm sau khi trồng từ 5 – 6 tháng là bắt đầu cho thu hoạch lá. Mỗi dây sâm nếu được chăm sóc tốt có thể cho lá từ 6 – 7 năm.
Từ lá sương sâm, người ta có thể chế biến được món thạch sương sâm ngon. Họ thường chọn sương sâm lông bởi thạch khi đông sẽ mịn và ngon hơn sương sâm láng.
Theo đó, khi làm thạch, có thể sương sâm không đông lại được vì nước quá loãng (do bẻ nhiều lá quá non, quá già hoặc do để quá nhiều nước). Ngược lại, nếu đổ ít nước thì khi vò lá, nước sâm bị sệt lại nhanh chóng và đông thành thạch ngay trên rổ lược, không lọt qua ray được.
Ngoài ra, cũng có khi nước sương sâm bị bọt và dù có vớt bỏ lớp bọt bề mặt, thạch sương sâm vẫn không được màu xanh thẫm, dai và sánh như thường lệ mà lại hơi bở, ăn kém ngon. Vì thế người chế biến cần lưu ý khi chế biến món ăn ngon, mát này.
Từ lá sương sâm, người ta có thể chế biến được món thạch sương sâm ngon.
Nếu muốn mua lá sương sâm, bạn có thể tìm tại các chợ truyền thống, siêu thị hoặc trang thương mại điện tử với giá từ 60.000 đồng – 80.000 đồng/ kg.
Bên cạnh việc chế biến thành thạch, nhiều nghiên cứu cho thấy, lá sương sâm có hơn mười loại dinh dưỡng, trong đó, đáng chú ý là chất xơ, can xi, sắt, phốt pho, vitamin A, C… Đặc biệt, uống sương sâm còn làm giảm axit trong cơ thể, giúp hoocmôn insulin hoạt động bình thường và chuyển hóa đường thành năng lượng. Do vậy, sương sâm rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Chúng còn có khả năng điều trị bệnh sốt rét.