Lo lắng dịch bệnh nên nhiều người đổ xô đi mua thuốc corticoid vì tin rằng thuốc này có thể điều trị COVID-19 hiệu quả tại nhà.
Từ lâu nay, các phương tiện truyền thông vẫn cảnh báo về cách hướng dẫn điều trị bệnh qua mạng. Tuy nhiên, vẫn không ít người tin tưởng một cách mù quáng về các cách điều trị vô căn cứ này. Nhiều người phải gánh hậu quả nặng nề từ những sai lầm này, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Bài Viết Liên Quan
- GS dinh dưỡng: Cắt cơm để giảm cân là quá sai lầm, ăn đúng cách mới giảm cân lành mạnh
- Biện pháp phòng ngừa cúm A
- Ai dễ mắc ung thư đại tràng?
Thuốc corticoid.
Những “tín đồ” chữa bệnh truyền miệng
Trong lúc dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều người nghe được các thông tin chưa rõ ràng về cách điều trị bệnh mà đồn thổi, mách nhau mua các loại thuốc có thể phòng và điều trị COVID-19. Hậu quả đã có người ngộ độc thuốc chữa sốt rét Chloroquin suýt nguy hiểm đến tính mạng.
Mới đây, trên mạng xã hội lại đồn thổi về loại thuốc corticoid giá thành rẻ mà dễ mua có thể điều trị COVID-19 hiệu quả. Họ cho rằng loại thuốc này có thể làm giảm các triệu chứng và giảm biến chứng khi mắc COVID-19. Vì thế, nhiều người lại đổ xô mua thuốc corticoid tích trữ tại nhà để tự chữa bệnh.
Bên cạnh đó, câu chuyện về uống một vài loại thuốc dự phòng biến chứng sau khi tiêm vaccine AstraZenaca phòng COVID-19 gần đây cũng được nhiều người mách nhau. Họ lo sợ khi tiêm vaccine sẽ gặp các phản ứng dị ứng, nên rủ nhau uống thuốc chống dị ứng corticoid trước khi tiêm vaccine. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy.
Theo Hội Hen – Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng Việt Nam, việc uống thuốc chống dị ứng corticoid trước tiêm không có tác dụng gì với việc dự phòng phản ứng dị ứng do tiêm vaccine COVID-19. Chưa kể việc uống thuốc chống dị ứng trước tiêm có thể gây ra tác dụng không mong muốn, gây nguy hiểm sức khỏe.
Chỉ sử dụng corticoid sau khi cân nhắc rất kỹ lợi ích/nguy cơ và chỉ sử dụng khi thật cần thiết.
Tác dụng của thuốc corticoid
PGS TS Nguyễn Thị Liên Hương, Trường Đại học Dược Hà Nội cho biết, các thuốc kháng viêm nhóm corticoid (dexamethasone, prednisone, methyl presnisolone, hydrocortisone…) bản chất thuộc nhóm hormone với đặc tính sinh học rất mạnh ở ngay mức liều rất nhỏ và có khả năng tác động đến rất nhiều cơ quan, tổ chức trong cơ thể.
“Thuốc có chỉ định để ức chế rối loạn viêm, chống dị ứng và ức chế hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, chỉ sử dụng sau khi cân nhắc rất kỹ lợi ích/nguy cơ và chỉ sử dụng khi thật cần thiết” , PGS Liên Hương nhấn mạnh.
Theo PGS Liên Hương, người bệnh chỉ dùng khi được kê đơn và phải dùng đúng liều lượng, thời gian do bác sĩ kê, không tự ý mua uống như để điều trị COVID-19. Bởi việc lạm dụng các thuốc này có thể gây ảnh hưởng xấu đến chức năng của hệ miễn dịch, khiến hiệu quả của vaccine hay kháng sinh bị giảm, mất cân bằng nội tiết tố, tăng đường huyết…
Ngoài ra, khi sử dụng corticoid trong thời gian dài có thể gặp các tác dụng phụ nguy hiểm như: Mất ngủ, rối loạn tâm thần, tăng đường m.áu hoặc làm nặng thêm bệnh đái tháo đường, tăng lipid m.áu, tăng nguy cơ n.hiễm t.rùng, khởi phát n.hiễm t.rùng tiềm tàng, gây phù, tăng huyết áp do trữ natri và nước, gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, loãng xương, teo cơ, loạn dưỡng cơ, ban đỏ, teo da, chậm liền sẹo, mụn trứng cá…
Bộ Y tế khuyến cáo sử dụng corticoid toàn thân (tiêm, uống) ở bệnh nhân mắc COVID-19 mức độ vừa nặng hoặc nguy kịch. (Ảnh minh họa)
Corticoid chỉ có tác dụng với bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng
Hiện nay, trên thế giới chưa có thuốc đặc hiệu điều trị COVID-19, mà chủ yếu điều trị triệu chứng, theo dõi sát bệnh nhân, hạn chế để tình trạng từ bệnh nhẹ chuyển thành bệnh nặng.
Trước đó, Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã khuyến cáo, corticoid nên sử dụng cho các bệnh nhân COVID-19 nhập viện, đang điều trị bằng corticoid toàn thân.
Các thuốc này cũng được áp dụng trong phác đồ điều trị COVID-19 tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, người bệnh cần được theo dõi cẩn thận vì thuốc có thể gây các tác dụng phụ nguy hiểm.
Trong Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng virus Corona mới (SARS-CoV-2) của Bộ Y tế, có đề cập đến thuốc corticoid. Trong đó, lưu ý không sử dụng các thuốc corticoid toàn thân thường quy cho viêm đường hô hấp, trừ khi có những chỉ định khác.
Theo đó, Bộ Y tế khuyến cáo sử dụng corticoid toàn thân (tiêm, uống) ở bệnh nhân mắc COVID-19 mức độ vừa nặng hoặc nguy kịch; hội chứng viêm hệ thống ở t.rẻ e.m liên quan tới COVID-19; những trường hợp COVID-19 có bệnh nền cần/đang điều trị bằng corticoid phải tiếp tục điều trị bệnh nền bằng corticoid. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được dùng trong bệnh viện và có sự chỉ định của bác sĩ điều trị.
Theo PGS TS Nguyễn Thị Liên Hương, tùy từng bệnh nhân, tùy từng mức độ bệnh của mỗi người mà có liều lượng cụ thể. Ngoài ra, bệnh nhân cần được theo dõi sát sao các chỉ số về glucose m.áu và các tác dụng bất lợi khác của thuốc trong thời gian sử dụng để được xử lý phù hợp, kịp thời nếu xảy ra.
Những trường hợp COVID-19 có bệnh nền đang điều trị bằng corticoid cần tiếp tục điều trị bệnh nền bằng corticoid toàn thân. Loại corticoid, liều lượng, và cách sử dụng duy trì theo tình trạng bệnh nền đã có.
” Thuốc corticoid chỉ có tác dụng với người mắc COVID-19 có triệu chứng. Việc điều trị phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Những người chưa mắc COVID-19 tuyệt đối không nên mua dự trữ thuốc corticoid, không uống thuốc corticoid để dự phòng mắc COVID-19″ , PGS TS Nguyễn Thị Liên Hương cảnh báo.
Dị ứng hải sản có nên tiêm vaccine Covid-19?
Tôi bị dị ứng khi ăn hải sản như như tôm, cua, mực… thì có nên tiêm vaccine Covid-19 không? (Hà)
Trả lời:
Đối tượng chống chỉ định với vaccine Covid-19 là những người có t.iền sử sốc phản vệ độ hai. Phản vệ độ hai bao gồm các dấu hiệu dị ứng ngoài da như nổi mề đay dày toàn người và kèm theo phù mặt, khó nói, khò khè (do phù thanh quản), khó thở, khó thở cao hơn, có biểu hiện bất thường khác là đau bụng. Cứ phản vệ độ hai, từ hai nhóm triệu chứng trở lên (ngoài các triệu chứng ở da) thì sẽ chống chỉ định tiêm chủng vaccine Covid-19.
Trường hợp của bạn không phải sốc phản vệ độ hai mà chỉ là có t.iền sử dị ứng, cụ thể là dị ứng với một số loại hải sản, thì việc tiêm vaccine Covid-19 có thể cân nhắc, thận trọng và nên tiêm ở bệnh viện để có những xử lý tốt hơn.
Những loại hải sản như tôm, cua, cá, mực… không có trong chất thuộc về vaccine Covid-19 nên bạn không quá lo lắng. Có nhiều người dị ứng hải sản, dị ứng thời tiết hay một số loại thực phẩm khác, tôi khuyên nên tiêm sớm và hầu hết không có trường hợp nào bất thường.
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Quang Thái
Trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương