Giấc ngủ là một thành phần quan trọng của một cuộc sống lành mạnh.
Bài Viết Liên Quan
- Hỏng thận vì không điều trị sỏi niệu quản kịp thời
- Cách điều trị đau khớp khuỷu tay
- Sáng ngủ dậy làm những việc này, cả đời không lo ốm
Tư thế ngủ cuộn tròn cũng khá phổ biến. Ảnh SHUTTERSTOCK
Lịch trình ngủ không lành mạnh hoặc ngủ không đủ giấc có liên quan đến các tình trạng sức khỏe khác nhau, từ bệnh tim, huyết áp cao, suy yếu khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng nhận thức, đến ham muốn t.ình d.ục thấp…
Có nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn, trong đó có lối sống và chế độ ăn uống của bạn.
Nhưng bạn có biết tư thế ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn và nhiều hơn thế nữa?
Dưới đây là 3 tư thế ngủ phổ biến nhất và chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào.
1. Nằm sấp
Nằm sấp vẫn là một trong những tư thế ngủ phổ biến nhất. Tư thế này hơi khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ theo nhiều cách khác nhau.
Bạn có thể kiểm soát vấn đề ngáy ngủ bằng cách nằm sấp khi ngủ. Những người bị chứng ngưng thở khi ngủ cũng được hưởng lợi khi ngủ ở tư thế này, theo Times of India.
Tuy nhiên, tư thế này cũng có thể dẫn đến đau cổ và lưng. Mặc dù vấn đề đau lưng có thể được giải quyết bằng cách kê một chiếc gối dưới bụng dưới.
2. Nằm ngửa
Nằm ngửa. Ảnh SHUTTERTOCK
Tư thế này có thể cải thiện sự liên kết của cơ thể và giữ cho cột sống, khớp và cơ khỏe mạnh.
Những người bị ngưng thở khi ngủ, đau lưng và ngủ ngáy có thể tìm thấy sự thoải mái ở tư thế này. Nó cũng giúp giảm đau đầu gối và hông.
3. Tư thế thai nhi
Tư thế cuộn tròn thường phổ biến ở t.rẻ e.m và người già. Tư thế này có thể giúp giảm đau lưng. Phụ nữ mang thai có thể hưởng lợi từ tư thế này và vấn đề ngủ ngáy cũng thuyên giảm.
Đôi khi, tư thế thai nhi không thoải mái có thể dẫn đến đau nhức cơ thể và hạn chế hô hấp, theo Times of India.
Tư thế ngủ thoải mái nhất khi mang thai những tháng cuối không chỉ là nằm nghiêng trái như mẹ bầu vẫn nghĩ
Đọc xong bài viết này, mẹ bầu sẽ biết tư thế ngủ thoải mái nhất khi mang thai là gì.
Những vấn đề về giấc ngủ mẹ bầu thường gặp khi mang thai
Đi tiểu thường xuyên và ngủ không ngon giấc
Trong thai kỳ, mẹ bầu bị ảnh hưởng bởi progesterone tăng cao và sẽ đi tiểu thường xuyên hơn. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố cũng có thể khiến bàng quang trở nên lỏng lẻo, cùng với kích thước bàng quang ngày càng lớn, những yếu tố này kết hợp dẫn đến tình trạng mẹ bầu đi tiểu nhiều lần, cứ sau 1 đến 2 tiếng lại phải dậy đi tiểu và rất khó ngủ.
Khó chịu đường tiêu hóa
Từ khi bắt đầu mang thai đến trước khi sinh, tử cung của các mẹ bầu tăng gần 20 lần so với bình thường. Thai nhi ngày càng lớn thì càng chèn ép các cơ quan khác trong cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa dẫn đến những khó chịu cho mẹ bầu, nhất là vào ban đêm.
Ngứa khắp người
Sau khi mang thai, tuần hoàn m.áu trong cơ thể mẹ tăng lên khoảng 40%, chuyển hóa cơ bản và nhịp tim cũng sẽ tăng lên. Điều này khiến mẹ bầu sinh nhiệt cơ thể nhiều hơn khiến da dễ bị khô ngứa, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Tư thế ngủ thoải mái nhất khi mang thai là gì?
Tam cá nguyệt thứ nhất: Trong 12 tuần đầu của thai kỳ, thai nhi vẫn còn khá nhỏ, bụng của mẹ bầu vẫn chưa lộ rõ nên mẹ có thể ngủ gần như ở mọi tư thế mẹ cảm thấy thoải mái nhất.
Tam cá nguyệt thứ hai: Nếu nằm thẳng trong giai đoạn này, một số mẹ bầu có thể nhận thấy thai nhi cử động tăng lên, giống như đang “phản kháng” . Trong trường hợp này, các mẹ nên chọn nằm nghiêng , có thể là nghiêng trái hoặc nghiêng phải.
Tam cá nguyệt thứ ba : Thai nhi lúc này đã khá lớn. Nếu mẹ nằm thẳng có thể ép lên tĩnh mạch chủ và ảnh hưởng đến lưu thông m.áu đến thai nhi. Do đó mẹ nên chọn tư thế nằm nghiêng, bên trái hay bên phải tùy mẹ miễn sao cảm thấy dễ chịu nhất.
Nhiều mẹ bầu khăng khăng phải nằm nghiêng trái vì cho rằng như vậy sẽ tốt nhất cho thai nhi. Nhưng nằm mãi ở tư thế này sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi, căng thẳng. Mẹ có thể thay đổi trái – phải theo từng thời điểm để cảm thấy thoải mái hơn. Mẹ có dễ chịu thì thai nhi mới thấy thoải mái.
Ngoài tư thế ngủ, mẹ bầu cũng có thể thử một số cách hỗ trợ để giúp mình có giấc ngủ ngon hơn trong thai kỳ. Ví dụ như mẹ có thể tập thiền, yoga kết hợp chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Trước khi đi ngủ, mẹ cũng có thể ngâm chân nước ấm, massage nhẹ nhàng các cơ bắp để đỡ nhức mỏi và giúp có giấc ngủ ngon hơn.