Các loại thuốc nên và không nên dùng khi tiêm vaccine Covid-19

Theo TS.DS Phạm Đức Hùng, trước khi tiêm chủng, bạn nên khai báo các loại thuốc đang sử dụng với nhân viên y tế để đảm bảo hiệu quả và tránh phản ứng không mong muốn.

Hiệu quả vaccine phụ thuộc vào mức độ phản ứng của hệ thống miễn dịch. Do vậy, bạn cần nắm rõ việc sử dụng các loại thuốc trước và sau khi tiêm để đảm bảo vaccine đem lại hiệu quả tốt nhất.

Các loại thuốc có thể sử dụng

Thuốc giảm đau, hạ sốt như Paracetamol (Efferalgan, Panadol, Hapacol, Tylenol…), Ibuprofen (Advil, Brufen), Aspirin…, có thể sử dụng để giảm các triệu chứng sau khi tiêm phòng vì phản ứng miễn dịch đang bắt đầu.

Thuốc kháng sinh không có ảnh hưởng hoặc tương tác với vaccine Covid-19. Vì vậy khi được chỉ định, bạn có thể dùng kháng sinh bất cứ lúc nào.

Bài Viết Liên Quan

cac loai thuoc nen va khong nen dung khi tiem vaccine covid 19 dfa 5934316

Thuốc giảm đau, hạ sốt như Paracetamol có thể sử dụng để giảm các triệu chứng sau khi tiêm phòng. Ảnh: Netnoticias.

Thuốc trị cao huyết áp (Losartan, Valsartan, Amlodipine…), trị các bệnh về tim, tiểu đường (Metformin) , mỡ m.áu (Atorvastatin), hen suyễn, bệnh về phổi hoặc bệnh mạn tính khác vẫn cần được duy trì sử dụng trước và sau khi tiêm phòng. Vaccine Covid-19 chỉ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, không tác động đến hiệu quả các loại thuốc dùng trong kiểm soát bệnh mạn tính. Do đó, bạn không nên ngừng đột ngột vì lo sợ sẽ có phản ứng không tốt với vaccine.

Thuốc chống đông m.áu (warfarin), thuốc chống kết tập tiểu cầu (clopidogrel) cũng an toàn với vaccine. Tuy nhiên, người được tiêm chủng nên khai báo với nhân viên y tế. Bởi sau khi tiêm, m.áu có thể ngừng chảy lâu hơn. Hai loại thuốc này có thể gây ra bầm tím nhiều hơn xung quanh vết tiêm.

Các loại thuốc không nên sử dụng

Thuốc ức chế miễn dịch: Nhóm Corticosteroid được sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt là trong thời điểm dịch bùng phát hiện nay (Methylprednisolone, Prednisolone, Prednisone, Dexamethasone…).

Ngoài ra, còn có các hoạt chất như Tofacitinib, Methotrexate, Azathioprin, Cyclophosphamid, Daclizumab, Basiliximab, Cyclosporin, Tacrolimus, Sirolimus…

Các thuốc trên có tác dụng ức chế miễn dịch, dùng để điều trị bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, bệnh nội tiết, ung thư…

Vaccine hoạt động bằng cách “dạy” cho hệ thống miễn dịch nhận ra mối đe dọa cụ thể. Cơ thể phản ứng lại nếu nó gặp mối đe dọa đó một lần nữa. Nhóm thuốc này ức chế khả năng đó, khiến cho hiệu quả của các loại vaccine (không chỉ vaccine ngừa Covid-19) bị giảm và làm chậm tốc độ tạo ra kháng thể.

cac loai thuoc nen va khong nen dung khi tiem vaccine covid 19 d5c 5934316

Dược sĩ Trần Thị Quốc Tuyến. Ảnh: DSCC

Vì vậy, bạn nên ngừng thuốc trong vòng 14 ngày trước và sau khi tiêm vaccine. Những người cần phải duy trì thuốc để điều trị các bệnh mạn tính hoặc trong vài trường hợp khẩn cấp nên tham vấn ý kiến bác sĩ để đ.ánh giá mức độ rủi ro và lợi ích khi tiêm.

Thuốc giảm đau, hạ sốt được khuyến cáo dùng sau khi tiêm. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng trước khi tiêm với mục đích phòng tác dụng phụ của vaccine vì nguy cơ ảnh hưởng đến hiệu quả tạo kháng thể chống lại virus. Nếu thuốc cần được duy trì sử dụng, bạn vẫn có thể dùng trước khi tiêm vaccine khi đã tham khảo đầy đủ ý kiến bác sĩ.

Nhóm thuốc kháng Histamin dùng trước khi tiêm chủng nhằm phòng ngừa phản ứng dị ứng cũng không được khuyến cáo sử dụng.

Các loại vaccine khác: Hiện vẫn chưa có nhiều thông tin liên quan tính an toàn và hiệu quả của vaccine Covid-19 khi được sử dụng cùng với các loại vaccine khác. Vì vậy, việc tiêm phòng các loại vaccine nên cách nhau ít nhất 14 ngày là cần thiết để đảm bảo hiệu quả và tránh phản ứng không mong muốn.

Bài viết do TS.DS Phạm Đức Hùng (từng thực tập ở Đại học Harvard, Mỹ; tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Leuven, Vương quốc Bỉ) và Dược sĩ Trần Thị Quốc Tuyến (Hành nghề tại Hungary) cung cấp thông tin.

Chẩn đoán và xử lý kịp thời khi bị sốt phát ban do bệnh Rubella

Trong các triệu chứng của bệnh Rubella, sốt phát ban là biểu hiện rất phổ biến và thường gặp hàng đầu. Do đó khi nghi ngờ sốt phát ban do bệnh Rubella gây nên, bệnh nhân cần thăm khám ngay để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

chan doan va xu ly kip thoi khi bi sot phat ban do benh rubella 1d8 5729447

Bệnh Rubella là căn bệnh truyền nhiễm tương đối phổ biến, có thể gặp ở nhiều lứa t.uổi khác nhau. Khi mắc bệnh bệnh nhân có thể có nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó sốt phát ban do bệnh Rubella là một trong các biểu hiện thường gặp nhất của bệnh.

Vậy sốt phát ban do bệnh Rubella có đặc điểm như thế nào và nên xử lý như thế nào khi có sốt phát ban xảy ra?

1. Đặc điểm sốt phát ban do bệnh Rubella

Như đã nói, sốt phát ban là biểu hiện thường gặp nhất khi mắc bệnh Rubella. Tình trạng sốt phát ban thường sẽ bắt đầu sau thời gian diễn ra giai đoạn của bệnh (từ 12-23 ngày kể từ khi mầm bệnh xâm nhập cơ thể).

Khi bước vào giai đoạn phát bệnh, bệnh nhân thường sẽ bắt đầu biểu hiện bằng tình trạng sốt. Sốt do bệnh Rubella gây nên thường là sốt ở mức độ nhẹ. Thời gian sốt thông thường sẽ kéo dài trong khoảng 1-4 ngày. Sau đó, bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện phát ban trên da.

Các ban trên da do bệnh Rubella thường sẽ xuất hiện đầu tiên ở khu vực trán và mặt của bệnh nhân, sau đó phát ban lan ra thân mình và các phần còn lại của cơ thể. Tuy nhiên, cũng có không ít các trường hợp ban mọc không theo quy luật như trên. Khi bắt đầu có phát ban thì sốt do bệnh Rubella cũng bắt đầu giảm dần.

Do có hình thái tương tự với phát ban trong bệnh sởi, nên đôi khi rất dễ gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, phát ban do bệnh Rubella có đặc điểm là các ban thường ở dạng sẩn nhỏ và có màu sắc sáng hơn so với phát ban trong bệnh sởi.

Phát ban do bệnh Rubella thường sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ 1- 5 ngày sau khi xuất hiện, nhưng phổ biến nhất là tồn tại trong khoảng thời gian 3 ngày. Sau đó ban biến mất, khi ban lặn không để lại vết thâm.

chan doan va xu ly kip thoi khi bi sot phat ban do benh rubella 93b 5729447

Sốt phát ban do bệnh Rubella là triệu chứng rất thường gặp khi mắc bệnh (Ảnh: Internet)

Cùng với sốt phát ban do bệnh Rubella, bệnh còn có thể biểu hiện bằng nhiều triệu chứng khác như sưng hạch, lách to hay đau khớp,…

2. Cần làm gì khi bị sốt phát ban do bệnh Rubella

Do bệnh Rubella chưa có thuốc đặc trị, do đó tất cả các điều trị áp dụng cho bệnh nhân đều là các biện pháp điều trị triệu chứng, trong đó có điều trị sốt phát ban do bệnh Rubella. Điều trị sốt phát ban do bệnh Rubella gồm các nội dung cơ bản như sau:

– Hạ sốt:

Để hạ sốt cho bệnh nhân sốt phát ban do bệnh Rubella. người bệnh có thể sử dụng phương pháp hạ sốt không dùng thuốc (cởi bỏ quần áo, nằm nơi thoáng mát, lau mát,…) hoặc sử dụng thuốc hạ sốt nếu sốt cao trên 38,5 độ C.

Thuốc được khuyến cáo sử dụng để hạ sốt khi bệnh nhân sốt phát ban do bệnh Rubella là paracetamol, tuy nhiên nếu bệnh nhân đáp ứng kém thì có thể sử dụng phối hợp hoặc chuyển đổi thành ibuprofen.

Lưu ý, nếu bệnh xảy ra ở phụ nữ mang thai thì chỉ nên sử dụng paracetamol để hạ sốt, không sử dụng paracetamol bởi gia tăng nguy cơ sảy thai và dị tật thai nhi.

Sử dụng thuốc còn cần biết Những lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt paracetamol.

– Phát ban:

Khi có biểu hiện phát ban ngoài da, bệnh nhân cần phải được giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh cào gãi và không đắp bất kỳ gì lên vị trí phát ban để tránh nguy cơ bị bội nhiễm. Đồng thời, bệnh nhân bị sốt phát ban do bệnh Rubella cũng không nên tiếp xúc gió lạnh, rất dễ làm bệnh nặng thêm,…

Sốt phát ban còn được biết đến là một trong các biểu hiện phổ biến của bệnh Rubella. Do đó, khi có biểu hiện nghi ngờ sốt phát ban do bệnh Rubella, hãy đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời bằng các biện pháp thích hợp giúp bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *