Bé 7 tháng t.uổi, bị bát nước canh nóng đổ lên người, bỏng nặng vùng ngực, bụng, đùi.
Bài Viết Liên Quan
- Tỷ suất vòng eo và chiều cao – chỉ số mới phản ánh sức khỏe
- Băng vệ sinh bị kẹt ở… “chỗ ấy”, phải làm sao đây?
- Việt Nam có thể kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030?
Các bác sĩ Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng, ngày 6/8, cho biết bé bỏng độ 3, diện tích khoảng 15% cơ thể.
Người nhà cho biết trước đó đã tự sơ cứu cho bé bằng cách để vùng bỏng dưới vòi nước, bôi kem đ.ánh răng và tiết gà vào vết bỏng theo kinh nghiệm dân gian. Bé quấy khóc nhiều, gia đình mới đưa đến Trung tâm Y tế huyện Hà Quảng rồi chuyển bệnh viện tỉnh điều trị. Bé được xử trí chống sốc, giảm đau, sơ cứu bỏng, cần chăm sóc, theo dõi thêm tại bệnh viện.
Bỏng là tai nạn thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là bỏng nước sôi. Trẻ bị bỏng thường chậm hồi phục hơn so với người lớn do lớp da mỏng hơn, sức chịu nhiệt kém nên khi bị, mức độ bỏng sẽ nặng, sâu hơn người lớn, thậm chí gây tổn thương tận cơ, xương, mạch m.áu, thần kinh… Ngoài ra, bỏng ở t.rẻ e.m, dù diện tích nhỏ cũng có thể gây mất muối, nước, huyết tương… dẫn đến tình trạng hoảng loạn, sốc, nhiễm khuẩn, nhiễm độc và t.ử v.ong.
Khi trẻ bị bỏng, gia đình cần loại bỏ ngay tác nhân gây bỏng và đưa trẻ vùng an toàn. Nhanh chóng đưa vết bỏng vào dưới vòi nước hoặc vào chậu nước lạnh và sạch để giảm nhiệt độ bỏng, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm và giảm độ sâu của vết thương, hạn chế tổn thương lan rộng. Nếu không, có thể dội nước mát sạch lên đó vài lần. Lưu ý bảo vệ vết thương để tránh tổn thương và n.hiễm t.rùng thêm bằng cách dùng bằng gạc sạch hoặc vải mỏng băng nhẹ nhàng che phủ vết bỏng, tránh băng quá chặt làm tổn thương tại vết bỏng nặng thêm. Phụ huynh cần liên tục động viên, trấn an trẻ.
Nếu vùng bỏng lớn, không nên cởi bỏ quần áo khiến bị l.ột d.a vùng bỏng mà dùng kéo cắt áo quần ra tách khỏi vết bỏng giảm đau rát, viêm nhiễm. Nhẹ nhàng tháo bỏ các tư trang cá nhân, vòng lắc hoặc đồng hồ, giày dép… trước khi vết bỏng bị sưng nề rồi đưa trẻ nhập viện.
Không bôi bất cứ thuốc hoặc hóa chất nào lên vết bỏng. Không dùng đá để làm mát vết bỏng, làm tế bào co lại khiến vết bỏng lâu khỏi và dễ bị loét hơn.
Gia đình cần thường xuyên để mắt đến trẻ; để những thứ dễ gây bỏng như nước sôi, phích nước, bát canh nóng… xa tầm với của trẻ và ở nơi gọn gàng, tránh để ở lối đi khiến người khác va phải. Khi trẻ đã nhận thức được, phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở trẻ về cách phòng tránh tai nạn bỏng; cách xử trí khi bị bỏng để đảm bảo an toàn.
Nỗ lực cấp cứu em bé bỏng nặng vì nước sôi
Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh cho biết, với sự điều trị tích cực, vết bỏng nặng trên người em C.N.N.K. (18 tháng t.uổi, ngụ Bến Tre) đang được xử lý dần.
Tuy nhiên, do t.uổi K. còn quá nhỏ, phỏng nước sôi độ II, diện tích phỏng 50% nên sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Cháu K được các bác sĩ cứu chữa kịp thời.
Cách đây ít ngày, K. được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, bị phỏng ở mặt, cổ, ngực, bụng, đùi phải, tay phải, rộp da bóng nước, diện tích khoảng 50%.
Cơ thế tím tái, mạch nhẹ, huyết ấp tụt kẹp 70/50mmH. Ngay lập tức bệnh nhân được cấp cứu, hỗ trợ hô hấp, truyền dịch chống sốc và cho thuốc giảm đau, kháng sinh, chăm sóc vết phỏng. Hiện K. vẫn được điều trị hồi sức tích cực.
Mẹ cháu K. cho biết, do vừa đun xong ấm nước sôi, rót ra ca để trên bàn để đi lấy gừng tính bỏ vào nước sôi ngâm. Nhưng sơ ý, cháu K. đến gần bàn, lấy tay lôi ca nước sôi xuống nên nước dội vào người.