Bộ Y tế giao các Bệnh viện tuyến TW thiết lập 3.000 giường hồi sức trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Giám đốc các bệnh viện trung ương sẽ làm giám đốc các bệnh viện hồi sức COVID-19 này.
Sáng ngày 29/7, GS.TS Nguyễn Thanh Long – Bộ trưởng Bộ Y tế đã làm việc với Thành uỷ, UBND TP Hồ Chí Minh về công tác phòng chống dịch trên địa bàn.
Bí thư Thành uỷ TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên, Phó Bí thư Thành uỷ Phan Văn Mãi cùng làm việc với Bộ trưởng tại điểm cầu Thành uỷ.
Bài Viết Liên Quan
- Loại quả rẻ t.iền nhưng chứa kho dinh dưỡng, chăm ăn cơ thể nhận vô số lợi ích
- Điều gì xảy ra khi bạn tái sử dụng dầu ăn?
- B.ị h.oại t.ử nặng vì trốn viện về nhà tự đắp thuốc nam chữa rắn cắn
GS.TS Nguyễn Thanh Long – Bộ trưởng Bộ Y tế và Bí thư Thành uỷ TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên chủ trì buổi làm việc tại điểm cầu Thành uỷ TP Hồ Chí Minh.
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cùng các đồng chí trong UBND Thành phố, Giám đốc các Sở, ngành liên quan làm việc tại điểm cầu UBND Thành phố.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay, TP Hồ Chí Minh đang gồng mình hết sức nỗ lực cho cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19. Cả đất nước đều quan tâm đến TP Hồ Chí Minh.
“Đây là trận chiến chống dịch nặng nề nhất, chưa có trong t.iền lệ. Dưới sự chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND và UBND, TP Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt nhất, nâng dần cấp độ để kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch. Theo đ.ánh giá của chúng tôi Thành phố đang đi đúng hướng trong cuộc chiến phòng chống dịch”- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
BV Việt Đức, BV Bạch Mai, BV Trung ương Huế thiết lập 3 trung tâm hồi sức tích cực tại TP Hồ Chí Minh
Tại cuộc làm việc, theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh vấn đề cần quan tâm nhất trong phòng chống dịch COVID-19 của Thành phố tại thời điểm này là làm thế nào để cứu chữa được các trường hợp bệnh nhân nặng, nguy kịch và giảm tỷ lệ t.ử v.ong.
“Để tiếp tục cùng TP Hồ Chí Minh phòng chống dịch COVID-19, ngoài những lực lượng tinh nhuệ đã huy động trước đó, Bộ Y tế tiếp tục điều tất cả các đồng chí lãnh đạo Cục/Vụ liên quan và giám đốc các bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện chuyên khoa tuyến trung ương như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện K, Bệnh viện Phổi TW, Bệnh viện E, Bệnh viện Lão khoa, Bệnh viện Hữu nghị… của Bộ Y tế vào Thành phố để cùng chung sức thiết lập nên hệ thống điều trị, đặc biệt là hệ thống hồi sức tích cực cho bệnh nhân COVID-19″ – Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Đồng thời Bộ trưởng khẳng định: Bộ Y tế giao các Bệnh viện tuyến TW thiết lập 3.000 giường hồi sức trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Giám đốc các bệnh viện trung ương sẽ làm giám đốc các bệnh viện hồi sức COVID-19 này.
Theo đó, ngoài Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP Hồ Chí Minh quy mô 1.000 giường do Bệnh viện Chợ Rẫy chịu trách nhiệm tại Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh cơ sở 2 (bệnh viện này đã đi vào hoạt động và đang tập trung điều trị các bệnh nhân nặng và nguy kịch), Bộ Y tế sẽ cùng với Thành phố thiết lập thêm 3 trung tâm hồi sức tích cực khác để tập trung điều trị bệnh nhân nặng và rất nặng.
GS.TS Nguyễn Thanh Long – Bộ trưởng Bộ Y tế giao các Bệnh viện tuyến TW thiết lập 3.000 giường hồi sức trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Giám đốc các bệnh viện trung ương sẽ làm giám đốc các bệnh viện hồi sức COVID-19 này.
Bộ Y tế giao Giám đốc Bệnh viện Việt Đức Trần Bình Giang kiêm nhiệm Giám đốc Bệnh viện hồi sức COVID-19 của Bộ Y tế trên địa bàn Quận Thủ Đức với quy mô 500 giường. Đồng thời, Bộ Y tế cũng giao Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW hỗ trợ Bệnh viện Việt Đức về điều trị hồi sức bệnh nhân COVID-19 nặng.
Giám đốc Trần Bình Giang cho biết ngay chiều qua đã đưa êkip gây mê hồi sức của Bệnh viện Việt Đức vào TP Hồ Chí Minh, đồng thời chuẩn bị sẵn 30% nhân lực của Bệnh viện để sẵn sàng nhận nhiệm vụ của Bộ Y tế giao thiết lập Trung tâm hồi sức COVID-19 quy mô 500 giường tại TP Hồ Chí Minh.
“Cũng trong hôm qua, tôi đã yêu cầu đội ngũ làm gây mê hồi sức của Bệnh viện Việt Đức tập huấn ngay lại về chuyên môn để sẵn sàng vào TP Hồ Chí Minh là bắt tay vào việc ngay”- GS.TS Trần Bình Giang nói.
Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quang Tuấn sẽ kiêm nhiệm Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực của Bộ Y tế đặt tại Bệnh viện dã chiến số 16 của TP Hồ Chí Minh với quy mô 500 giường. Theo đó, Bệnh viện Bạch Mai sẽ cử các chuyên gia đầu ngành, trong đó có đội ngũ chuyên gia về hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực đã có kinh nghiệm hỗ trợ điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bắc Ninh; Bắc Giang, Hải Dương… vào làm việc tại Bệnh viện hồi sức này. Ngay trong chiều nay, đoàn sẽ lên đường bay vào TP Hồ Chí Minh.
Bệnh viện TW Huế được giao nhiệm vụ thiết lập Trung tâm hồi sức quy mô 500 giường trên cơ sở Bệnh viện dã chiến số 13.
Ngoài ra, Giám đốc các Bệnh viện Phổi TW, Bệnh viện Lão khoa TW, Bệnh viện E và Bệnh viện K được giao nhiệm vụ sẵn sàng chung sức thiết lập thêm một Trung tâm hồi sức tích cực khác khi cần.
Giám đốc các bệnh viện tuyến TW cho rằng tuỳ theo tình hình thực tế có thể điều phối nhân lực phù hợp, đồng thời đề nghị TP Hồ Chí Minh cần lên phương án cụ thể về nhân lực, để các chuyên gia về hồi sức của các bệnh viện do Bộ Y tế điều động vào cùng tập huấn chia sẻ về chuyên môn để bắt tay ngay vào công việc. Về cơ sở vật chất cũng vậy, dựa trên các điều kiện đã có của các bệnh viện thiết lập Bệnh viện hồi sức để thiết lập thêm dần dần đáp ứng công năng điều trị.
“Đội ngũ chuyên môn luôn sẵn sàng nhưng cần thiết nhất phải có trang thiết bị, hậu cần đáp ứng”- GS.TS Trần Bình Giang.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn lưu ý: Thành phố cần thiêt lập một trung tâm điều phối, hỗ trợ các Trung tâm Hồi sức tích cực để mọi hoạt động được nhịp nhàng, hiệu quả trong điều trị bệnh nhân nặng.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn – Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP Hồ Chí Minh cho rằng để các Trung tâm hồi sức tích cực của các bệnh viện tuyến trung ương trên địa bàn TP Hồ Chí Minh hoạt động hiệu quả, Thành phố cần thiêt lập một trung tâm điều phối, hỗ trợ các Trung tâm Hồi sức tích cực để mọi hoạt động được nhịp nhàng, hiệu quả trong điều trị bệnh nhân nặng. Bên cạnh đó TP Hồ Chí Minh cần đảm bảo các công tác hậu cần để các Trung tâm Hồi sức tích cực hoạt động hiệu quả.
Không được phép để thiếu oxy trong công tác điều trị
Một vấn đề được quan tâm tại buổi làm việc là “đảm bảo oxy để điều trị bệnh nhân nặng”, ThS Nguyễn Minh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế Bộ Y tế khẳng định, nguồn cung cấp khí oxy cho điều trị bệnh nhân COVID-19 hiện không thiếu. Vụ đã làm việc với các nhà cung ứng và yêu cầu phải đảm bảo sản xuất, đáp ứng cho nhu cầu phòng chống dịch. Một số đơn vị sản xuất đặc thù cho biết sẽ chuyển đổi công năng để sản xuất oxy, khí nén khi cần.
“Riêng tại TP Hồ Chí Minh hiện có 10 đơn vị đang cung ứng ô xy cho Thành phố. Để thiết lập thêm 3 Trung tâm Hồi sức tích cực theo chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, Vụ đã trao đổi với các nhà cung cấp và chiều hôm nay (29/7) các nhà cung cấp sẽ cùng các chuyên gia của Bộ Y tế và các bệnh viện tuyến trung ương sẽ tiến hành khảo sát và lên phương án triển khai cung ứng”- Vụ trưởng Nguyễn Minh Tuấn thông tin.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị Vụ Trang thiết bị và công trình y tế phải trao đổi lại lần nữa và yêu cầu các nhà cung ứng phải cung cấp đủ oxy cho tất cả các bệnh viện tuyến quận, huyện của thành phố. “Không được phép để thiếu oxy cho công tác điều trị ở Thành phố”- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Về vấn đề cung ứng thuốc đảm bảo cho điều trị, Cục trưởng Cục Quản lý Dược Vũ Tuấn Cường khẳng định đến nay: Việc cung ứng thuốc vấn đảm bảo phục vụ điều trị.
Đối với một số thuốc đặc thù, dịch chuyền, Cục Quản lý Dược đã thông tin, đề nghị các cơ sở điều trị rà soát lại ngay và báo cáo lại Cục Quản lý Dược để Cục điều tiết trong cả nước cho phù hợp, nhằm đảm bảo thuốc cho điều trị.
Về công tác khám chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cho biết có 10 bệnh viện tuyến trung ương đang hỗ trợ TP Hồ Chí Minh chống dịch. Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế, Cục đã yêu cầu các bệnh viện tuyến trung ương khác sẵn sàng hỗ trợ nhân lực, thiết bị cần thiết cho TP Hồ Chí Minh khi có yêu cầu.
Sau 4 ngày, bệnh viện hồi sức 1.000 giường tiếp nhận khoảng 160 bệnh nhân nặng, nguy kịch
Sau 4 ngày đi vào hoạt động, Bệnh viện hồi sức 1.000 giường tiếp nhận khoảng 160 bệnh nhân tiên lượng nặng, trong đó có khoảng 60 tiên lượng nguy kịch đang phải hồi sức thở oxy dòng cao, đặt nội khí quản và một số chạy ECMO…
Bác sĩ Trần Thanh Linh – phó giám đốc Bệnh viện hồi sức 1.000 giường – cho biết với thiết kế quy mô 1.000 giường, bệnh viện hồi sức này sẽ bố trí 100 giường chuyên nhận bệnh nhân nguy kịch và 900 giường còn lại dành cho bệnh nhân hồi sức nặng.
Tính hết ngày 17-7 có khoảng 160 bệnh nhân mắc COVID-19 nặng và nguy kịch chuyển đến bệnh viện điều trị. Trong số này có 60 bệnh nhân tiên lượng nguy kịch, có 50 bệnh nhân phải thở máy, còn lại phải thở oxy dòng cao (HFNC – thiết bị đáp ứng sự hít vào của bệnh nhân), đặt nội khí quản…
Với quy mô 1.000 giường, Bệnh viện hồi sức này sẽ bố trí 100 giường chuyên nhận bệnh nhân nguy kịch và 900 giường còn lại dành cho bệnh nhân hồi sức mức độ nặng – Ảnh: Bộ Y tế cung cấp
Đặc biệt có 1 bệnh nhân phại chạy ECMO (thiết bị tim phổi nhân tạo) và 6 bệnh nhân phải lọc m.áu liên tục. “Có khá nhiều người rất nguy kịch, tiên lượng rất nặng. Tất cả y bác sĩ đang nỗ lực hết mình để cứu sống các bệnh nhân này” –bác sĩ Linh nói.
Còn khoảng 100 bệnh nhân nặng còn lại, theo bác sĩ Linh hiện đang nằm trên các lầu trại và đã có rất nhiều bệnh nhân phải thở oxy mask (mặt nạ), một số phải thở oxy dòng cao. Và trong số này có khoảng 1/3 trong số bệnh nhân đang có nguy cơ sẽ phải chuyển xuống giường chăm sóc dành cho bệnh nhân nguy kịch.
Các bác sĩ đang nỗ lực từng phút để cứu sống bệnh nhân – Ảnh: Bộ Y tế cung cấp
Theo bác sĩ Linh, hiện bệnh viện đã nỗ lực chuẩn bị đầy đủ nhất có thể các thiết bị cần thiết. Tuy nhiên với số ca tăng nhanh, diễn biến nặng lớn sẽ còn 1 số thiếu thốn và tiếp tục được bổ sung trong thời gian tới.
Tính hết ngày 17-7 có khoảng 160 bệnh nhân mắc COVID-19 nặng và nguy kịch chuyển đến bệnh viện điều trị. Các bác sĩ đang nỗ lực từng phút để cứu sống bệnh nhân – Ảnh: Bộ Y tế cung cấp
Huy động lực lượng tinh nhuệ từ khắp cả nước
Bác sĩ Lê Anh Tuấn – phó giám đốc Bệnh viện hồi sức 1.000 giường – cho biết việc đưa bệnh viện đi vào hoạt động mang một ý nghĩa quan trọng, không chỉ danh riêng cho TP.HCM mà là nơi hồi sức cho bệnh nhân toàn khu vực phía Nam.
Để vận hành bệnh viện, bác sĩ Tuấn nói rằng sẽ có tổng cộng 340 bác sĩ, 1.050 điều dưỡng và lực lượng hỗ trợ khoảng 500 nhân viên. Trong đó lực lượng tinh nhuệ nhất được huy động từ 3 bệnh viện gồm: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhân dân Gia định, Bệnh viện Ung bướu.
Ngoài ra sẽ được bổ sung các lực lượng khác đến từ trung ương do Bộ Y tế cử; huy động lực lượng y tế từ các tỉnh bạn và có thể sẽ huy động nhân lực từ các bệnh viện của các tỉnh phía Nam về hỗ trợ.