Sau khi được đưa vào phác đồ điều trị, thuốc Remdesivir sẽ được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam.
Bài Viết Liên Quan
- Muốn trẻ lâu, khỏe mạnh và ngừa ung thư hiệu quả, chị em nên ưu tiên sử dụng 5 thực phẩm “kiềm hóa” rẻ bèo này
- Thêm nhiều ổ dịch tay chân miệng xuất hiện ở Hà Nội
- Cô gái trẻ mang khối u ung thư buồng trứng khổng lồ
Tối 6/8, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, sau khi họp Hội đồng chuyên môn, Bộ Y tế đã quyết định đưa thuốc Remdesivir vào phác đồ điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Khuê cũng cho rằng, Remdesivir là thuốc mới, sử dụng trong hỗ trợ điều trị, không phải thuốc đặc trị nên việc sử dụng phải được bác sĩ chỉ định.
Theo đó, khi sử dụng, liều lượng và cách sử dụng đều phải tuân thủ theo quy định, hướng dẫn của nhà sản xuất và bác sĩ. Mặt khác, trong quá trình điều trị, các cơ sở y tế cũng cần theo dõi chặt chẽ chất lượng, hiệu quả của thuốc.
Vị Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh cũng khẳng định, do Remdesivir đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt điều trị cho bệnh nhân COVID-19 từ ngày 22/10/2020 nên thuốc sẽ không phải thử nghiệm lâm sàng mà được đưa vào điều trị ngay cho người bệnh.
“Toàn bộ lô thuốc kháng virus Remdesivir điều trị COVID-19 về Việt Nam sẽ được chuyển cho các cơ sở y tế ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam sử dụng hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân COVID-19 ở thể trung bình và nặng”, ông Khuê nói.
Trước đó, lô thuốc Remdesivir điều trị COVID-19 đầu tiên do Vingroup nhập khẩu đã về đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM).
Với khả năng rút ngắn thời gian hồi phục và giảm mạnh tỷ lệ t.ử v.ong ở bệnh nhân diễn tiến nặng, Remdesivir đã được 50 quốc gia như Mỹ, EU, Úc, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ… đưa vào phác đồ điều trị từ tháng 5/2020, và là một trong những loại thuốc đặc trị khó tiếp cận hàng đầu thế giới.
12 dấu hiệu cảnh báo cơ thể nhiễm SARS-CoV-2
Ngoài sốt, ho, bệnh nhân Covid-19 có thể có biểu hiện đau đầu, đau họng, rát họng, sổ mũi, một số có thể mất khứu giác, tiêu chảy.
Theo thống kê của Tiểu ban điều trị, Bộ Y tế, trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị khoảng 57% chưa có triệu chứng lâm sàng, gần 30% có triệu chứng lâm sàng nhẹ, khoảng 5% biểu hiện lâm sàng ở mức trung bình, còn lại là các trường hợp nặng, nguy kịch.
Nơi điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Đồng Nai.
Các dấu hiệu, biểu hiện nhiễm SARS-CoV-2 gồm:
– Ho
– Sốt (trên 37,5 độ C)
– Đau đầu
– Đau họng, rát họng
– Sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi
– Khó thở
– Đau ngực, tức ngực
– Đau mỏi người, đau cơ
– Mất vị giác
– Mất khứu giác
– Đau bụng, buồn nôn
– Tiêu chảy
Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính, thời gian ủ bệnh là 2-14 ngày, trung bình 5-7 ngày. Mới đầu, người bệnh có thể thấy sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng. Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn khứu giác hoặc tê lưỡi..
Trong giai đoạn toàn phát và diễn biến, hầu hết các bệnh nhân chỉ bị sốt nhẹ, ho, mệt mỏi và không bị viêm phổi và tự hồi phục sau một tuần. Một số trường hợp có viêm kết mạc, dấu hiệu viêm đỏ đầu ngón chân…
Một số trường hợp có thể viêm phổi, viêm phổi nặng, diễn tiến tới suy hô hấp cấp nặng sốc n.hiễm t.rùng, rối loạn thăng bằng kiềm-toan, rối loạn đông m.áu, trầm cảm, rối loạn tâm lý, suy chức năng các cơ quan dẫn đến t.ử v.ong. T.ử v.ong xảy ra nhiều hơn ở người cao t.uổi, người suy giảm miễn dịch và mắc bệnh mạn tính kèm theo, GS Kính cho biết.
Sau giai đoạn toàn phát 7-10 ngày, nếu không có hội chứng hô hấp cấp tiến triển ARDS, bệnh nhân sẽ hết sốt, các dấu hiệu lâm sàng dần trở lại bình thường và khỏi bệnh.
Ở t.rẻ e.m, đa số trẻ mắc Covid-19 có biểu hiện lâm sàng nhẹ hơn người lớn, hoặc không có triệu chứng. Các dấu hiệu thường gặp ở t.rẻ e.m là sốt và ho, hoặc biểu hiện viêm phổi nặng dẫn tới t.ử v.ong. Tuy nhiên một số trẻ mắc Covid-19 có tổn thương viêm đa cơ quan giống bệnh Kawasaski: sốt; ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc, hoặc phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, chân; suy tuần hoàn; biểu hiện tổn thương chức năng tim và tăng men tim; rối loạn tiêu hóa; rối loạn đông m.áu và tăng các chỉ số viêm cấp.
Các biện pháp theo dõi và điều trị chung
– Nghỉ ngơi tại giường, phòng bệnh cần được đảm báo thông thoáng (mở cửa sổ, không sử dụng điều hòa), có thể sử dụng hệ thống lọc không khí hoặc các biện pháp khử trùng phòng bệnh khác như đèn cực tím (nếu có).
– Vệ sinh mũi họng, có thể giữ ẩm mũi bằng nhỏ dung dịch nước muối sinh lý, súc miệng họng bằng dung dịch vệ sinh miệng họng thông thường.
– Giữ ấm.
– Uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải.
– Đảm bảo dinh dưỡng và nâng cao thể trạng, bổ sung vitamin nếu cần thiết.
– Hạ sốt nếu sốt cao, có thể dùng paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, không quá 60 mg/kg/ngày cho t.rẻ e.m và không quá 2 gam/ngày với người lớn.
– Giảm ho bằng thuốc giảm ho thông thường nếu cần thiết.
– Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu lâm sàng, tiến triển của tổn thương phổi trên phim X-quang và/hoặc CT phổi, đặc biệt trong khoảng ngày thứ 7-10 của bệnh, phát hiện dấu hiệu tiến triển nặng của bệnh như suy hô hấp, suy tuần hoàn để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Một số dấu hiệu cảnh báo tình trạng cấp cứu gồm: rối loạn ý thức; khó thở, thở nhanh> 25 lần/phút hoặc SpO2 120 nhịp/phút; huyết áp tụt, huyết áp tối đa