Cấp cứu trẻ sơ sinh non tháng ngưng tim khi mẹ đẻ rơi trong nhà vệ sinh

Ngày 4.11, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba ( Hà Nội) cho biết các bác sĩ (BS) vừa kịp thời cấp cứu, hồi sức thành công một em bé sơ sinh trong tình huống mẹ sinh non, đẻ rơi trong nhà vệ sinh.

cap cuu tre so sinh non thang ngung tim khi me de roi trong nha ve sinh bdc 6730357

Tại thời điểm nhập viện, mẹ của bé (41 t.uổi, ở Hà Nội, thai 31 tuần) sốt nhẹ, mệt mỏi, đau chân, phải có người dìu. Bệnh nhân (BN) cho biết không ho, không khó thở, bụng không đau, không thấy cơn co tử cung. Nghi ngờ BN có sốt vi rút hoặc tình trạng n.hiễm t.rùng nên BS cho BN nằm tại phòng cấp cứu để theo dõi, chỉ định truyền dịch và lấy m.áu làm xét nghiệm chẩn đoán. Khoảng 30 phút sau, BN đi vệ sinh và bất ngờ chuyển dạ, đồng thời sinh luôn em bé.

Kíp trực do TS-BS Trần Thị Nguyệt Nga, Trưởng khoa Nội của bệnh viện, trưởng kíp trực, đã kịp thời đỡ đẻ cho sản phụ, thai ngôi ngược. Khi đỡ ra, trẻ sơ sinh tím tái toàn thân, ngừng tim, không thở. BS đã tiến hành ép tim cho trẻ, đồng thời kẹp dây rốn, ủ ấm, nhanh chóng vận chuyển hai mẹ con về giường cấp cứu. Trẻ tiếp tục được BS hà hơi thổi ngạt miệng, ép tim ngoài lồng ngực, đồng thời nhân viên y tế báo động đỏ nội viện, báo hỗ trợ. Sau đó, trẻ bắt đầu có nhịp thở ngáp, nhịp tim, nhịp tự thở, khóc to và hồng dần toàn thân. Hai mẹ con được hỗ trợ chuyển đến Bệnh viện Phụ sản T.Ư tiếp tục theo dõi. Hiện tại, sức khỏe hai mẹ con ổn định, b.é g.ái chào đời nặng 1.500 gr đã tự thở bình thường.

Về tình huống cấp cứu ngặt nghèo nói trên, BS Nga chia sẻ: “Em bé chào đời trong tình trạng tím tái toàn thân, ngừng tim và nếu chờ có dụng cụ cấp cứu thì có thể sẽ qua mất “giờ vàng” bởi chỉ chậm 1 – 2 phút bé có nguy cơ c.hết não. Trong tình huống đó, tôi quyết định hà hơi thổi ngạt. May mắn em bé sau đó đã tự thở được”.

Trẻ bị táo bón vì sợ… nhà vệ sinh ở trường học

Sợ nhà vệ sinh dơ, không kín đáo, không có nước rửa tay… là một trong những nguyên nhân khiến nhiều học sinh bị táo bón khi được các bác sĩ khám tại bệnh viện.

tre bi tao bon vi so nha ve sinh o truong hoc 3ae 6687118

Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) thăm khám và điều trị bệnh về tiêu hóa cho trẻ – Ảnh: THU HIẾN

Hiện nay, tình trạng táo bón của t.rẻ e.m và người lớn đang gia tăng rất đáng báo động, đặc biệt là ở các khu vực thành thị do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần người bệnh.

Nín nhịn đi vệ sinh vì sợ dơ

Bé V.B. (7 t.uổi, ngụ huyện Củ Chi, TP.HCM) đang nằm điều trị táo bón tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Mẹ bé cho biết thấy con mình có biểu hiện đau bụng quặn lại, chị liền đưa con đến bệnh viện cấp cứu. Qua thăm khám, các bác sĩ kết luận bé bị táo bón nặng, phải nhập viện điều trị.

“Mỗi lần đón con đi học về bé thường ôm bụng chạy nhanh đến nhà vệ sinh, khi tôi hỏi vì sao không đi vệ sinh ở trường, bé nói vì nhà vệ sinh ở trường dơ quá, có mùi nên không dám đi. Mặc dù tôi có dặn bé nhiều lần, nhưng tâm lý của trẻ vẫn sợ bẩn mà không dám đi vệ sinh”, mẹ bé B. cho biết.

Tương tự, chị T. (ngụ TP Thủ Đức) có con đang học cấp I cho biết nhiều lần nghe con đi học về nói nhà vệ sinh không có nước rửa tay và dơ nên cũng rất lo lắng.

“Nhà vệ sinh có rất nhiều vi khuẩn nên con đi rất dễ lây bệnh. Tôi có mua thêm nước sát khuẩn tay, hướng dẫn con dùng. Nhiều lần trong các cuộc họp phụ huynh tôi đã có ý kiến sửa chữa, thậm chí phụ huynh chúng tôi đồng ý đóng t.iền ủng hộ để sửa nhà vệ sinh nhưng mấy năm nay vẫn vậy, không thể thay đổi được. Nhà vệ sinh còn không có cửa, học sinh nữ không dám đi vệ sinh”, chị T. bức xúc.

Bác sĩ Hà Văn Thiệu – quyền trưởng khoa tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng 2 – cho biết tình trạng táo bón ở t.rẻ e.m và người lớn hiện nay đang gia tăng rất báo động. Có đến 90% trẻ nhập viện vì táo bón không phẫu thuật, chỉ cần điều trị bằng thuốc, thay đổi thói quen ăn uống.

Khi thăm khám, đa số các trẻ đều trả lời vì nhà vệ sinh có mùi hôi, không kín đáo, dơ nên nhịn không dám đi vệ sinh, đặc biệt là ở trẻ nữ. Do không dám đi vệ sinh, nhiều trẻ không uống nước dẫn đến phải nín nhịn phát sinh táo bón, nếu không được điều trị kịp thời rất ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ về sau.

Nhiều hậu quả nghiêm trọng

Bác sĩ Thiệu cho biết táo bón là một vấn đề phổ biến ở t.rẻ e.m trên toàn thế giới, tỉ lệ này bắt đầu tăng lên trong năm thứ hai của trẻ. Dấu hiệu để nhận biết trẻ mắc táo bón là đi tiêu dưới 2 lần/tuần, kèm theo các triệu chứng phụ như đi tiêu phân cứng, phân to, són phân, màu sắc nước tiểu đậm…

“Tỉ lệ táo bón ngày càng tăng trong cộng đồng, gia đình, do các thói quen lười vận động, ít uống nước, ăn ít chất xơ…, đối với người lớn do áp lực cuộc sống, tâm lý căng thẳng cũng dẫn đến tăng tỉ lệ táo bón. Táo bón gây ra rất nhiều hệ lụy như bệnh trĩ, nứt h.ậu m.ôn, sa trực tràng, gây tâm lý hay cáu gắt ảnh hưởng đến cuộc sống”, bác sĩ Thiệu cho biết.

Theo bác sĩ Thiệu, nhà vệ sinh ở trường học cần được cải thiện, phải sạch, kín đáo, tạo nơi an toàn cho t.rẻ e.m, trong nhà vệ sinh phải ghi rõ biển báo uống đủ nước và rửa tay sau khi đi vệ sinh. Tại các trường bán trú giáo viên phải nhắc nhở học sinh chủ động đi vệ sinh.

Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, hai thời điểm đi vệ sinh tốt nhất trong ngày là buổi sáng và sau bữa ăn chiều từ 15-20 phút. Ngoài ra, cha mẹ cần phải chú ý cho trẻ uống đủ nước, ăn đủ chất xơ, cải thiện thói quen đi vệ sinh hằng ngày nhằm đảm bảo nhu động ruột hoạt động bình thường và bài tiết phân tốt.

Ông Lê Văn Hiệp – chủ tịch Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam – cho biết hiện nay tại nhiều trường học, nhà vệ sinh còn thiết kế theo tiêu chuẩn cũ do đó còn nhiều bất cập trong vấn đề vệ sinh như: thiết kế thông tầng phía dưới, bó buộc diện tích rất nhỏ hẹp, máng trữ nước tiểu, nước rửa tay chưa phù hợp… Đây là nơi rất dễ lây lan vi khuẩn, có khoảng 500 loại vi khuẩn thường trực nếu gặp điều kiện ẩm thấp, không dọn dẹp sẽ là cơ hội để vi khuẩn lây lan và chỉ tính bằng giây.

“Nhà vệ sinh dơ trẻ sẽ không uống nước, nín nhịn để không đi vệ sinh dẫn đến táo bón, đặc biệt là trẻ nữ. Ngoài ra trẻ còn gặp các mầm bệnh như: tiêu chảy, chân tay miệng… dẫn đến nhập viện gây quá tải cho hệ thống y tế, cha mẹ phải chăm sóc dẫn đến kinh tế giảm sút”, ông Hiệp cho hay.

Theo ông, các hiệp hội, nhà trường, doanh nghiệp cần phải tính toán đến phương án liên kết với nhau để xã hội hóa nhà vệ sinh trường học, đặc biệt là xây dựng nhà vệ sinh theo quy chuẩn mới để trẻ an tâm học tập.

Tư thế ngồi vệ sinh đúng của trẻ ra sao?

Theo bác sĩ Thiệu, điều trị táo bón hiện nay là can thiệp chế độ ăn uống (chất xơ, đủ nước), thay đổi hành vi, điều chỉnh thói quen đi vệ sinh và thuốc nhuận tràng để đảm bảo rằng nhu động ruột hoạt động bình thường và bài tiết phân tốt nhất.

Theo đó, nhà vệ sinh cần có thiết kế phù hợp với độ t.uổi của trẻ, khi ngồi tránh để trẻ ngồi thẳng đứng một góc 90 độ, để trẻ nghiêng về phía trước 35 độ, kê thêm ghế dưới chân để tạo cho trẻ cảm giác an toàn khi đi vệ sinh. Trong quá trình đi vệ sinh không để trẻ sử dụng các thiết bị điện tử.

Bác sĩ Nguyễn Trần Như Thủy – Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cơ sở 3 – cho biết rau củ tươi chứa rất nhiều nước, chất xơ giúp tiêu hóa dễ dàng, hạn chế táo bón. Các loại rau sau đây như: bông cải xanh, giá, mồng tơi, cải bó xôi, xà lách là những loại rau quen thuộc, chứa nhiều vitamin, chất khoáng giúp bảo vệ mắt, bền thành mạch, phòng ngừa ung thư, nhuận tràng giảm táo bón.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *