Chuyên gia: Giờ ăn tốt nhất, giảm cả mức đường huyết và cholesterol cao

Bệnh tim là nguyên nhân số 1 gây t.ử v.ong ở cả phụ nữ và nam giới, cứ 5 ca t.ử v.ong thì có 1 ca là do bệnh tim.

Tuy nhiên, có nhiều cách có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Đặc biệt, giảm một số yếu tố nguy cơ về chuyển hóa tim mạch như đường huyết cao, huyết áp cao và mức cholesterol xấu LDL cao – có thể làm giảm đáng kể nguy cơ bệnh tim.

Và có một cách để cải thiện những chỉ số trên, đó là ăn vào một thời điểm nhất định trong ngày, theo trang tin Best Life.

Vậy ăn giờ nào là lành mạnh nhất?

Như vậy, bên cạnh việc tập thể dục thường xuyên và áp dụng chế độ ăn giàu trái cây, rau, ngũ cốc, chất béo lành mạnh và protein nạc – thì ăn trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày có thể cải thiện lượng đường trong m.áu, huyết áp và cholesterol chỉ sau một thời gian ngắn.

chuyen gia gio an tot nhat giam ca muc duong huyet va cholesterol cao 93c 6734574

Ăn trong một khoảng thời gian nhất định ngày có thể cải thiện lượng đường trong m.áu. ẢNH SHUTTERSTOCK

Theo 2 nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Cell Metabolism, không chỉ những gì ăn vào – mà còn cả việc ăn khi nào và trong khung thời gian bao lâu – cũng quyết định phản ứng của cơ thể.

Hai nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn trong khung thời gian 10 giờ có thể giúp giảm cả lượng đường trong m.áu, huyết áp và mức cholesterol, theo Best Life.

Một trong 2 nghiên cứu tập trung vào 137 nhân viên cứu hỏa làm việc theo ca 24 giờ. Trong 12 tuần, họ đã tuân theo kế hoạch ăn uống hạn chế thời gian chỉ trong 10 giờ, dù lượng thức ăn như bình thường, không hạn chế năng lượng nạp vào.

Cụ thể, họ đã trì hoãn bữa sáng 1 – 2 giờ và đẩy bữa tối sớm hơn 1 – 2 giờ. Nghĩa là nếu ăn sáng lúc 9 giờ sáng thì sẽ ăn tối trước 19 giờ.

Các nhà nghiên cứu còn nhận thấy phương pháp này có thể cải thiện sức khỏe cơ tim – đặc biệt là đối với những người có nguy cơ cao, và cả giảm cân nhiều hơn.

chuyen gia gio an tot nhat giam ca muc duong huyet va cholesterol cao 225 6734574

Ăn trong khung thời gian 10 giờ có thể giúp giảm cả lượng đường trong m.áu, huyết áp và mức cholesterol. . Ảnh SHUTTERSTOCK

Ngoài những lợi ích này, các nhà nghiên cứu nhận thấy không có tác dụng phụ. Mà ngược lại, ở những người này, chất lượng cuộc sống được cải thiện rõ rệt.

Tiến sĩ Courtney Peterson, phó giáo sư khoa học dinh dưỡng tại Đại học Alabama (Mỹ), cho biết: Đồng hồ sinh học làm tốt những việc khác nhau vào những thời điểm khác nhau trong ngày.

Có vẻ như thời gian tốt nhất cho sự trao đổi chất ở hầu hết mọi người là từ 8 – 9 giờ sáng, cô nói thêm, theo Best Life.

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao đáng chú ý ở nhóm người này

Nghiên cứu phát hiện tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao hơn đáng kể ở những người uống thuốc Statin để điều trị mỡ m.áu cao.

Statin đã được sử dụng để điều trị cholesterol cao (mỡ m.áu cao) trong nhiều năm. Và các nhà khoa học cũng đã lo ngại sử dụng loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, theo nhật báo Anh Express.

Một thử nghiệm năm 2008, đã phát hiện những người sử dụng 20 mg loại statin có tên Rosuvastatin mỗi ngày, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn, theo Express.

Sau đó, thêm một nghiên cứu nữa cũng cho kết quả tương tự như nghiên cứu năm 2008.

ty le mac benh tieu duong cao dang chu y o nhom nguoi nay 787 6720242

Statin có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ảnh SHUTTERSTOCK

Cả hai nghiên cứu trên động vật và thử nghiệm lâm sàng trên người đều cho thấy statin có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng cách gây kháng insulin – loại hoóc môn giúp điều chỉnh lượng đường trong m.áu.

Theo tiến sĩ Savitha Subramanian, bác sĩ, phó giáo sư y khoa Đại học Washington (Mỹ), nguy cơ đặc biệt cao ở những bệnh nhân dùng thuốc với “liều lượng từ trung bình đến cao”, ví dụ: trường hợp dùng loại statin tên Atorvastatin liều 40 – 80 mg một ngày, theo Express.

Một nghiên cứu năm 2017 cũng cho thấy sử dụng statin làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường.

Các nhà nghiên cứu kết luận: Trong số người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, những người sử dụng statin có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao hơn đáng kể.

Như vậy, tác hại của statin trong việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đặc biệt lớn ở những nhóm người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao.

Vậy có phải tất cả những người dùng statin sẽ mắc bệnh tiểu đường?

Không. Tiến sĩ Marilyn Tan, bác sĩ, phó giáo sư y khoa tại Trường Y, Đại học Stanford (Mỹ), cho biết không hẳn như vậy, mà còn nhiều yếu tố khác có thể góp phần gây ra bệnh tiểu đường.

ty le mac benh tieu duong cao dang chu y o nhom nguoi nay 3fe 6720242

Nhưng một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tiểu đường vẫn là chế độ ăn uống không lành mạnh và ít vận động. Ảnh SHUTTERSTOCK

Một trong những yếu tố nguy cơ chính là chế độ ăn uống không lành mạnh và ít vận động. Kết hợp của cả hai yếu tố này có thể dẫn đến t.iền tiểu đường.

Chính vì lý do đó mà bệnh tiểu đường loại 2 thường xảy ra ở những người béo phì, thừa cân.

Dịch vụ Y tế Quốc gia khuyên nên kiểm tra cholesterol và huyết áp ít nhất mỗi năm 1 lần.

Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, vì vậy cần phải phát hiện và điều trị sớm huyết áp cao và cholesterol cao.

Cách tốt nhất để giảm nguy cơ biến chứng là kiểm soát lượng đường trong m.áu và kiểm tra bệnh tiểu đường thường xuyên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *