Tuyến giáp nằm ở cổ, chịu trách nhiệm sản xuất một số loại hoóc môn quan trọng của cơ thể.
Một số rối loạn có thể khiến tế bào tuyến giáp phát triển bất thường, dẫn đến bướu tuyến giáp.
Tuyến giáp tiết ra một số loại hoóc môn quan trọng như thyroxine và triiodothyronine. Các hóc môn này được phóng thích vào m.áu, giúp tế bào và mô hoạt động khỏe mạnh, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật nếu bướu giáp phát triển lớn khiến bệnh nhân khó thở hoặc khó nuốt. Ảnh SHUTTERSTOCK
Những bất thường đầu tiên sẽ là hình thành các nốt tuyến giáp. Các nốt này là những tổn thương bên trong tuyến giáp. Chúng có thể nhỏ và không gây triệu chứng gì. Tuy nhiên, qua thời gian, một số sẽ phát triển lớn hơn thành bướu giáp và gây triệu chứng.
Bướu tuyến giáp có thể là khối u lành tính nhưng cũng có thể là ung thư. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bướu giáp là lành tính, rất ít ca ung thư. Các nghiên cứu cho thấy chỉ khoảng 15% nốt tuyến giáp là ung thư, theo trung tâm y tế phi lợi nhuận Cleveland Clinic (Mỹ)
Nguy cơ t.ử v.ong vì bướu giáp là thấp nhưng cũng không nên vì thế mà xem thường. Trong hầu hết trường hợp, các triệu chứng của bệnh là tăng tiết mồ hôi, sụt cân không rõ nguyên nhân, mất ngủ và căng thẳng. Bướu giáp có thể phát triển đủ lớn và sờ thấy khi chạm vào.
Nếu không may bướu giáp là ung thư, người bệnh sẽ phát hiện bướu phát triển nhanh, gây khó khăn khi cử động đầu và nuốt thức ăn. Nếu gặp các triệu chứng này thì cần đến bác sĩ kiểm tra ngay lập tức.
Khi điều trị, nếu bướu giáp còn nhỏ thì bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân theo dõi sự phát triển của chúng để đ.ánh giá là lớn nhanh hay chậm. Đồng thời, họ phải lưu ý các triệu chứng bất thường của cơ thể.
Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân siêu âm. Dựa vào kết quả siêu âm, bệnh nhân sẽ biết có cần phải sinh thiết hay không.
Các phương pháp điều trị tùy thuộc bướu giáp là lành tính hay ung thư. Nếu bướu giáp là lành tính và bệnh nhân bị xác định suy giáp thì sẽ dùng liệu pháp hoóc môn tuyến giáp. Ngoài ra, bác sĩ sẽ cân nhắc có cần phẫu thuật hay không, đặc biệt là khi bướu giáp gây khó thở hoặc khó nuốt, theo Healthline.
Vũ khí đ.ánh bay cả cholesterol và đường huyết cao có trong bếp nhà bạn
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tỏi và gừng – có đặc tính chống oxy hóa giúp bảo vệ thành mạch m.áu, giảm huyết áp cao, giảm cholesterol cao và giảm cả mức đường huyết cao.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Anjali Mukerjee, nhà nghiên cứu, nhà dinh dưỡng hàng đầu của Ấn Độ, các thành phần thực vật chống viêm mạnh được tìm thấy trong tỏi và gừng có thể giúp giảm đến 15% cholesterol và triglyceride bằng cách ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol xấu LDL và hạn chế sự hình thành của mảng bám động mạch, theo tờ Indian.
Các nghiên cứu đã chứng mình điều gì?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi và gừng có thể giảm huyết áp cao, cholesterol cao và lượng đường trong m.áu cao, theo chuyên trang sức khỏe của Mỹ Healthline.
Nghiên cứu cho thấy chỉ cần ăn 1 tép tỏi mỗi ngày trong 3 tháng là đủ để giảm tổng lượng cholesterol xuống 9%. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu về tác dụng của tỏi
Nghiên cứu cho thấy chỉ cần ăn 1 tép tỏi mỗi ngày trong 3 tháng là đủ để giảm tổng lượng cholesterol xuống 9%, theo tờ Express.
Một đ.ánh giá về 22 nghiên cứu chất lượng cao cho thấy rằng tiêu thụ bột tỏi làm giảm đáng kể mức cholesterol toàn phần và cholesterol xấu LDL, cũng như lượng đường trong m.áu lúc đói và mức huyết áp.
Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng tỏi giúp giảm huyết áp, lượng đường trong m.áu, cholesterol và ngăn ngừa mảng bám trong động mạch.
Một đ.ánh giá năm 2018 về 33 nghiên cứu cho thấy, viên bổ sung tỏi có hiệu quả hơn trong việc giảm chất béo trung tính, đường huyết lúc đói, cholesterol toàn phần, cholesterol xấu LDL và chỉ số đường huyết HbA1c ở người mắc bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu cho thấy trà gừng có thể làm giảm cholesterol xấu LDL. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu về tác dụng của gừng
Nghiên cứu cho thấy trà gừng có thể làm giảm cholesterol xấu LDL. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2018 cho thấy người bị cholesterol cao, tiêu thụ 5 gram bột gừng mỗi ngày sẽ giảm 17% mức cholesterol xấu LDL, theo Express.
Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường uống 1,2 gram chất bổ sung gừng mỗi ngày trong 90 ngày, đã giảm lượng đường trong m.áu và mức cholesterol toàn phần nhiều hơn, theo Healthline.
Một đ.ánh giá năm 2018 bao gồm 10 nghiên cứu chất lượng cao cho thấy uống viên bổ sung gừng làm tăng cholesterol tốt HDL và giảm chỉ số đường huyết HbA1c.
Để đạt được những lợi ích này, hãy thường xuyên sử dụng gừng, tỏi trong nấu ăn hoặc thêm gừng vào nước ép rau củ, uống trà gừng, chuyên gia Mukerjee khuyên.
Tuy nhiên, nếu muốn uống viên bổ sung tỏi và gừng liều cao, cần phải hỏi ý kiến bác sĩ vì có thể tương tác với thuốc làm loãng m.áu dùng điều trị bệnh tim, theo Healthline.