Vụ Tổ chức Cán bộ (Bộ Y tế) yêu cầu Cục Quản lý y dược cổ truyền kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm vụ công văn liên quan đến thuốc đông y hỗ trợ điều trị Covid-19 bị thu hồi sau 2 ngày ban hành.
Một lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ cho biết, Vụ đã có văn bản yêu cầu Cục Quản lý y dược cổ truyền nghiêm túc, khẩn trương kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân xung quanh vụ trình lãnh đạo Bộ ký ban hành công văn 5944 và phải rút 2 ngày sau khi ban hành. Công văn 5944 đã gây ảnh hưởng không tốt đến dư luận xã hội và ảnh hưởng đến uy tín của ngành.
Bài Viết Liên Quan
- Nguy cơ tổn thương gan do tùy tiện dùng thuốc hạ sốt, giảm đau
- 7 nhóm người không nên uống cà phê
- Rửa tay bằng xà phòng là cách phòng bệnh n.hiễm t.rùng hiệu quả
Hình minh họa.
Vụ Tổ chức cán bộ cũng yêu cầu Cục có báo cáo trước ngày 3/8.
Trước đó, ngày 24/7, Bộ Y tế có công văn 5944/BYT-YDCT về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh Covid-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu.
Trong đó có một phần nội dung về việc Sở Y tế các tỉnh, thành căn cứ thuốc cổ truyền, các sản phẩm chế biến, bào chế từ dược liệu ban hành kèm công văn này để tham khảo lựa chọn mua sắm, đấu thầu, tiếp nhận từ các tổ chức, cá nhân ủng hộ cho các cơ sở khám, chữa bệnh để hỗ trợ cho các người bệnh nhiễm virus SARS-CoV-2, đội ngũ y, bác sĩ tuyến đầu và đối tượng cách ly (F1) phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương.
Công văn này có đính kèm danh mục 12 loại thuốc cổ truyền phòng và hỗ trợ điều trị Covid-19 (được ban hành kèm theo công văn) như một số loại sirô, Ngọc bình phong gia Xuyên tâm liên, viên nang Kovir, Hoạt huyết Nhất Nhất…
Sáng 26/7, Bộ Y tế đã thu hồi lại công văn nêu trên khi vấp phải phản ứng của dư luận.
PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế) cũng thừa nhận có sơ suất trong quá trình soạn thảo, tham mưu trình Lãnh đạo Bộ ban hành, dẫn đến một số nội dung chưa phù hợp, chưa đầy đủ, chưa rõ ràng.
Vì sao Bộ Y tế thu hồi công văn liên quan thuốc đông y hỗ trợ Covid-19?
Theo Bộ Y tế, một số nội dung trong công văn trước đó “chưa phù hợp, chưa đầy đủ, chưa rõ ràng”.
Đồng thời, khuyến cáo người dân không tự ý mua, tích trữ các sản phẩm này.
Trước đó, ngày 24/7, Bộ Y tế có công văn 5944/BYT-YDCT về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh Covid-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu.
Trong đó có một phần nội dung về việc Sở Y tế các tỉnh, thành căn cứ thuốc cổ truyền, các sản phẩm chế biến, bào chế từ dược liệu ban hành kèm công văn này để tham khảo lựa chọn mua sắm, đấu thầu, tiếp nhận từ các tổ chức, cá nhân ủng hộ cho các cơ sở khám, chữa bệnh để hỗ trợ cho các người bệnh nhiễm virus SARS-CoV-2, đội ngũ y, bác sĩ tuyến đầu và đối tượng cách ly (F1) phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương.
Ảnh minh họa.
Công văn này có đính kèm danh mục 12 loại thuốc cổ truyền phòng và hỗ trợ điều trị Covid-19 (được ban hành kèm theo công văn) như một số loại sirô, Ngọc bình phong gia Xuyên tâm liên, viên nang Kovir, Hoạt huyết Nhất Nhất…
Sáng 26/7, Bộ Y tế đã thu hồi lại công văn nêu trên khi vấp phải phản ứng của dư luận. Thực tế, có tình trạng người dân đi tìm mua tích trữ 12 loại thuốc trên, đặc biệt là có hiện tượng tăng giá.
Đáng chú ý, trong số 12 loại thuốc trên thì thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kovir của Công ty Cổ phần Sao Thái Dương từng bị Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) lên tiếng cảnh báo vì đưa thông tin quảng cáo không chính xác.
Thời điểm tháng 9/2020, một số phương tiện thông tin đại chúng và trang mạng xã hội có đưa thông tin sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kovir của Công ty Cổ phần Sao Thái Dương có thể làm người tiêu dùng hiểu lầm sản phẩm trên có công dụng hỗ trợ điều trị Covid-19. Cục An toàn Thực phẩm lên tiếng cảnh báo, cho biết các thông tin trên là không chính xác.
Thông báo của Cục An toàn thực phẩm về thông tin sản phẩm Kovir hỗ trợ điều trị Covid-19.
Trên trang web của Cục An toàn thực phẩm, Cục khẳng định: “Trong thời gian vừa qua trên một số phương tiện thông tin đại chúng và trang mạng xã hội có đưa thông tin sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kovir của Công ty Cổ phần Sao Thái Dương có thể làm người tiêu dùng hiểu lầm sản phẩm trên có công dụng: hiệu quả cao đối với các bệnh Virus từ sau lần uống đầu tiên; hỗ trợ điều trị Covid-19. Cục An toàn thực phẩm khẳng định thông tin như vậy là không chính xác, không có loại thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe nào có công dụng dự phòng, điều trị hoặc hỗ trợ điều trị Covid -19.
Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ ngành để xác minh, xử lý theo quy định”.
“Có sơ suất trong quá trình soạn thảo văn bản”
PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết: “Sau khi công văn số 5944/BYT-YHCT được ban hành, chúng tôi đã nhận được một số thông tin phản ánh về một số nội dung chưa phù hợp, gây hiểu nhầm, có nguy cơ tích trữ, nâng giá bán làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch và tâm lý người dân”, PGS Thịnh nói.
Sau khi rà soát lại các nội dung, ông thừa nhận đây là sơ suất trong quá trình soạn thảo, tham mưu trình Lãnh đạo Bộ ban hành, dẫn đến một số nội dung chưa phù hợp, chưa đầy đủ, chưa rõ ràng.
Lãnh đạo Bộ Y tế cũng giao Cục Quản lý Y Dược cổ truyền khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục rà soát để có hướng dẫn phù hợp nhằm bảo đảm huy động được mọi nguồn lực cho công tác phòng chống dịch.
PGS Thịnh cũng khuyến cáo người dân không tự tìm mua các sản phẩm dù là thuốc nói chung hay kể cả sản phẩm y học cổ truyền vì những sản phẩm này đều phải sử dụng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Chuyên gia Đông y: Danh mục 12 loại thuốc này không có tác dụng hỗ trợ điều trị Covid-19
Bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết, danh mục 12 loại thuốc này không có tác dụng hỗ trợ điều trị Covid-19 chứ chưa nói đến việc chữa Covid-19. Trong số này có nhiều loại là thực phẩm chức năng.
Theo ông, trong bệnh Covid-19, virus tấn công vào phổi. Vì thế, nguyên tắc lựa chọn thuốc đông y là chọn loại dược liệu có thể tấn công vào phổi. Điều này không hề đơn giản, vì để chữa được phổi phải chọn thuốc vừa cay vừa nóng lại vừa đắng, trong khi thường thuốc đã cay và nóng thì không thể đắng.
Theo BS Hướng, viêm họng, viêm phế quản khác với viêm phổi. Bệnh Covid-19 làm chức năng phổi suy yếu, làm tổn thương phế nang trong phổi chứ không phải họng và phế quản.
12 loại trên chỉ có tác dụng để những trường hợp viêm họng sơ sơ như do thay đổi thời tiết, không phải để chữa phổi. Chẳng hạn, hạnh tô để chữa ho nhiệt, ngân kiều để chữa ho hàn…, hay như Hoạt huyết nhất là thực phẩm chức năng, không phải là thuốc để chữa viêm họng, chữa phổi, chữa Covid-19.
“Vì thế, người dân cần lưu ý không mua về tích trữ các sản phẩm trên. Nếu mắc bệnh thì cần đến cơ sở y tế để được điều trị, không tự ý chữa”, BS Hướng nhấn mạnh.