Thời gian gần đây có một số ý kiến đề xuất việc tiêm dịch vụ vắc xin phòng Covid-19. Bộ Y tế cho biết tạm thời chưa tính tới phương án này, việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 giai đoạn này là miễn phí.
Mới đây, Bệnh viện FV tại TPHCM đề xuất Bộ Y tế cho phép chủ động đàm phán mua vắc xin Covid-19 bằng nguồn tài chính của đơn vị và tổ chức tiêm chủng dịch vụ. Ngoài ra, bệnh viện muốn tham gia chiến dịch tiêm chủng TP đang thực hiện nhưng sẽ được thu phí dịch vụ.
Về vấn đề này, thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết Chủ trương của Bộ Chính trị, của Chính phủ và Thủ tướng là huy động mọi nguồn lực để có thể tìm kiếm và tiếp cận thể tiếp cận nhiều nguồn, mau chóng đưa lượng lớn nhất vắc xin về Việt Nam. Bộ Y tế cũng đã có các văn bản thông báo tới các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu vắc xin trên tinh thần Bộ Y tế sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi khi rõ nguồn vắc xin.
Đối với các vắc xin được WHO, cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép, Bộ Y tế đảm bảo cấp phép trong vòng 5 ngày. Với các vắc xin khác khi chưa được WHO và một số tổ chức thế giới như FDA, cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) công nhận, Bộ Y tế sẽ cố gắng thẩm định và cấp phép trong vòng 10 ngày nếu như đủ tiêu chuẩn.
Bài Viết Liên Quan
- Top 6 loại thực phẩm giúp tăng cường trí nhớ hiệu quả
- Người trẻ và người lớn t.uổi: Ai dễ giảm cân hơn?
- Virus SARS-CoV-2 thay đổi hình dạng để tăng khả năng sống sót
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn (Ảnh: VGP/Quang Hiếu).
Bộ Y tế sẵn sàng giải đáp các thắc mắc cũng như tháo gỡ những khó khăn vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình đàm phán cũng như trong quá trình vận chuyển vắc xin về Việt Nam.
Hiện nay, vắc xin Covid-19 về Việt Nam từ rất nhiều nguồn khác nhau như Covax viện trợ miễn phí 38,9 triệu liều, 30 triệu liều của VNVC đã được Chính phủ mua lại với giá phi lợi nhuận, Bộ Y tế đã ký hợp đồng mua 31 triệu liều của Pfizer, nguồn tài trợ của các đơn vị, Chính phủ các nước…
“Như vậy với những người không quá dư dả điều kiện, thì đã được Đảng, Chính phủ lo miễn phí. Và để tăng nhanh nguồn cung, đa dạng hóa nguồn vắc xin, đa nguồn lực và đỡ cho ngân sách quốc gia, chúng tôi tin rằng chủ chương tiêm dịch vụ cũng hợp lý và Bộ Y tế sẽ đề xuất xem xét ở một thời điểm phù hợp”, thứ trưởng Thuấn chia sẻ.
“Hiện tại nguồn cung vắc xin rất hiếm, đặc biệt là trước tháng 9″, thứ trưởng Thuấn nói.
Chung quan điểm này, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng Bộ Y tế cho biết Việt Nam tạm thời chưa tính đến phương án tiêm vắc xin dịch vụ, vì phải có vắc xin trong khi hiện nay nguồn cung vắc xin đang có khó khăn, đang cần tập trung tiêm cho các đối tượng ưu tiên, nhất là dân vùng dịch. Nguồn vắc xin phòng Covid-19 hiện nay đang được cấp miễn phí, các đơn vị tư nhân có thể tham gia vào chiến dịch tiêm chủng.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng Bộ Y tế.
TS Phu cho rằng vắc xin là miễn phí song các cơ sở y tế tư nhân là các đơn vị làm dịch vụ, cần có t.iền để đầu tư bông băng, cồn, trả lương nhân viên, … để phục vụ việc tiêm chủng. Vì thế, có thể Nhà nước tính toán cách giải quyết như thế nào để họ tham gia vào chiến dịch tiêm chủng nhưng vẫn phải có kinh phí để họ thực hiện.
Tuy nhiên, TS lưu ý là Nhà nước nên có quy định rõ ràng để tránh đơn vị này thu một kiểu đơn vị khác thu một kiểu, mỗi địa phương thu một kiểu…, tránh hiện tượng lợi dụng ảnh hưởng đến người dân. Kinh phí này có thể từ Nhà nước cũng có thể từ xã hội hóa.
Để chấm dứt đại dịch Covid-19, Việt Nam đã khởi động chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 toàn quốc. Bộ Y tế đang tiếp tục tìm kiếm thêm vắc xin từ các nguồn cung ứng trên toàn cầu để đạt mục tiêu 150 triệu liều vắc xin.
Chính phủ đã giao cho Bộ Y tế kết hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông… để mở một chiến dịch tiêm chủng vắc xin lớn chưa từng có từ trước tới nay. Đặc biệt có sự chỉ đạo của chính quyền các cấp trên địa bàn. Tất cả các lực lượng đều vào cuộc để vận chuyển, bảo quản, phân phối vắc xin và tiêm chủng.
Hiện nguồn vắc xin trong tháng 8-9 còn hạn chế, mà tập trung nhiều vào 3 tháng cuối năm.
Dịch Covid-19: Ăn tết 5K
Hạn chế tối đa đi lại và tụ tập, trong trường hợp vẫn phải di chuyển về quê, du lịch cùng gia đình trong dịp tết thì cần tuân thủ các quy tắc phòng dịch Covid-19.
Việc tuân thủ các quy tắc phòng bệnh trong quá trình di chuyển và tiếp xúc hằng ngày là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng – ẢNH: PHẠM HỮU
Chia sẻ về vấn đề đảm bảo an toàn trong dịp tết trong tình hình dịch Covid-19 bùng phát, thạc sĩ, bác sĩ CK2 Nguyễn Trần Nam, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM), cho biết người trẻ, các em học sinh và người dân trước hết phải tuân thủ các quy tắc phòng dịch Covid-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Đặc biệt, với đợt dịch này, bác sĩ Nam cho biết mọi người không được chủ quan vì khả năng lây lan nhanh chóng so với các chủng vi rút trước đây.
Về quy tắc phòng dịch Covid-19, theo bác sĩ Nam, mọi người đã được phổ biến các quy tắc ngay từ khi có dịch, trong đó có quy tắc 5K (khẩu trang – khử khuẩn – không tụ tập – khoảng cách – khai báo y tế). Nhưng quan trọng nhất là 2K đầu gồm khẩu trang và khử khuẩn. Việc khai báo y tế trong thời gian này cũng rất quan trọng, vì gần tết, nhiều người không muốn đón tết trong khu cách ly nên thường trốn tránh.
Tuy nhiên, trước mắt, mọi người nên hạn chế đi lại tránh tụ tập ở những nơi đông người trong thời gian này. Trường hợp nào nếu không cần thiết thì chúng ta có thể hoãn lại chuyến đi, hoặc nếu phải đi thì ưu tiên phương tiện cá nhân, còn đi các phương tiện đông người thì tuyệt đối phải tuân thủ các quy tắc phòng dịch Covid-19 nhất là luôn luôn đeo khẩu trang đúng cách.
“Hiện tại Bộ Y tế đã công bố 2 ổ dịch, các trường hợp dương tính ở các tỉnh khác cũng được thông tin rộng rãi, do vậy gia đình cần xem lại lộ trình của mình đi qua những vùng đang có dịch Covid-19 hay không. Nếu có thì nên thay đổi lại lịch trình để tránh nguy cơ tiếp xúc với những người có nguy cơ mang bệnh hay đi vào vùng dịch. Khi tiếp xúc với người thân trong gia đình cũng nên giữ khoảng cách cần thiết.
Đường hoa Nguyễn Huệ dần thành hình, chuẩn bị đón khách du xuân giữa Covid-19
Với những gia đình có con nhỏ cũng cần đeo khẩu trang, hướng dẫn con rửa tay thường xuyên. “Đối với t.rẻ e.m, có những nghiên cứu cho thấy khả năng mắc không thua người lớn nhưng tỷ lệ diễn biến nặng lại thấp hơn. Chính vì điều này t.rẻ e.m có thể trở thành nguồn lây cho người lớn vì khó nhận biết được bệnh nên càng không được chủ quan. Còn với những em bé còn nhỏ, chưa chịu đeo khẩu trang thì nên hạn chế tối đa ra khỏi nhà”, thạc sĩ Nguyễn Trần Nam nói thêm.
Tương tự, theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, ngoài việc tuân thủ các quy tắc phòng dịch Covid-19 thì các em cũng cần chế độ ăn ngủ, tăng cường thể dục thể thao hợp lý để cơ thể có sức đề kháng tốt nhất.
“Các chuyến bay trong nước thường ngắn, nguy cơ không cao nếu chúng ta tuân thủ được nguyên tắc phòng dịch Covid-19 luôn luôn đeo khẩu trang và khử khuẩn tay sạch sẽ. Chúng ta chỉ tháo khẩu trang khi ăn uống, do vậy, nếu được thì nên ăn uống đầy đủ trước khi lên máy bay, không nên tháo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển và giữ khoảng cách ở sân bay. Còn ở những nơi khác nên tuyệt đối chủ động tuân thủ quy tắc phòng bệnh 5K”, bác sĩ Khanh nói thêm.